Mọi đội quân tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đều có lực lượng phóng viên chiến trường rất đông đảo và cực kỳ can đảm. Nguồn ảnh: Old.Khác với những phóng viên hiện đại ngày nay, phóng viên chiến trường trong CTTG 2 thường là những người thuộc biên chế quân đội, họ mặc quân phục và tham chiến như một người lính, khác biệt duy nhất đó là khi những người lính cầm súng chiến đấu, họ lại sử dụng máy ảnh và máy quay phim. Nguồn ảnh: Star.Ngoài ra, những ký giả chiến trường còn thường mang theo các máy đánh chữ để có thể xuất bản những bài báo nóng hổi nhất ngay trên chiến trường và gửi về nước. Mỗi chiếc máy đánh chữ nặng từ 5 cho tới hàng chục kilogram khiến việc hành quân của những người lính này thêm vất vả. Nguồn ảnh: DM.Trên chiến trường, do ăn mặc như một lính chiến thực thụ nên ở khoảng cách 100 tới 200 mét, đối phương sẽ không thể phân biệt được đâu là phóng viên, đâu là binh lính đối phương nên việc bắn nhầm là điều dễ hiểu. Nguồn ảnh: CCN.Các loại máy quay phim, máy ảnh đời cũ thường rất nặng nề và cồng kềnh và dễ hỏng, không thể quăng quật được như vũ khí của bộ binh, khiến những người phóng viên quả cảm này phải vừa bản lĩnh, liều lĩnh, vừa phải cẩn thận để bảo quản "đồ nghề" của mình. Nguồn ảnh: Warrelic.Do công nghệ đương thời còn kém, một buổi phát thanh (chỉ truyền tiếng, không truyền hình) trực tiếp từ chiến trường về đài phát sóng cách đó khoảng vài chục kilomet cũng cần tới những phương tiện chuyên biệt. Ảnh: Xe phát thanh trực tiếp của nhà đài BBC. Nguồn ảnh: BBC.Một chiếc máy ghi âm ghi lại âm thanh lên đĩa than cực kỳ cồng kềnh, người phóng viên buộc phải mang theo thiết bị này ra chiến trường để tường thuật lại bằng lời nói. Nguồn ảnh: Histomil. Nguồn ảnh: BBC.Mặc dù cồng kềnh và nặng nề, nhưng việc sử dụng các loại máy ghi âm khổng lồ này có vẻ được ưa chuộng khá nhiều bởi các nhà đài đến từ Anh, nhất là khi cuộc không chiến nổ ra trên bầu trời nước Anh, những người lính phóng viên này có thể tường thuật lại trận đánh một cách nhanh nhất thay vì phải tốc ký ghi chép. Nguồn ảnh: BBC.Một hệ thống máy chụp không ảnh được sử dụng cho việc làm báo. Hệ thống chụp không ảnh này cũng chính là hệ thống được sử dụng để chụp lại các hình ảnh do thám. Nguồn ảnh: Tulsa.Dũng cảm lăn xả giữa chiến trường khi trong tay không có một tấc sắt. Nguồn ảnh: Histomil.Đôi khi những thước phim của các phóng viên mặt trận phải đánh đổi bằng cả mạng sống hoặc những vết thương nguy hiểm tới tính mạng. Nguồn ảnh: Histomil.Mặc dù vậy, những phóng viên chiến trường là một phần không thể thiếu trong mọi cuộc chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà các nước rất chú trọng tới việc tuyên truyền bằng hình ảnh. Nguồn ảnh: Histomil.Ở khoảng cách xa, đối phương sẽ khó có thể phân biệt được chiếc máy quay phim người phóng viên chiến trường này đang sử dụng với một... khẩu súng. Nguồn ảnh: Histomil.Chỉ tính riêng nước Mỹ, trong chiến tranh thế giới thứ hai đã có khoảng 3.000 nhà báo, phóng viên thiệt mạng và mất tích khi tác nghiệp trên chiến trường, chiếm khoảng 20% số lượng nhà báo, phóng viên được phía Mỹ đồng ý cho ra mặt trận. Nguồn ảnh: Histomil.
