Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã lên ngôi bá chủ toàn cầu và tiến hành cuộc chiến tranh Lạnh kéo dài 44 năm với Liên Xô. Hai tổ chức quân sự NATO do Mỹ lãnh đạo và Warsaw do Liên xô đứng đầu, được lập ra trong cùng khoảng thời gian và hiện vẫn là hai khối quân sự lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay.Với sự giải thể của Liên Xô, tổ chức Warsaw cũng tan rã theo; mặc dù Liên Xô cuối cùng đã thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang và kết thúc bằng chiến thắng của Mỹ. Nhưng không thể phủ nhận rằng, nhiều loại vũ khí do Liên Xô phát triển rất tiên tiến cho đến tận ngày nay, ví dụ hầu hết các máy bay chiến đấu hiện tại của Nga đều theo thiết kế của Liên Xô. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-27 được phát triển dưới thời Liên xô.Trong số các loại vũ khí tiêu biểu của Liên Xô, có loại máy bay chiến đấu được mệnh danh là "Vua tốc độ" đó là MiG-25 (tên ký hiệu của NATO: Foxbat); đây là loại máy bay chiến đấu đánh chặn tốc độ cao, được phát triển bởi Cục thiết kế Mikoyan lừng danh của Liên Xô.Đây cũng là loại máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có tốc độ bay cao hơn Mach 3. Vào thời điểm đó, nhiều quốc gia Trung Đông thèm muốn loại máy bay chiến đấu này và Iraq cũng trang bị cho máy bay chiến đấu này cho lực lượng không quân của họ. Máy bay chiến đấu MiG-25 do Liên Xô phát triển có nhiều phiên bản như tiêm kích đánh chặn, trinh sát và huấn luyện; đã có khoảng 1.200 chiếc MiG-25 đã được sản xuất; trong số đó có 60% là máy bay trinh sát, 10% là máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi và chỉ 30% là máy bay đánh chặn.Hơn nữa, tốc độ bay tối đa của máy bay đánh chặn MiG-25 có thể đạt Mach 3.2, vượt qua đối thủ chính của Không quân Mỹ là máy bay trinh sát SR-71. Quân đội Mỹ đã từng cố gắng để có được công nghệ của MiG-25 nhiều lần, nhưng với sự bảo mật chặt chẽ của Liên Xô, Mỹ đã không thể đánh cắp được những bí mật của loại máy bay này.Ngay cả trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Không quân Mỹ đã xuất kích nhiều máy bay chiến đấu F-15 để bao vây các máy bay chiến đấu MiG-25 của Không quân Iraq. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc đánh chặn loại máy bay này và mất một máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Hải quân. Sự kiện này đã khiến MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh. Ảnh: Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ.Có thể nói, khi đối mặt với các vũ khí được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ có cảm giác bị áp đảo và thiếu sức mạnh. Chiếc F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ bị bắn rơi, trong điều kiện chiến trường Mỹ và liên quân áp đảo hoàn toàn trên không, khiến uy tín sức mạnh Không quân Mỹ bị tổn thương.Mặc dù tìm mọi cách để đánh cắp những bí mật của chiếc MiG-25, nhưng đều không thành công, thì vận may tự nhiên lại đến với Mỹ; vào năm 1976, phi công đảo ngũ Belenko của Nga đã lái một máy bay MiG-25 và hạ cánh tại sân bay Nhật Bản; tại đây, công nghệ cốt lõi của Liên Xô đã được Mỹ "giải mã". Có thể nói rằng món quà này hơi bất ngờ.Tuy nhiên, qua nghiên cứu của Mỹ, họ nhận thấy rằng, MiG-25 có tốc độ nhanh hơn tên lửa, nhưng không thực sự có nhiều công nghệ vượt trội. Mặc dù nó có tốc độ bay rất nhanh, khi thời gian bay tăng lên, động cơ của MiG-25 sẽ gặp phải những vấn đề lớn; đồng thời vật liệu được sử dụng để chế tạo khung sườn máy bay rất đơn giản.So với vật liệu hợp kim titan được sử dụng nhiều để chế tạo máy bay trinh sát SR-71 của quân đội Mỹ, MiG-25 của Liên Xô thậm chí sử dụng rất ít loại vật liệu tiên tiến này. Để đạt được "siêu tốc độ", thực chất MiG-25 được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky, nhưng nhiều chi tiết của máy bay chế tạo rất thô; nhưng chỉ có MiG-25 khiến quân đội Mỹ phải chịu tổn thất trong Chiến tranh vùng Vịnh.Hiện nay các nhà sử học quân sự vẫn đặt ra câu hỏi, trong điều kiện khống chế bầu trời tuyệt đối như trong chiến dịch "Bão táp sa mạc", tại sao máy bay chiến đấu của Mỹ lại thất bại trước MiG-25 của Iraq? Liệu đó có phải là do kỹ thuật của các phi công Mỹ kém, hay MiG-25 của Liên Xô thực sự tốt? Video MiG-25 - "Quái thú bay" thống trị không trung một thời - Nguồn: VietNamMilitaryPower@Youtube
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã lên ngôi bá chủ toàn cầu và tiến hành cuộc chiến tranh Lạnh kéo dài 44 năm với Liên Xô. Hai tổ chức quân sự NATO do Mỹ lãnh đạo và Warsaw do Liên xô đứng đầu, được lập ra trong cùng khoảng thời gian và hiện vẫn là hai khối quân sự lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay.
