Khi các cuộc đàm phán song phương Mỹ-Nga về một thỏa thuận ngừng bắn cho Syria đổ vỡ thì người ta bắt đầu liên tưởng tới một cuộc chiến ủy nhiệm giữa 2 cường quốc này.Lúc này, hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về năng lực quân sự của Mỹ và liên quân trước người Nga.Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói thẳng: "Mọi ảo tưởng của những kẻ nghiệp dư về sự tồn tại của những chiếc phi cơ không nhìn thấy sẽ gặp phải một thực tế đầy thất vọng", ý nói đến máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-22 và F-35.Các chuyên gia hàng đầu về vũ khí cho rằng rằng ít nhất trong trường hợp này, phía Nga đúng. Tàng hình kiểu không nhìn thấy chỉ là ảo tưởng.Tuy Mỹ có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, song các hệ thống S-300 và S-400 của Nga vẫn cho thấy một thách thức thực sự đối với khả năng máy bay Mỹ có thể hoạt động ở những vùng như vậy mà không bị bắn hạ.Mặc dù các hệ thống của Nga có năng lực và tầm radar lớn, chúng vẫn rất khó có thể theo dõi được một bức tranh rõ ràng về các không phận thế giới thực.Tuy nhiên, năng lực một số vũ khí của Nga cũng mới chỉ ở mức suy đoán. Chẳng hạn, các hệ thống SAM (tên lửa đất đối không) của Nga dù tân tiến vẫn có rất nhiều hạn chế.Một tiểu đoàn phòng không S-300 của Nga ở Syria có 32 tên lửa. Họ sẽ bắn chúng vào 16 mục tiêu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như có tới 50 mục tiêu?Hạn chế này giải thích vì sao Nga triển khai S-300 tới Syria, dù họ đã có hệ thống S-400 tân tiến hơn đóng ở đó. Tuy nhiên, nếu các phi công Mỹ thông minh và nhanh trí về chiến thuật, họ có thể hạ gọn mục tiêu này.
Khi các cuộc đàm phán song phương Mỹ-Nga về một thỏa thuận ngừng bắn cho Syria đổ vỡ thì người ta bắt đầu liên tưởng tới một cuộc chiến ủy nhiệm giữa 2 cường quốc này.
Lúc này, hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về năng lực quân sự của Mỹ và liên quân trước người Nga.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói thẳng: "Mọi ảo tưởng của những kẻ nghiệp dư về sự tồn tại của những chiếc phi cơ không nhìn thấy sẽ gặp phải một thực tế đầy thất vọng", ý nói đến máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-22 và F-35.
Các chuyên gia hàng đầu về vũ khí cho rằng rằng ít nhất trong trường hợp này, phía Nga đúng. Tàng hình kiểu không nhìn thấy chỉ là ảo tưởng.
Tuy Mỹ có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, song các hệ thống S-300 và S-400 của Nga vẫn cho thấy một thách thức thực sự đối với khả năng máy bay Mỹ có thể hoạt động ở những vùng như vậy mà không bị bắn hạ.
Mặc dù các hệ thống của Nga có năng lực và tầm radar lớn, chúng vẫn rất khó có thể theo dõi được một bức tranh rõ ràng về các không phận thế giới thực.
Tuy nhiên, năng lực một số vũ khí của Nga cũng mới chỉ ở mức suy đoán. Chẳng hạn, các hệ thống SAM (tên lửa đất đối không) của Nga dù tân tiến vẫn có rất nhiều hạn chế.
Một tiểu đoàn phòng không S-300 của Nga ở Syria có 32 tên lửa. Họ sẽ bắn chúng vào 16 mục tiêu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như có tới 50 mục tiêu?
Hạn chế này giải thích vì sao Nga triển khai S-300 tới Syria, dù họ đã có hệ thống S-400 tân tiến hơn đóng ở đó. Tuy nhiên, nếu các phi công Mỹ thông minh và nhanh trí về chiến thuật, họ có thể hạ gọn mục tiêu này.