Hầu hết nhiều người tin rằng Mỹ chỉ lên kế hoạch thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, nhưng một số bằng chứng lịch sử lại cho thấy khác. Rất nhiều tài liệu có từ trước khi Nhật Bản đầu hàng chỉ ra rằng, không phải chỉ có hai quả bom được sử dụng cho kế hoạch khủng khiếp này.Mãi cho đến sau khi chiến tranh kết thúc, sự thật mới được hé lộ sau khi hai bom được ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Một loạt các hồi ký được viết bởi những người tham gia dự án Manhattan khẳng định rằng hai quả bom nguyên tử chưa phải là tất cả của kế hoạch.Nhưng, trước các cuộc tấn công vào Hiroshima và Nagasaki, không ai nghĩ rằng chỉ với hai quả bom sẽ kết thúc chiến tranh. Phi công của chiếc máy bay đã thả Little Boy, Đại tá Paul Tibbets, đã chia sẻ với nhiều nguồn tin đáng chú ý.Theo hồi ức của ông, Mỹ tính toán phải cần tới 5 quả bom nguyên tử mới có thể buộc Nhật Bản đầu hàng. Khi đó, phi đội của Đại tá Paul Tibbets có 15 máy bay ném bom và phi hành đoàn được huấn luyện sẵn sàng hoạt động trong trường hợp họ cần thả thêm bom nguyên tử.Vào ngày 13/8/1945, bốn ngày sau vụ ném bom Nagasaki, hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đã nói chuyện qua điện thoại về việc có bao nhiêu quả bom nữa sẽ cho nổ trên đất nước Nhật Bản và thời gian để ném bom.Theo cuộc trò chuyện đã được giải mật, có một quả bom thứ ba sẽ được thả vào ngày 19/8. "Lần thả bom thứ ba" này sẽ là quả bom Fat Man thứ hai, loại bom giống như quả được ném xuống Nagasaki.Các quan chức này cũng vạch ra kế hoạch Mỹ sẽ thả thêm 7 quả bom nữa vào cuối tháng 10/1945. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ địa điểm được xác định để thực hiện vụ ném quả bom thứ ba. Một số nguồn tin cho rằng thủ đô Tokyo sẽ là nơi xảy ra vụ tấn công nguyên tử tiếp theo.Đại tá Paul Tibbets cho rằng việc tấn công Tokyo sẽ gây ra thiệt hại lớn về tâm lý và gây hoang mang cho chính phủ và người dân Nhật Bản khi đó. Đối với ông, điều này sẽ có sức tàn phá lớn hơn nhiều so với sức công phá của chính quả bom.Trong khi quân đội tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc tấn công nguyên tử lần thứ ba vào Nhật Bản, Tổng thống Truman đã có hành động kịp thời. Khi biết rằng một quả bom thứ ba sẽ sẵn sàng trong khoảng một tuần nữa, ông đã ra lệnh không được thả thêm quả bom nguyên tử nào nữa nếu không có sự chấp thuận trực tiếp của ông.Tổng thống Truman sau đó được hỏi tại sao muốn ngừng các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Nhật Bản, ông nói rằng hành động giết chết 100.000 người trong đó bao gồm tất cả những đứa trẻ là điều quá kinh khủng.Nhưng ngay cả sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15/8, vẫn có những lo ngại về một cuộc đảo chính quân sự ở Nhật Bản sẽ tái khởi động chiến tranh. Việc chuẩn bị cho cuộc tấn công nguyên tử thứ ba vẫn tiếp tục cho đến ngày 2/9, ngày mà Mỹ bắt đầu chiếm đóng Nhật Bản.Hành động đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản đã kịp thời ngăn chặn “phát súng thứ ba”, trước khi thảm họa tiếp tục xảy ra. Và kế hoạch chuẩn bị nhiều hơn hai quả bom để ném xuống Nhật Bản đã lắng xuống và chỉ được kể lại sau cuộc chiến bởi những người trong cuộc khi đó. Nguồn ảnh: Warhistory. Những thước phim hiếm hoi ghi lại tại mặt trận Trung - Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.
