Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đức đã phát triển xe trinh sát Schwimmwagen, đây thực chất là một chiếc thuyền có bánh xe, có khả năng bơi trên mặt nước và cơ động trên đường; quân đội Mỹ cũng phát triển phương tiện DUKW, một loại thuyền/ xe tải, có thể bơi trực tiếp từ tàu chở hàng vào đất liền. Ảnh: Xe trinh sát Schwimmwagen - Nguồn: Wikipedia.Nhận thấy những tính năng của phương tiện thủy – bộ này, Liên Xô còn đưa khái niệm này đi xa hơn với xe BRDM-1, tên viết tắt của xe tuần tra/ trinh sát bọc thép. Giống như Schwimmwagen của Đức, nó được phát triển như một phương tiện trinh sát, có khả năng bơi. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên BRDM-1 không giống hoàn toàn như Schwimmwagen của Đức, nó được bọc thép nhẹ, đủ để bảo vệ cho kíp xe. Với tốc độ tối đa 100 km/giờ trên đường nhựa và 10 km/giờ khi bơi trên mặt nước, do vậy BRDM-1 có khả năng cơ động rất cao. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.Ngay sau thế chiến II, Liên Xô cũng đã phát triển phiên bản xe tăng hạng nhẹ PT-76 có thể bơi; loại xe tăng này trở thành xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của khối quân sự Warsaw. Tuy nhiên với tốc độ tối đa chỉ 43 km/giờ trên đường nhựa, Hồng quân Liên Xô cần một phương tiện nhanh hơn. Ảnh: Xe tăng PT-76. Nguồn: Wikipedia.Khi bắt đầu phát triển xe trinh sát BRDM-1, Hồng quân xác định rằng, đây sẽ là một chiếc xe bọc thép lội nước, có thể chứa một kíp xe 5 người; tuy nhiên trên thực tế, nó chỉ yêu cầu một kíp xe chỉ từ 3 đến 4 người, vì ban đầu xe không được trang bị vũ khí. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.Các mẫu sau này đã trang bị vũ khí, bao gồm súng máy hạng trung SG-43 Goryunov 7,62 mm hoặc sau đó là súng máy hạng nặng DSkK 12 mm được gắn ở vị trí phía sau. Tuy nhiên, xạ thủ phải phơi mình trước hỏa lực của đối phương khi đi tuần. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.Đã có khoảng 11.500 chiếc được sản xuất BRDM-1 được sản xuất từ năm 1957 đến năm 1966; và phần lớn số xe này được biên chế cho Hồng quân Liên Xô. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.BRDM-1 được đưa vào biên chế vào năm 1957, nhưng đến năm 1962 nó đã được thay thế bằng BRDM-2, giải quyết các hạn chế và nhược điểm của thiết kế ban đầu. Không giống như BRDM-1, mẫu xe mới có tháp pháo và được trang bị súng máy 14,5 mm. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.Giống như phiên bản gốc, mẫu xe nâng cấp vẫn có hai cặp bánh bụng dẫn động bằng xích, có thể hạ xuống bởi người lái, hỗ trợ việc vượt qua các rãnh và địa hình hiểm trở. Kíp xe 4 người - bao gồm lái xe, lái phụ kiêm điện đài viên, trưởng xe và pháo thủ. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.BRDM-2 cũng có thân xe giống hình hộp lớn hơn, nhưng vẫn giữ nguyên mũi vát giống như BRDM-1. Hơn nữa, động cơ đã được chuyển đến phía sau xe, giúp xe cân bằng hơn. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.Là một phương tiện trinh sát, nên BRDM-2 chỉ được bọc thép nhẹ - với tối đa khoảng 14 mm ở tấm mũi và nhỏ nhất là 5 mm ở thân trên phía trước, nên xe chỉ chống được mảnh đạn pháo và đạn cỡ 7,62mm. Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.Với khả năng bọc giáp nhẹ như vậy, BRDM-2 không phải là phương tiện chiến đấu hay hỗ trợ hỏa lực, mà chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát; nhưng với hỏa lực tương đối mạnh, nó có thể chống trả và với khả năng cơ động, nhanh chóng thoát khỏi truy đuổi của đối phương. Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.Phiên bản BRDM-2 chỉ có khoảng 7.200 chiếc được sản xuất từ năm 1962 đến năm 1989 (đến thời điểm Liên Xô tan rã), hiện nay BRDM-2 vẫn được sản xuất ở Ba Lan. Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.Những phiên bản BRDM-1/2 đều được xuất khẩu rộng rãi sang các quốc gia từ châu Á, châu Mỹ và châu Phi; loại xe này cũng được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và hiện là phương tiện trinh sát cơ giới của các đơn vị bộ binh cơ giới của Quân đội ta cũng như lực lượng cảnh sát cơ động. Ảnh: Xe BRDM-2 của lực lượng cảnh sát cơ động – Nguồn: CAND. Video Kíp xe thiết giáp chở quân BTR-60 huấn luyện vượt vật cản - Nguồn: QĐND Online
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đức đã phát triển xe trinh sát Schwimmwagen, đây thực chất là một chiếc thuyền có bánh xe, có khả năng bơi trên mặt nước và cơ động trên đường; quân đội Mỹ cũng phát triển phương tiện DUKW, một loại thuyền/ xe tải, có thể bơi trực tiếp từ tàu chở hàng vào đất liền. Ảnh: Xe trinh sát Schwimmwagen - Nguồn: Wikipedia.
