Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các cuộc tấn công của quân đội Nga vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chiến thuật. Nhưng quan sát hàng loạt cuộc tấn công do Quân đội Nga phát động trong thời gian gần đây, mục tiêu tấn công của quân đội Nga đã thay đổi đáng kể.Trong những ngày qua, Quân đội Nga đã tấn công trực diện vào trung tâm hậu cần quân sự của Ukraine, làm suy yếu hoặc thậm chí triệt tiêu khả năng tác chiến liên tục của quân đội Ukraine; hay nói theo phía Nga là "phi quân sự hóa Ukraine".Diễn biến mới nhất là một tên lửa hành trình do quân đội Nga phóng đi đã phá hủy trung tâm hậu cần cuối cùng của Không quân Ukraine; đó là Nhà máy Bảo dưỡng máy bay quốc doanh Lviv, nằm ở tỉnh Lviv phía tây Ukraine, gần giáp biên giới Ba Lan.Tờ "Power" của Mỹ ngày 18/3 cho biết, doanh nghiệp nhà nước này là đơn vị duy nhất ở Ukraine có khả năng đại tu máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine.Các nhà chức trách Ukraine ngày 18/3 cho biết, quân đội Nga đã bắn 6 "tên lửa hành trình chưa rõ loại" vào Nhà máy Bảo dưỡng máy bay quốc doanh Lviv, nhưng 2 trong số đó đã bị đánh chặn. Các quan chức địa phương cho biết, không có thương vong trong cuộc tấn công trên của Nga.Nhưng theo những bức ảnh vệ tinh mới nhất mà tờ "Dynamic" chụp được, tên lửa của Nga đã phá hủy một nhà chứa máy bay chính của nhà máy, và một tòa nhà khác gần đó cũng bị phá hủy trong cuộc tập kích.Qua ảnh chụp vệ tinh của Dynamic cho thấy, có thể nhận thấy ngoài một số máy bay chiến đấu MiG-29, gần nơi xảy ra vụ nổ còn có một số máy bay chiến đấu MiG-23/27 và MiG-21 cũ; nhưng có khả năng số máy bay này không còn bay được.Hiện chưa rõ tác động trực tiếp của cuộc tập kích tên lửa của Nga vào nhà máy này, có ảnh hưởng gì đến khả năng chiến đấu số MiG-29, của Không quân Ukraine? Nhưng có thể chắc chắn rằng, việc bảo dưỡng máy bay chiến đấu chính của Không quân Ukraine, hiện đang tập trung tại đây, sẽ bị ảnh hưởng.Đồng thời, hư hỏng các nhà chứa máy bay và các cơ sở khác tại Nhà máy Bảo dưỡng máy bay nhà nước Lviv, sẽ hạn chế khả năng sửa chữa cục bộ, đối với các máy bay chiến đấu bị hư hỏng do chiến đấu và càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máy bay chiến đấu hiện có của Không quân Ukraine.Điều đáng chú ý là đây không phải là lần đầu tiên, Quân đội Nga thực hiện đòn tấn công trực diện vào khả năng cất cánh, của số tiêm kích MiG-29 ít ỏi của Không quân Ukraine.Trước đó vào ngày 11/3, tên lửa Nga đã tấn công một ga ra ở thành phố Lutsk (miền Tây Ukraine), cơ sở duy nhất ở Ukraine có khả năng thực hiện sửa chữa lớn động cơ RD-33, của máy bay chiến đấu MiG-29. Ngoài ra, cơ sở này có khả năng bảo dưỡng các động cơ Su-24 và Su-27 của Ukraine.Rõ ràng, cuộc tấn công vào nhà máy bảo dưỡng Lutsk, cũng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine và có tác động lâu dài đến việc tái thiết Lực lượng Không quân Ukraine.Theo thông tin, cuộc tấn công vào Nhà máy Bảo dưỡng máy bay quốc gia Lviv, là bước chuyển hướng chiến thuật lần đầu tiên, sau nhiều tuần quân đội Nga phóng tên lửa vào các thành phố và căn cứ quân sự của Ukraine.