Mọi đội quân tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đều có lực lượng phóng viên chiến trường rất đông đảo và cực kỳ can đảm. Nguồn ảnh: Old.
Khác với những phóng viên hiện đại ngày nay, phóng viên chiến trường trong CTTG 2 thường là những người thuộc biên chế quân đội, họ mặc quân phục và tham chiến như một người lính, khác biệt duy nhất đó là khi những người lính cầm súng chiến đấu, họ lại sử dụng máy ảnh và máy quay phim. Nguồn ảnh: Star.
Ngoài ra, những ký giả chiến trường còn thường mang theo các máy đánh chữ để có thể xuất bản những bài báo nóng hổi nhất ngay trên chiến trường và gửi về nước. Mỗi chiếc máy đánh chữ nặng từ 5 cho tới hàng chục kilogram khiến việc hành quân của những người lính này thêm vất vả. Nguồn ảnh: DM.
Trên chiến trường, do ăn mặc như một lính chiến thực thụ nên ở khoảng cách 100 tới 200 mét, đối phương sẽ không thể phân biệt được đâu là phóng viên, đâu là binh lính đối phương nên việc bắn nhầm là điều dễ hiểu. Nguồn ảnh: CCN.
Các loại máy quay phim, máy ảnh đời cũ thường rất nặng nề và cồng kềnh và dễ hỏng, không thể quăng quật được như vũ khí của bộ binh, khiến những người phóng viên quả cảm này phải vừa bản lĩnh, liều lĩnh, vừa phải cẩn thận để bảo quản "đồ nghề" của mình. Nguồn ảnh: Warrelic.
Do công nghệ đương thời còn kém, một buổi phát thanh (chỉ truyền tiếng, không truyền hình) trực tiếp từ chiến trường về đài phát sóng cách đó khoảng vài chục kilomet cũng cần tới những phương tiện chuyên biệt. Ảnh: Xe phát thanh trực tiếp của nhà đài BBC. Nguồn ảnh: BBC.
Một chiếc máy ghi âm ghi lại âm thanh lên đĩa than cực kỳ cồng kềnh, người phóng viên buộc phải mang theo thiết bị này ra chiến trường để tường thuật lại bằng lời nói. Nguồn ảnh: Histomil. Nguồn ảnh: BBC.
Mặc dù cồng kềnh và nặng nề, nhưng việc sử dụng các loại máy ghi âm khổng lồ này có vẻ được ưa chuộng khá nhiều bởi các nhà đài đến từ Anh, nhất là khi cuộc không chiến nổ ra trên bầu trời nước Anh, những người lính phóng viên này có thể tường thuật lại trận đánh một cách nhanh nhất thay vì phải tốc ký ghi chép. Nguồn ảnh: BBC.
Một hệ thống máy chụp không ảnh được sử dụng cho việc làm báo. Hệ thống chụp không ảnh này cũng chính là hệ thống được sử dụng để chụp lại các hình ảnh do thám. Nguồn ảnh: Tulsa.
Dũng cảm lăn xả giữa chiến trường khi trong tay không có một tấc sắt. Nguồn ảnh: Histomil.
Đôi khi những thước phim của các phóng viên mặt trận phải đánh đổi bằng cả mạng sống hoặc những vết thương nguy hiểm tới tính mạng. Nguồn ảnh: Histomil.
Mặc dù vậy, những phóng viên chiến trường là một phần không thể thiếu trong mọi cuộc chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà các nước rất chú trọng tới việc tuyên truyền bằng hình ảnh. Nguồn ảnh: Histomil.
Ở khoảng cách xa, đối phương sẽ khó có thể phân biệt được chiếc máy quay phim người phóng viên chiến trường này đang sử dụng với một... khẩu súng. Nguồn ảnh: Histomil.
Chỉ tính riêng nước Mỹ, trong chiến tranh thế giới thứ hai đã có khoảng 3.000 nhà báo, phóng viên thiệt mạng và mất tích khi tác nghiệp trên chiến trường, chiếm khoảng 20% số lượng nhà báo, phóng viên được phía Mỹ đồng ý cho ra mặt trận. Nguồn ảnh: Histomil.