Sở dĩ vấn đề Nga chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria nóng trở lại trong thời gian gần đây một phần là do tác động của chiến dịch không kích của Mỹ và liên quân vào quốc gia Trung Đông này trong hôm 13/4 vừa qua. Chiến dịch không kích trên dù không gây ra quá nhiều tổn thất cho Damascus nhưng lại cho thấy lỗ hỏng phòng không của Syria. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sở hữu một hệ thống phòng không dày đặc cùng các vũ khí phòng không đa tầng từ tầm xa cho tới tầm gần, tuy vậy năng lực phòng không thực sự của Syria không như vẻ bề ngoài của nó bởi những thứ vũ khí mà họ được trang bị đã có tuổi đời trên 30 năm. Trong khi đó tổ hợp phòng không mới nhất của Quân đội Syria là Pantsir-S1 lại là phòng không tầm thấp. Nguồn ảnh: The Daily Beast.
Và sau chiến dịch không kích trong đêm 13/4, phòng không Syria cảm thấy đã tới lúc họ cần tới một tổ hợp phòng không mới hơn bao giờ hết thay vì cố gắng sử dụng những trang bị hiện có vốn không còn hiệu quả khi phải đối mặt với một chiến dịch tập kích đường không quy mô. Nguồn ảnh: CCTV.
Niềm hy vọng này của Syria dồn hết vào Nga, với hy vọng Moscow có thể tính đến chuyện sớm chuyển giao các tổ hợp phòng không tầm xa tiên tiến S-300 cho Syria bởi đây là lựa chọn duy nhất và cũng là tốt nhất nếu Damascus muốn tăng cường sức mạnh hệ thống phòng không của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trên thực tế việc Syria muốn mua các tổ hợp phòng không S-300 của Nga không phải là chuyện mới nhưng mọi ý định trên của Syria chỉ mới dừng lại ở các cuộc đối thoại sơ bộ và không thể tiến xa hơn. Việc Syria không thể sở hữu S-300 trong quá khứ chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài hơn là dựa trên mối quan hệ chiến lược giữa Moscow và Damascus ở thời điểm đó. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo đó, phương Tây và đặc biệt là Israel không hề muốn Syria sở hữu một thứ vũ khí chiến lược như S-300 bởi nó có thể là thứ làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Điều này khá giống với trường hợp của Iran khi Moscow cũng bị tác động từ bên ngoài nhằm ngăn cản Tehran sở hữu S-300 kể cả khi họ đã thanh toán tiền cho chúng. Nguồn ảnh: VietTimes.
Trong những rào cản lớn nhất khiến Syria không thể sở hữu S-300 thì Israel đóng vai trò then chốt, điều này khá dễ hiểu bởi một khi S-300 trở thành một thứ vũ khí phổ biến trong khu vực (Iran đã sở hữu tổ hợp S-300 đầu tiên trong năm 2017) thì thời kỳ thống trị bầu trời Trung Đông của Israel cũng chấm dứt và nó cũng tác động lớn đến an ninh quốc gia của Tel Aviv. Nguồn ảnh: Scofield Biblical Institute.
Và phản ứng của Israel ngay sau khi xuất hiện thông tin Nga âm thầm chuyển giao S-300 cho Syria bằng đường không trong hôm 20/4 là họ sẵn sàng tấn công phủ đầu các tổ hợp này trước khi Lực lượng phòng không Syria kịp triển khai chúng. Dựa trên những gì từng xảy ra trong quá khứ thì Israel hoàn toàn có thể thực hiện hành động này. Nguồn ảnh: VietTimes.
Về phía Nga, kể cả khi Israel có tuyên bố như vậy đi nữa thì không sớm thì muộn họ cũng sẽ chuyển giao S-300 cho Syria khi thời cơ đến, mà cũng có thể ngay ở thời điểm hiện tại phòng không Syria đã và đang vận hành tổ hợp phòng không S-300 đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: VietTimes.
Theo đó lính phòng không Syria có thể đã tiếp cận và làm chủ các tổ hợp phòng không S-300 từ sớm thông qua các tổ hợp tên lửa có sẵn đang được Nga triển khai ở hai căn cứ Hmeymim và Tartus. Do đó chỉ cần Nga chuyển giao S-300, phòng không Syria ngay lập tức có thể đưa tổ hợp này vào trạng thái chiến đấu. Nguồn ảnh: stalkerzone.org.