Với sự giải thể của Liên Xô, tổ chức Warsaw cũng tan rã theo; mặc dù Liên Xô cuối cùng đã thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang và kết thúc bằng chiến thắng của Mỹ. Nhưng không thể phủ nhận rằng, nhiều loại vũ khí do Liên Xô phát triển rất tiên tiến cho đến tận ngày nay, ví dụ hầu hết các máy bay chiến đấu hiện tại của Nga đều theo thiết kế của Liên Xô. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-27 được phát triển dưới thời Liên xô.
Trong số các loại vũ khí tiêu biểu của Liên Xô, có loại máy bay chiến đấu được mệnh danh là "Vua tốc độ" đó là MiG-25 (tên ký hiệu của NATO: Foxbat); đây là loại máy bay chiến đấu đánh chặn tốc độ cao, được phát triển bởi Cục thiết kế Mikoyan lừng danh của Liên Xô.
Đây cũng là loại máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có tốc độ bay cao hơn Mach 3. Vào thời điểm đó, nhiều quốc gia Trung Đông thèm muốn loại máy bay chiến đấu này và Iraq cũng trang bị cho máy bay chiến đấu này cho lực lượng không quân của họ.
Máy bay chiến đấu MiG-25 do Liên Xô phát triển có nhiều phiên bản như tiêm kích đánh chặn, trinh sát và huấn luyện; đã có khoảng 1.200 chiếc MiG-25 đã được sản xuất; trong số đó có 60% là máy bay trinh sát, 10% là máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi và chỉ 30% là máy bay đánh chặn.
Hơn nữa, tốc độ bay tối đa của máy bay đánh chặn MiG-25 có thể đạt Mach 3.2, vượt qua đối thủ chính của Không quân Mỹ là máy bay trinh sát SR-71. Quân đội Mỹ đã từng cố gắng để có được công nghệ của MiG-25 nhiều lần, nhưng với sự bảo mật chặt chẽ của Liên Xô, Mỹ đã không thể đánh cắp được những bí mật của loại máy bay này.
Ngay cả trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Không quân Mỹ đã xuất kích nhiều máy bay chiến đấu F-15 để bao vây các máy bay chiến đấu MiG-25 của Không quân Iraq. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc đánh chặn loại máy bay này và mất một máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Hải quân. Sự kiện này đã khiến MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh. Ảnh: Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ.
Có thể nói, khi đối mặt với các vũ khí được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ có cảm giác bị áp đảo và thiếu sức mạnh. Chiếc F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ bị bắn rơi, trong điều kiện chiến trường Mỹ và liên quân áp đảo hoàn toàn trên không, khiến uy tín sức mạnh Không quân Mỹ bị tổn thương.
Mặc dù tìm mọi cách để đánh cắp những bí mật của chiếc MiG-25, nhưng đều không thành công, thì vận may tự nhiên lại đến với Mỹ; vào năm 1976, phi công đảo ngũ Belenko của Nga đã lái một máy bay MiG-25 và hạ cánh tại sân bay Nhật Bản; tại đây, công nghệ cốt lõi của Liên Xô đã được Mỹ "giải mã". Có thể nói rằng món quà này hơi bất ngờ.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu của Mỹ, họ nhận thấy rằng, MiG-25 có tốc độ nhanh hơn tên lửa, nhưng không thực sự có nhiều công nghệ vượt trội. Mặc dù nó có tốc độ bay rất nhanh, khi thời gian bay tăng lên, động cơ của MiG-25 sẽ gặp phải những vấn đề lớn; đồng thời vật liệu được sử dụng để chế tạo khung sườn máy bay rất đơn giản.
So với vật liệu hợp kim titan được sử dụng nhiều để chế tạo máy bay trinh sát SR-71 của quân đội Mỹ, MiG-25 của Liên Xô thậm chí sử dụng rất ít loại vật liệu tiên tiến này. Để đạt được "siêu tốc độ", thực chất MiG-25 được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky, nhưng nhiều chi tiết của máy bay chế tạo rất thô; nhưng chỉ có MiG-25 khiến quân đội Mỹ phải chịu tổn thất trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Hiện nay các nhà sử học quân sự vẫn đặt ra câu hỏi, trong điều kiện khống chế bầu trời tuyệt đối như trong chiến dịch "Bão táp sa mạc", tại sao máy bay chiến đấu của Mỹ lại thất bại trước MiG-25 của Iraq? Liệu đó có phải là do kỹ thuật của các phi công Mỹ kém, hay MiG-25 của Liên Xô thực sự tốt?
Video MiG-25 - "Quái thú bay" thống trị không trung một thời - Nguồn: VietNamMilitaryPower@Youtube