Đây có thể là phản ánh động thái mới nhất của Nga - điều chỉnh mục tiêu trực tiếp vào cơ sở hạ tầng của Không quân Ukraine. Đồng thời, hành động này cũng nhấn mạnh nỗ lực rõ ràng gần đây của quân đội Nga, trong việc mở rộng phạm vi hoạt động sang miền Tây Ukraine.Trên thực tế, ngoài việc tấn công trực tiếp vào các cơ sở của Không quân Ukraine, các cơ sở sản xuất và bảo trì thiết bị hạng nặng của Quân đội Ukraine trước đó, cũng đã bị Quân đội Nga tiến công bằng hỏa lực.Trong cuộc vây hãm thành phố Kharkov của Nga, Nhà máy chế tạo máy Malyshev nổi tiếng, về cơ bản đã bị phá hủy. Nhà máy này từng là cái nôi sản xuất ra những chiếc xe tăng nổi tiếng do Liên Xô như T-34, T-54/55, T-64.Đây cũng là cơ sở sản xuất xe tăng quan trọng nhất sau khi Ukraine giành được độc lập, nơi đây đã sản xuất ra T-84 Oplot, loại xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng của Ukraine và được xuất khẩu sang Thái Lan; đây cũng là một trong số ít đơn hàng xuất khẩu vũ khí lớn từ Ukraine. Ngoài ra, Nhà máy xe tăng Kyiv, nơi chủ yếu sản xuất xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép và Nhà máy xe tăng Zhitomir, nơi chịu trách nhiệm bảo dưỡng các loại xe bọc thép hạng nặng, cũng bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc không kích và pháo binh của Nga.Cùng với những cơ sở hải quân mà Ukraine đã bỏ hoang trước đây, như nhà máy đóng tàu Nikolayev, đã phá sản và thanh lý đầu năm 2018, cũng là mục tiêu bắn phá của Không quân Nga. Có thể nói, nền tảng công nghiệp quốc phòng của Ukraine đã bị hỏa lực của quân đội Nga phá hủy.Từ góc độ này, một trong những mục tiêu của "chiến dịch quân sự đặc biệt" của quân đội Nga tại Ukraine, mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trước đó; đó là "phi quân sự hóa" Ukraine về cơ bản đã đạt được. Ngay cả khi Ukraine có ý định tái thiết quân đội trong tương lai, thì nước này cũng chỉ có thể hoàn toàn dựa vào "sự trợ giúp có trả tiền" từ phương Tây. Và những cơ sở vật chất “vĩ đại” một thời mà Ukraine được hưởng từ Liên Xô, chỉ còn là những bãi phế liệu.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các cuộc tấn công của quân đội Nga vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chiến thuật. Nhưng quan sát hàng loạt cuộc tấn công do Quân đội Nga phát động trong thời gian gần đây, mục tiêu tấn công của quân đội Nga đã thay đổi đáng kể.
Trong những ngày qua, Quân đội Nga đã tấn công trực diện vào trung tâm hậu cần quân sự của Ukraine, làm suy yếu hoặc thậm chí triệt tiêu khả năng tác chiến liên tục của quân đội Ukraine; hay nói theo phía Nga là "phi quân sự hóa Ukraine".
Diễn biến mới nhất là một tên lửa hành trình do quân đội Nga phóng đi đã phá hủy trung tâm hậu cần cuối cùng của Không quân Ukraine; đó là Nhà máy Bảo dưỡng máy bay quốc doanh Lviv, nằm ở tỉnh Lviv phía tây Ukraine, gần giáp biên giới Ba Lan.
Tờ "Power" của Mỹ ngày 18/3 cho biết, doanh nghiệp nhà nước này là đơn vị duy nhất ở Ukraine có khả năng đại tu máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine.
Các nhà chức trách Ukraine ngày 18/3 cho biết, quân đội Nga đã bắn 6 "tên lửa hành trình chưa rõ loại" vào Nhà máy Bảo dưỡng máy bay quốc doanh Lviv, nhưng 2 trong số đó đã bị đánh chặn. Các quan chức địa phương cho biết, không có thương vong trong cuộc tấn công trên của Nga.
Nhưng theo những bức ảnh vệ tinh mới nhất mà tờ "Dynamic" chụp được, tên lửa của Nga đã phá hủy một nhà chứa máy bay chính của nhà máy, và một tòa nhà khác gần đó cũng bị phá hủy trong cuộc tập kích.
Qua ảnh chụp vệ tinh của Dynamic cho thấy, có thể nhận thấy ngoài một số máy bay chiến đấu MiG-29, gần nơi xảy ra vụ nổ còn có một số máy bay chiến đấu MiG-23/27 và MiG-21 cũ; nhưng có khả năng số máy bay này không còn bay được.
