Ra đời từ năm 1944, khẩu súng máy RPD vốn dĩ đã được Liên Xô sản xuất để kịp phục vụ trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng nó lại chưa bao giờ góp mặt trên chiến trường do... chậm giao hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu súng máy này chỉ chứng minh được cho thế giới thấy sức mạnh của mình trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Và cũng kể từ cuộc chiến này, trung liên cá nhân hay súng máy hạng nhẹ RPD đã góp mặt trong mọi cuộc chiến khác kể từ đó tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.RPD có thiết kế cực kỳ đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, nó có nét tương đồng rất lớn với AK-47 về hình dáng bên ngoài lẫn cơ chế bắn dù rằng cơ chế bắn của RPD có đôi chút cải tiến hơn khẩu súng trường tấn công AK. Nguồn ảnh: Pinterest.Sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm giống với AK-47, tuy nhiên RPD lại có tầm bắn xa hơn nhiều do nó sở hữu nòng lớn hơn. Chiều dài tổng thể của súng lên tới 1037mm - nghĩa là hơn một mét trong khi đó chiều dài nòng của súng đạt 520mm - hơn 50%. Nguồn ảnh: Pinterest.Súng sử dụng dây đạn nhưng cũng vẫn có khe móc hộp tiếp đạn ở phía dưới để xạ thủ có thể cơ động gọn gàng với dây đạn dài. Tốc độ bắn của khẩu súng trung liên này vào khoảng từ 650 tới 750 viên mỗi phút tuỳ điều kiện. Nguồn ảnh: Flickr.Sơ tốc đầu nòng của trung liên RPD là 735 mét/giây, sơ tốc đầu nòng này thấp hơn so với sơ tốc đầu nòng của AK-47 nhưng cũng đồng nghĩa với việc động năng của súng sẽ cao hơn khiến khả năng xuyên của nó tốt hơn hẳn khẩu súng trường tấn công AK. Nguồn ảnh: Tube.Không chỉ có Liên Xô, Trung Quốc cũng tự sản xuất phiên bản tương đồng với RPD vvaf đặt tên là súng máy hạng nhẹ Type 56 (biến thể AK-47 do Trung Quốc cũng được định danh là Type 56) trong khi đó Ai Cập và Triều Tiên lại sử dụng cái tên Type 62 cho khẩu súng này. Từ năm 1956, thậm chí Ba Lan cũng bắt đầu sản xuất RPD. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây có thể coi là khẩu AK-47 của làng trung liên cá nhân khi nó có độ phổ biến không kém gì khẩu súng trường tấn công trứ danh kia. RPD đã cùng với AK-47 và RPG-7 trở thành vũ khí phổ biến nhất của mọi đội quân nhà nghèo trên thế giới và xuất hiện trong mọi cuộc chiến tranh kể từ khi ra đời cho tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.Hiện tại, Việt Nam cũng sử dụng một lượng rất lớn súng trung liên cá nhân loại RPD và RPK trong biên chế quân đội ta. Nguồn ảnh: Tube. Mời độc giả xem Video: Khẩu súng máy tiêu chuẩn của Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam.
Ra đời từ năm 1944, khẩu súng máy RPD vốn dĩ đã được Liên Xô sản xuất để kịp phục vụ trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng nó lại chưa bao giờ góp mặt trên chiến trường do... chậm giao hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu súng máy này chỉ chứng minh được cho thế giới thấy sức mạnh của mình trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Và cũng kể từ cuộc chiến này, trung liên cá nhân hay súng máy hạng nhẹ RPD đã góp mặt trong mọi cuộc chiến khác kể từ đó tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.
RPD có thiết kế cực kỳ đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, nó có nét tương đồng rất lớn với AK-47 về hình dáng bên ngoài lẫn cơ chế bắn dù rằng cơ chế bắn của RPD có đôi chút cải tiến hơn khẩu súng trường tấn công AK. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm giống với AK-47, tuy nhiên RPD lại có tầm bắn xa hơn nhiều do nó sở hữu nòng lớn hơn. Chiều dài tổng thể của súng lên tới 1037mm - nghĩa là hơn một mét trong khi đó chiều dài nòng của súng đạt 520mm - hơn 50%. Nguồn ảnh: Pinterest.
Súng sử dụng dây đạn nhưng cũng vẫn có khe móc hộp tiếp đạn ở phía dưới để xạ thủ có thể cơ động gọn gàng với dây đạn dài. Tốc độ bắn của khẩu súng trung liên này vào khoảng từ 650 tới 750 viên mỗi phút tuỳ điều kiện. Nguồn ảnh: Flickr.
Sơ tốc đầu nòng của trung liên RPD là 735 mét/giây, sơ tốc đầu nòng này thấp hơn so với sơ tốc đầu nòng của AK-47 nhưng cũng đồng nghĩa với việc động năng của súng sẽ cao hơn khiến khả năng xuyên của nó tốt hơn hẳn khẩu súng trường tấn công AK. Nguồn ảnh: Tube.
Không chỉ có Liên Xô, Trung Quốc cũng tự sản xuất phiên bản tương đồng với RPD vvaf đặt tên là súng máy hạng nhẹ Type 56 (biến thể AK-47 do Trung Quốc cũng được định danh là Type 56) trong khi đó Ai Cập và Triều Tiên lại sử dụng cái tên Type 62 cho khẩu súng này. Từ năm 1956, thậm chí Ba Lan cũng bắt đầu sản xuất RPD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây có thể coi là khẩu AK-47 của làng trung liên cá nhân khi nó có độ phổ biến không kém gì khẩu súng trường tấn công trứ danh kia. RPD đã cùng với AK-47 và RPG-7 trở thành vũ khí phổ biến nhất của mọi đội quân nhà nghèo trên thế giới và xuất hiện trong mọi cuộc chiến tranh kể từ khi ra đời cho tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Hiện tại, Việt Nam cũng sử dụng một lượng rất lớn súng trung liên cá nhân loại RPD và RPK trong biên chế quân đội ta. Nguồn ảnh: Tube.
Mời độc giả xem Video: Khẩu súng máy tiêu chuẩn của Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam.