Được mệnh danh là "Vua chống tăng", súng chống tăng RPG-7 có giá thành sản xuất rẻ, gọn nhẹ, cơ động cao, sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau và rất được ưa chuộng bởi các lực lượng phiến quân, khủng bố trên toàn thế giới, tuy nhiên loại vũ khí này có cách khắc phục khá đơn giản đó là sử dụng giáp lồng. Nguồn ảnh: BeingTank.Trong điều kiện thử nghiệm với giáp lồng bị bắn đạn chống tăng từ súng RPG trực diện ở góc 90 độ, hệ thống lồng sắt sẽ kích nổ đầu đạn từ trước khi nó kịp chạm vào xe và khiến cho viên đạn không thẻ xuyên qua lớp giáp xe tăng được. Nguồn ảnh: BeingTank.Trên thực tế, các viên đạn chống tăng thường rất khó có thể bắn trực diện một góc 90 độ vào thân xe tăng và chỉ cần lệch khoảng một vài độ thôi thì hiệu quả chống tăng của hệ thống giáp lồng cho xe thiết giáp sẽ được cải thiện rõ rệt. Nguồn ảnh: BeingTank.Ngoài ra, hệ thống giáp lồng này cũng có tác dụng làm cho viên đạn chống tăng bị kẹt lại (do đạn chống tăng của súng RPG có cánh đuôi khá rộng). Khi bị kẹt lại vào lớp lồng này viên đạn RPG sẽ tự hủy sau khi đốt cháy hết liều phóng mà không gây ra nguy hiểm cho những người ở phía trong xe. Nguồn ảnh: BeingTank.Lưới thép B-40 có tên gọi như vậy cũng một phần là do loại lưới thép này là khắc tinh của các loại súng chống tăng B-40, B-41 (tên gọi của RPG-2 và RPG-7 trong chiến tranh Việt Nam). Với loại lưới thép B-40, dù viên đạn RPG có thể chui lọt qua mắt lưới thì phần cánh đuôi của nó cũng không thể lọt qua được, khiến nó bị vô hiệu hóa và phát nổ trên hàng rào. Nguồn ảnh: BeingTank.Các loại xe tăng ngày nay có thể được lắp thêm các lớp giáp lồng sắt một cách dễ dàng, ngoài ra, nếu kết hợp cả giáp lồng sắt kèm theo giáp phản ứng nổ thì việc bị tiêu diệt bằng súng chống tăng RPG gần như là điều rất khó có thể xảy ra. Nguồn ảnh: BeingTank.Lưới B-40 cũng rất dễ kiếm ở bất cứ đâu trên thế giới và chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản, những người lính cũng có thể tự chế được một lớp "áo giáp sắt" bảo vệ bên ngoài chiếc xe của mình. Nguồn ảnh: BeingTank.Vị trí tài xế của chiếc xe tải được bọc giáp lồng, phía khoang trước động cơ xe cũng được trang bị một lớp khung lồng. Nguồn ảnh: BeingTank.Một chiếc xe tăng với lớp giáp lồng toàn thân từ trước đến sau. Có lẽ, với sự phát triển càng ngày càng nhanh của các loại giáp từ giáp lồng cho đến giáp phản ứng nổ, giáp làm bằng hợp kim thì súng chống tăng RPG cũng dần mất đi tác dụng trên chiến trường. Nguồn ảnh: BeingTank.Thậm chí nhiều chiếc xe tăng còn được bán kèm với hệ thống giáp lồng được sản xuất riêng biệt, đảm bảo tính đồng bộ rất cao. Nguồn ảnh: BeingTank.Còn nếu tự chế hệ thống giáp lồng cho xe tăng thì tùy thuộc vào mắt thẩm mỹ và độ khéo tay của người chế tạo mà hệ thống giáp lồng sẽ có hình dáng khác biệt cực kỳ đặc trưng. Nguồn ảnh: BeingTank.