Hiện chưa rõ tác động trực tiếp của cuộc tập kích tên lửa của Nga vào nhà máy này, có ảnh hưởng gì đến khả năng chiến đấu số MiG-29, của Không quân Ukraine? Nhưng có thể chắc chắn rằng, việc bảo dưỡng máy bay chiến đấu chính của Không quân Ukraine, hiện đang tập trung tại đây, sẽ bị ảnh hưởng.
Đồng thời, hư hỏng các nhà chứa máy bay và các cơ sở khác tại Nhà máy Bảo dưỡng máy bay nhà nước Lviv, sẽ hạn chế khả năng sửa chữa cục bộ, đối với các máy bay chiến đấu bị hư hỏng do chiến đấu và càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máy bay chiến đấu hiện có của Không quân Ukraine.
Điều đáng chú ý là đây không phải là lần đầu tiên, Quân đội Nga thực hiện đòn tấn công trực diện vào khả năng cất cánh, của số tiêm kích MiG-29 ít ỏi của Không quân Ukraine.
Trước đó vào ngày 11/3, tên lửa Nga đã tấn công một ga ra ở thành phố Lutsk (miền Tây Ukraine), cơ sở duy nhất ở Ukraine có khả năng thực hiện sửa chữa lớn động cơ RD-33, của máy bay chiến đấu MiG-29. Ngoài ra, cơ sở này có khả năng bảo dưỡng các động cơ Su-24 và Su-27 của Ukraine.
Rõ ràng, cuộc tấn công vào nhà máy bảo dưỡng Lutsk, cũng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine và có tác động lâu dài đến việc tái thiết Lực lượng Không quân Ukraine.
Theo thông tin, cuộc tấn công vào Nhà máy Bảo dưỡng máy bay quốc gia Lviv, là bước chuyển hướng chiến thuật lần đầu tiên, sau nhiều tuần quân đội Nga phóng tên lửa vào các thành phố và căn cứ quân sự của Ukraine.
Đây có thể là phản ánh động thái mới nhất của Nga - điều chỉnh mục tiêu trực tiếp vào cơ sở hạ tầng của Không quân Ukraine. Đồng thời, hành động này cũng nhấn mạnh nỗ lực rõ ràng gần đây của quân đội Nga, trong việc mở rộng phạm vi hoạt động sang miền Tây Ukraine.
Trên thực tế, ngoài việc tấn công trực tiếp vào các cơ sở của Không quân Ukraine, các cơ sở sản xuất và bảo trì thiết bị hạng nặng của Quân đội Ukraine trước đó, cũng đã bị Quân đội Nga tiến công bằng hỏa lực.
Trong cuộc vây hãm thành phố Kharkov của Nga, Nhà máy chế tạo máy Malyshev nổi tiếng, về cơ bản đã bị phá hủy. Nhà máy này từng là cái nôi sản xuất ra những chiếc xe tăng nổi tiếng do Liên Xô như T-34, T-54/55, T-64.
Đây cũng là cơ sở sản xuất xe tăng quan trọng nhất sau khi Ukraine giành được độc lập, nơi đây đã sản xuất ra T-84 Oplot, loại xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng của Ukraine và được xuất khẩu sang Thái Lan; đây cũng là một trong số ít đơn hàng xuất khẩu vũ khí lớn từ Ukraine.
Ngoài ra, Nhà máy xe tăng Kyiv, nơi chủ yếu sản xuất xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép và Nhà máy xe tăng Zhitomir, nơi chịu trách nhiệm bảo dưỡng các loại xe bọc thép hạng nặng, cũng bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc không kích và pháo binh của Nga.
Cùng với những cơ sở hải quân mà Ukraine đã bỏ hoang trước đây, như nhà máy đóng tàu Nikolayev, đã phá sản và thanh lý đầu năm 2018, cũng là mục tiêu bắn phá của Không quân Nga. Có thể nói, nền tảng công nghiệp quốc phòng của Ukraine đã bị hỏa lực của quân đội Nga phá hủy.
Từ góc độ này, một trong những mục tiêu của "chiến dịch quân sự đặc biệt" của quân đội Nga tại Ukraine, mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trước đó; đó là "phi quân sự hóa" Ukraine về cơ bản đã đạt được.
Ngay cả khi Ukraine có ý định tái thiết quân đội trong tương lai, thì nước này cũng chỉ có thể hoàn toàn dựa vào "sự trợ giúp có trả tiền" từ phương Tây. Và những cơ sở vật chất “vĩ đại” một thời mà Ukraine được hưởng từ Liên Xô, chỉ còn là những bãi phế liệu.