Hầu hết nhiều người tin rằng Mỹ chỉ lên kế hoạch thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, nhưng một số bằng chứng lịch sử lại cho thấy khác. Rất nhiều tài liệu có từ trước khi Nhật Bản đầu hàng chỉ ra rằng, không phải chỉ có hai quả bom được sử dụng cho kế hoạch khủng khiếp này.
Mãi cho đến sau khi chiến tranh kết thúc, sự thật mới được hé lộ sau khi hai bom được ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Một loạt các hồi ký được viết bởi những người tham gia dự án Manhattan khẳng định rằng hai quả bom nguyên tử chưa phải là tất cả của kế hoạch.
Nhưng, trước các cuộc tấn công vào Hiroshima và Nagasaki, không ai nghĩ rằng chỉ với hai quả bom sẽ kết thúc chiến tranh. Phi công của chiếc máy bay đã thả Little Boy, Đại tá Paul Tibbets, đã chia sẻ với nhiều nguồn tin đáng chú ý.
Theo hồi ức của ông, Mỹ tính toán phải cần tới 5 quả bom nguyên tử mới có thể buộc Nhật Bản đầu hàng. Khi đó, phi đội của Đại tá Paul Tibbets có 15 máy bay ném bom và phi hành đoàn được huấn luyện sẵn sàng hoạt động trong trường hợp họ cần thả thêm bom nguyên tử.
Vào ngày 13/8/1945, bốn ngày sau vụ ném bom Nagasaki, hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đã nói chuyện qua điện thoại về việc có bao nhiêu quả bom nữa sẽ cho nổ trên đất nước Nhật Bản và thời gian để ném bom.
Theo cuộc trò chuyện đã được giải mật, có một quả bom thứ ba sẽ được thả vào ngày 19/8. "Lần thả bom thứ ba" này sẽ là quả bom Fat Man thứ hai, loại bom giống như quả được ném xuống Nagasaki.
Các quan chức này cũng vạch ra kế hoạch Mỹ sẽ thả thêm 7 quả bom nữa vào cuối tháng 10/1945. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ địa điểm được xác định để thực hiện vụ ném quả bom thứ ba. Một số nguồn tin cho rằng thủ đô Tokyo sẽ là nơi xảy ra vụ tấn công nguyên tử tiếp theo.
Đại tá Paul Tibbets cho rằng việc tấn công Tokyo sẽ gây ra thiệt hại lớn về tâm lý và gây hoang mang cho chính phủ và người dân Nhật Bản khi đó. Đối với ông, điều này sẽ có sức tàn phá lớn hơn nhiều so với sức công phá của chính quả bom.
Trong khi quân đội tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc tấn công nguyên tử lần thứ ba vào Nhật Bản, Tổng thống Truman đã có hành động kịp thời. Khi biết rằng một quả bom thứ ba sẽ sẵn sàng trong khoảng một tuần nữa, ông đã ra lệnh không được thả thêm quả bom nguyên tử nào nữa nếu không có sự chấp thuận trực tiếp của ông.
Tổng thống Truman sau đó được hỏi tại sao muốn ngừng các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Nhật Bản, ông nói rằng hành động giết chết 100.000 người trong đó bao gồm tất cả những đứa trẻ là điều quá kinh khủng.
Nhưng ngay cả sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15/8, vẫn có những lo ngại về một cuộc đảo chính quân sự ở Nhật Bản sẽ tái khởi động chiến tranh. Việc chuẩn bị cho cuộc tấn công nguyên tử thứ ba vẫn tiếp tục cho đến ngày 2/9, ngày mà Mỹ bắt đầu chiếm đóng Nhật Bản.
Hành động đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản đã kịp thời ngăn chặn “phát súng thứ ba”, trước khi thảm họa tiếp tục xảy ra. Và kế hoạch chuẩn bị nhiều hơn hai quả bom để ném xuống Nhật Bản đã lắng xuống và chỉ được kể lại sau cuộc chiến bởi những người trong cuộc khi đó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Những thước phim hiếm hoi ghi lại tại mặt trận Trung - Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.