Theo Sputnik, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem ngày 28/9 xác nhận rằng Quân đội Arab Syria sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm xa S-300 trong thời gian sắp tới và tiết lộ thêm rằng Syria đang muốn mua thêm " rồng lửa S-400" từ Nga. “Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, chúng tôi sẽ nhận các tổ hợp S-300 trong 2 tuần.Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có thêm S-400”, ông Muallem trả lời báo chí sau cuộc gặp bên lề với người đồng cấp Shoigu tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra New York, Mỹ.Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 28/9 xác nhận, Moscow bắt đầu chuyển hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Syria. Đây là động thái đầu tiên nhằm đáp trả vụ máy bay Il-20 của Moscow bị tên lửa phòng không Syria bắn nhầm hôm 17/9 khi đang nhằm mục tiêu là máy bay Israel.Nga đã quy trách nhiệm cho Israel về vụ việc trên, cáo buộc Tel Aviv đã thông báo quá chậm trễ về kế hoạch không kích các mục tiêu trên lãnh thổ Syria, cũng như phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã "nấp" sau máy bay Nga dẫn đến tai nạn đáng tiếc.S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 ban đầu được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình đối phương cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Có 3 biến thể trong họ S-300 là S-300V, S-300P và S-300F.Trong khi đó, S-400 Triumph (NATO gọi là SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay cũng do Almaz thiết kế. Hiện nay, S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 4,8km/s.Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống, giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các thể loại mục tiêu nhất định.Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40–120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và 400 km với tên lửa 40N6. Còn S-300 có tầm bắn dao động tối đa 250 km.Theo TASS, hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện ra các mục tiêu ở khoảng cách 600 km, cao 40-50km. Tên lửa đất đối không 48N6E3 tích hợp kèm với S-400 có thể hạ gục các mục tiêu khí động học ở độ cao từ 10.000-27.000 m và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo ở độ cao 25.000 m.Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5-10 m, đây là điều mà không 1 hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được. S-400 có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách từ 5-400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.Hệ thống S-400 có khả năng đánh chặn các dòng tên lửa đạn đạo có tốc độ bay tới 5.000 m/giây; tầm bắn 400km (tăng gấp đôi so với S-300), chiều cao 60km (tăng gấp đôi so với S-300); hiệu suất chiến đấu tăng 2,5 lần… đủ khả năng đối phó cao với các mục tiêu bay giá trị như AWACS, máy bay đối kháng điện tử, máy bay tàng hình…S-400 sử dụng radar đa chế độ 92N6E đặt trên xe tải MZKT-7930, phiên bản nâng cấp từ 30N6E2 dùng trên S-300, với chất lượng và tầm quan sát được cải thiện đáng kể. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu.Việc nâng cấp radar dẫn đến việc nâng cấp hệ thống ống truyền tín hiệu nhằm nâng cao hiệu suất và khẩu độ, cùng với việc cải tiến các thiết bị kích thích và khả năng nhảy tần tự động.Một tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 100 mục tiêu ở phạm vi 400-600 km, khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Thường thì 1 tiểu đoàn S-400 có khoảng 12 xe phóng với 48 tên lửa (mỗi xe phóng có 4 tên lửa), nếu muốn mang được nhiều tên lửa hơn thì phải dùng loại tên lửa cỡ nhỏ và có tầm bắn ngắn hơn như 9M96E hoặc 9M96E2 (mỗi xe phóng có thể mang 16 tên lửa 9M96 cỡ nhỏ thay vì 4 tên lửa cỡ lớn).Hiện nay, S-400 đang được rất nhiều khách hàng trên thế giới quan tâm, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu từng khẳng định, “năng lực thực hiện nhiệm vụ vượt trội” của S-400 là yếu tố then chốt khiến Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua các hệ thống phòng không của Nga với chi phí tới 2,5 tỉ USD.Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận mua 48 hệ thống S-400 của Nga và đã bắt đầu nhận hàng hồi tháng 7 vừa qua. Các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Nga vẫn đang xúc tiến. Chính quyền Delhi muốn mua 80 bệ phóng và dự kiến hai quốc gia sẽ ký hợp đồng vào tháng 10 năm nay. Trước đó, hai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã được triển khai tại Syria nhằm đảm bảo an ninh cho căn cứ không quân Khmeimim tại tỉnh Latakia và căn cứ hải quân Tartus.