Cuối cùng dựa trên các hành động thù địch của Mỹ và liên quân hay thậm chí là cả Israel thì khả năng Nga chuyển giao S-300 cho Syria đang lớn hơn bao giờ hết bất chấp thái độ của các quốc gia kể trên. Và S-300 là cứu cánh duy nhất giúp Syria bảo vệ các vị trí chiến lược của mình trước một chiến dịch không kích khác từ Mỹ hay đồng minh trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời độc giả xem video: Nga chuyển tên lửa S-400 đến Syria bằng đường không. (nguồn RT)
Sở dĩ vấn đề Nga chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria nóng trở lại trong thời gian gần đây một phần là do tác động của chiến dịch không kích của Mỹ và liên quân vào quốc gia Trung Đông này trong hôm 13/4 vừa qua. Chiến dịch không kích trên dù không gây ra quá nhiều tổn thất cho Damascus nhưng lại cho thấy lỗ hỏng phòng không của Syria. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sở hữu một hệ thống phòng không dày đặc cùng các vũ khí phòng không đa tầng từ tầm xa cho tới tầm gần, tuy vậy năng lực phòng không thực sự của Syria không như vẻ bề ngoài của nó bởi những thứ vũ khí mà họ được trang bị đã có tuổi đời trên 30 năm. Trong khi đó tổ hợp phòng không mới nhất của Quân đội Syria là Pantsir-S1 lại là phòng không tầm thấp. Nguồn ảnh: The Daily Beast.
Và sau chiến dịch không kích trong đêm 13/4, phòng không Syria cảm thấy đã tới lúc họ cần tới một tổ hợp phòng không mới hơn bao giờ hết thay vì cố gắng sử dụng những trang bị hiện có vốn không còn hiệu quả khi phải đối mặt với một chiến dịch tập kích đường không quy mô. Nguồn ảnh: CCTV.
Niềm hy vọng này của Syria dồn hết vào Nga, với hy vọng Moscow có thể tính đến chuyện sớm chuyển giao các tổ hợp phòng không tầm xa tiên tiến S-300 cho Syria bởi đây là lựa chọn duy nhất và cũng là tốt nhất nếu Damascus muốn tăng cường sức mạnh hệ thống phòng không của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trên thực tế việc Syria muốn mua các tổ hợp phòng không S-300 của Nga không phải là chuyện mới nhưng mọi ý định trên của Syria chỉ mới dừng lại ở các cuộc đối thoại sơ bộ và không thể tiến xa hơn. Việc Syria không thể sở hữu S-300 trong quá khứ chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài hơn là dựa trên mối quan hệ chiến lược giữa Moscow và Damascus ở thời điểm đó. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo đó, phương Tây và đặc biệt là Israel không hề muốn Syria sở hữu một thứ vũ khí chiến lược như S-300 bởi nó có thể là thứ làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Điều này khá giống với trường hợp của Iran khi Moscow cũng bị tác động từ bên ngoài nhằm ngăn cản Tehran sở hữu S-300 kể cả khi họ đã thanh toán tiền cho chúng. Nguồn ảnh: VietTimes.
Trong những rào cản lớn nhất khiến Syria không thể sở hữu S-300 thì Israel đóng vai trò then chốt, điều này khá dễ hiểu bởi một khi S-300 trở thành một thứ vũ khí phổ biến trong khu vực (Iran đã sở hữu tổ hợp S-300 đầu tiên trong năm 2017) thì thời kỳ thống trị bầu trời Trung Đông của Israel cũng chấm dứt và nó cũng tác động lớn đến an ninh quốc gia của Tel Aviv. Nguồn ảnh: Scofield Biblical Institute.
Và phản ứng của Israel ngay sau khi xuất hiện thông tin Nga âm thầm chuyển giao S-300 cho Syria bằng đường không trong hôm 20/4 là họ sẵn sàng tấn công phủ đầu các tổ hợp này trước khi Lực lượng phòng không Syria kịp triển khai chúng. Dựa trên những gì từng xảy ra trong quá khứ thì Israel hoàn toàn có thể thực hiện hành động này. Nguồn ảnh: VietTimes.
Về phía Nga, kể cả khi Israel có tuyên bố như vậy đi nữa thì không sớm thì muộn họ cũng sẽ chuyển giao S-300 cho Syria khi thời cơ đến, mà cũng có thể ngay ở thời điểm hiện tại phòng không Syria đã và đang vận hành tổ hợp phòng không S-300 đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: VietTimes.
Theo đó lính phòng không Syria có thể đã tiếp cận và làm chủ các tổ hợp phòng không S-300 từ sớm thông qua các tổ hợp tên lửa có sẵn đang được Nga triển khai ở hai căn cứ Hmeymim và Tartus. Do đó chỉ cần Nga chuyển giao S-300, phòng không Syria ngay lập tức có thể đưa tổ hợp này vào trạng thái chiến đấu. Nguồn ảnh: stalkerzone.org.
Cuối cùng dựa trên các hành động thù địch của Mỹ và liên quân hay thậm chí là cả Israel thì khả năng Nga chuyển giao S-300 cho Syria đang lớn hơn bao giờ hết bất chấp thái độ của các quốc gia kể trên. Và S-300 là cứu cánh duy nhất giúp Syria bảo vệ các vị trí chiến lược của mình trước một chiến dịch không kích khác từ Mỹ hay đồng minh trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời độc giả xem video: Nga chuyển tên lửa S-400 đến Syria bằng đường không. (nguồn RT)