Nhận thấy những tính năng của phương tiện thủy – bộ này, Liên Xô còn đưa khái niệm này đi xa hơn với xe BRDM-1, tên viết tắt của xe tuần tra/ trinh sát bọc thép. Giống như Schwimmwagen của Đức, nó được phát triển như một phương tiện trinh sát, có khả năng bơi. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên BRDM-1 không giống hoàn toàn như Schwimmwagen của Đức, nó được bọc thép nhẹ, đủ để bảo vệ cho kíp xe. Với tốc độ tối đa 100 km/giờ trên đường nhựa và 10 km/giờ khi bơi trên mặt nước, do vậy BRDM-1 có khả năng cơ động rất cao. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.
Ngay sau thế chiến II, Liên Xô cũng đã phát triển phiên bản xe tăng hạng nhẹ PT-76 có thể bơi; loại xe tăng này trở thành xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của khối quân sự Warsaw. Tuy nhiên với tốc độ tối đa chỉ 43 km/giờ trên đường nhựa, Hồng quân Liên Xô cần một phương tiện nhanh hơn. Ảnh: Xe tăng PT-76. Nguồn: Wikipedia.
Khi bắt đầu phát triển xe trinh sát BRDM-1, Hồng quân xác định rằng, đây sẽ là một chiếc xe bọc thép lội nước, có thể chứa một kíp xe 5 người; tuy nhiên trên thực tế, nó chỉ yêu cầu một kíp xe chỉ từ 3 đến 4 người, vì ban đầu xe không được trang bị vũ khí. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.
Các mẫu sau này đã trang bị vũ khí, bao gồm súng máy hạng trung SG-43 Goryunov 7,62 mm hoặc sau đó là súng máy hạng nặng DSkK 12 mm được gắn ở vị trí phía sau. Tuy nhiên, xạ thủ phải phơi mình trước hỏa lực của đối phương khi đi tuần. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.
Đã có khoảng 11.500 chiếc được sản xuất BRDM-1 được sản xuất từ năm 1957 đến năm 1966; và phần lớn số xe này được biên chế cho Hồng quân Liên Xô. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-1. Nguồn: Wikipedia.
BRDM-1 được đưa vào biên chế vào năm 1957, nhưng đến năm 1962 nó đã được thay thế bằng BRDM-2, giải quyết các hạn chế và nhược điểm của thiết kế ban đầu. Không giống như BRDM-1, mẫu xe mới có tháp pháo và được trang bị súng máy 14,5 mm. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.
Giống như phiên bản gốc, mẫu xe nâng cấp vẫn có hai cặp bánh bụng dẫn động bằng xích, có thể hạ xuống bởi người lái, hỗ trợ việc vượt qua các rãnh và địa hình hiểm trở. Kíp xe 4 người - bao gồm lái xe, lái phụ kiêm điện đài viên, trưởng xe và pháo thủ. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.
BRDM-2 cũng có thân xe giống hình hộp lớn hơn, nhưng vẫn giữ nguyên mũi vát giống như BRDM-1. Hơn nữa, động cơ đã được chuyển đến phía sau xe, giúp xe cân bằng hơn. Ảnh: Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.
Là một phương tiện trinh sát, nên BRDM-2 chỉ được bọc thép nhẹ - với tối đa khoảng 14 mm ở tấm mũi và nhỏ nhất là 5 mm ở thân trên phía trước, nên xe chỉ chống được mảnh đạn pháo và đạn cỡ 7,62mm. Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.
Với khả năng bọc giáp nhẹ như vậy, BRDM-2 không phải là phương tiện chiến đấu hay hỗ trợ hỏa lực, mà chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát; nhưng với hỏa lực tương đối mạnh, nó có thể chống trả và với khả năng cơ động, nhanh chóng thoát khỏi truy đuổi của đối phương. Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.
Phiên bản BRDM-2 chỉ có khoảng 7.200 chiếc được sản xuất từ năm 1962 đến năm 1989 (đến thời điểm Liên Xô tan rã), hiện nay BRDM-2 vẫn được sản xuất ở Ba Lan. Xe trinh sát BRDM-2. Nguồn: Wikipedia.
Những phiên bản BRDM-1/2 đều được xuất khẩu rộng rãi sang các quốc gia từ châu Á, châu Mỹ và châu Phi; loại xe này cũng được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và hiện là phương tiện trinh sát cơ giới của các đơn vị bộ binh cơ giới của Quân đội ta cũng như lực lượng cảnh sát cơ động. Ảnh: Xe BRDM-2 của lực lượng cảnh sát cơ động – Nguồn: CAND.
Video Kíp xe thiết giáp chở quân BTR-60 huấn luyện vượt vật cản - Nguồn: QĐND Online