Theo Sputnik, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem ngày 28/9 xác nhận rằng Quân đội Arab Syria sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm xa S-300 trong thời gian sắp tới và tiết lộ thêm rằng Syria đang muốn mua thêm " rồng lửa S-400" từ Nga. “Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, chúng tôi sẽ nhận các tổ hợp S-300 trong 2 tuần.
Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có thêm S-400”, ông Muallem trả lời báo chí sau cuộc gặp bên lề với người đồng cấp Shoigu tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra New York, Mỹ.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 28/9 xác nhận, Moscow bắt đầu chuyển hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Syria. Đây là động thái đầu tiên nhằm đáp trả vụ máy bay Il-20 của Moscow bị tên lửa phòng không Syria bắn nhầm hôm 17/9 khi đang nhằm mục tiêu là máy bay Israel.
Nga đã quy trách nhiệm cho Israel về vụ việc trên, cáo buộc Tel Aviv đã thông báo quá chậm trễ về kế hoạch không kích các mục tiêu trên lãnh thổ Syria, cũng như phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã "nấp" sau máy bay Nga dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 ban đầu được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình đối phương cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Có 3 biến thể trong họ S-300 là S-300V, S-300P và S-300F.
Trong khi đó, S-400 Triumph (NATO gọi là SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay cũng do Almaz thiết kế. Hiện nay, S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 4,8km/s.
Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống, giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các thể loại mục tiêu nhất định.
Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40–120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và 400 km với tên lửa 40N6. Còn S-300 có tầm bắn dao động tối đa 250 km.
Theo TASS, hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện ra các mục tiêu ở khoảng cách 600 km, cao 40-50km. Tên lửa đất đối không 48N6E3 tích hợp kèm với S-400 có thể hạ gục các mục tiêu khí động học ở độ cao từ 10.000-27.000 m và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo ở độ cao 25.000 m.
Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5-10 m, đây là điều mà không 1 hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được. S-400 có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách từ 5-400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Hệ thống S-400 có khả năng đánh chặn các dòng tên lửa đạn đạo có tốc độ bay tới 5.000 m/giây; tầm bắn 400km (tăng gấp đôi so với S-300), chiều cao 60km (tăng gấp đôi so với S-300); hiệu suất chiến đấu tăng 2,5 lần… đủ khả năng đối phó cao với các mục tiêu bay giá trị như AWACS, máy bay đối kháng điện tử, máy bay tàng hình…
S-400 sử dụng radar đa chế độ 92N6E đặt trên xe tải MZKT-7930, phiên bản nâng cấp từ 30N6E2 dùng trên S-300, với chất lượng và tầm quan sát được cải thiện đáng kể. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu.
Việc nâng cấp radar dẫn đến việc nâng cấp hệ thống ống truyền tín hiệu nhằm nâng cao hiệu suất và khẩu độ, cùng với việc cải tiến các thiết bị kích thích và khả năng nhảy tần tự động.
Một tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 100 mục tiêu ở phạm vi 400-600 km, khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Thường thì 1 tiểu đoàn S-400 có khoảng 12 xe phóng với 48 tên lửa (mỗi xe phóng có 4 tên lửa), nếu muốn mang được nhiều tên lửa hơn thì phải dùng loại tên lửa cỡ nhỏ và có tầm bắn ngắn hơn như 9M96E hoặc 9M96E2 (mỗi xe phóng có thể mang 16 tên lửa 9M96 cỡ nhỏ thay vì 4 tên lửa cỡ lớn).
Hiện nay, S-400 đang được rất nhiều khách hàng trên thế giới quan tâm, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu từng khẳng định, “năng lực thực hiện nhiệm vụ vượt trội” của S-400 là yếu tố then chốt khiến Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua các hệ thống phòng không của Nga với chi phí tới 2,5 tỉ USD.
Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận mua 48 hệ thống S-400 của Nga và đã bắt đầu nhận hàng hồi tháng 7 vừa qua. Các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Nga vẫn đang xúc tiến. Chính quyền Delhi muốn mua 80 bệ phóng và dự kiến hai quốc gia sẽ ký hợp đồng vào tháng 10 năm nay. Trước đó, hai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã được triển khai tại Syria nhằm đảm bảo an ninh cho căn cứ không quân Khmeimim tại tỉnh Latakia và căn cứ hải quân Tartus.