Được mệnh danh là "Vua chống tăng", súng chống tăng RPG-7 có giá thành sản xuất rẻ, gọn nhẹ, cơ động cao, sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau và rất được ưa chuộng bởi các lực lượng phiến quân, khủng bố trên toàn thế giới, tuy nhiên loại vũ khí này có cách khắc phục khá đơn giản đó là sử dụng giáp lồng. Nguồn ảnh: BeingTank.
Trong điều kiện thử nghiệm với giáp lồng bị bắn đạn chống tăng từ súng RPG trực diện ở góc 90 độ, hệ thống lồng sắt sẽ kích nổ đầu đạn từ trước khi nó kịp chạm vào xe và khiến cho viên đạn không thẻ xuyên qua lớp giáp xe tăng được. Nguồn ảnh: BeingTank.
Trên thực tế, các viên đạn chống tăng thường rất khó có thể bắn trực diện một góc 90 độ vào thân xe tăng và chỉ cần lệch khoảng một vài độ thôi thì hiệu quả chống tăng của hệ thống giáp lồng cho xe thiết giáp sẽ được cải thiện rõ rệt. Nguồn ảnh: BeingTank.
Ngoài ra, hệ thống giáp lồng này cũng có tác dụng làm cho viên đạn chống tăng bị kẹt lại (do đạn chống tăng của súng RPG có cánh đuôi khá rộng). Khi bị kẹt lại vào lớp lồng này viên đạn RPG sẽ tự hủy sau khi đốt cháy hết liều phóng mà không gây ra nguy hiểm cho những người ở phía trong xe. Nguồn ảnh: BeingTank.
Lưới thép B-40 có tên gọi như vậy cũng một phần là do loại lưới thép này là khắc tinh của các loại súng chống tăng B-40, B-41 (tên gọi của RPG-2 và RPG-7 trong chiến tranh Việt Nam). Với loại lưới thép B-40, dù viên đạn RPG có thể chui lọt qua mắt lưới thì phần cánh đuôi của nó cũng không thể lọt qua được, khiến nó bị vô hiệu hóa và phát nổ trên hàng rào. Nguồn ảnh: BeingTank.
Các loại xe tăng ngày nay có thể được lắp thêm các lớp giáp lồng sắt một cách dễ dàng, ngoài ra, nếu kết hợp cả giáp lồng sắt kèm theo giáp phản ứng nổ thì việc bị tiêu diệt bằng súng chống tăng RPG gần như là điều rất khó có thể xảy ra. Nguồn ảnh: BeingTank.
Lưới B-40 cũng rất dễ kiếm ở bất cứ đâu trên thế giới và chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản, những người lính cũng có thể tự chế được một lớp "áo giáp sắt" bảo vệ bên ngoài chiếc xe của mình. Nguồn ảnh: BeingTank.
Vị trí tài xế của chiếc xe tải được bọc giáp lồng, phía khoang trước động cơ xe cũng được trang bị một lớp khung lồng. Nguồn ảnh: BeingTank.
Một chiếc xe tăng với lớp giáp lồng toàn thân từ trước đến sau. Có lẽ, với sự phát triển càng ngày càng nhanh của các loại giáp từ giáp lồng cho đến giáp phản ứng nổ, giáp làm bằng hợp kim thì súng chống tăng RPG cũng dần mất đi tác dụng trên chiến trường. Nguồn ảnh: BeingTank.
Thậm chí nhiều chiếc xe tăng còn được bán kèm với hệ thống giáp lồng được sản xuất riêng biệt, đảm bảo tính đồng bộ rất cao. Nguồn ảnh: BeingTank.
Còn nếu tự chế hệ thống giáp lồng cho xe tăng thì tùy thuộc vào mắt thẩm mỹ và độ khéo tay của người chế tạo mà hệ thống giáp lồng sẽ có hình dáng khác biệt cực kỳ đặc trưng. Nguồn ảnh: BeingTank.