BRDM-2 là dòng xe thiết giáp trinh sát có khả năng lội nước do Liên Xô chế tạo từ năm 1962 đến năm 1989 với số lượng xuất xưởng 7.200 chiếc nhằm thay thế cho người tiền nhiệm BRDM-1 tính năng còn nhiều hạn chế, BRDM-2 còn có tên định danh khác là BTR-40PB.Kíp chiến đấu của xe thiết giáp BRDM-2 bao gồm 4 người: lái chính, lái phụ, trưởng xe và xạ thủ, do được thiết kế thuần túy cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường cho nên BRDM-2 không có khả năng chở quân.BRDM-2 có trọng lượng 7,7 tấn, chiều dài 5,75 m, chiều rộng 2,37 m, chiều cao 2,31 m. Giáp của xe có độ dày 14 mm ở phần mũi, 10 mm xung quanh và phía trước tháp pháo, 7 mm hai bên hông và phần sau cũng như nóc tháp pháo, 5 mm ở phần thân trên.Vũ khí của BRDM-2 tương tự BTR-60PB, nó được lắp đặt một tháp súng, trong đó có khẩu súng máy hạng nặng 14,5 mm KPVT với cơ số 500 viên đạn, đi kèm vũ khí phụ là súng máy đồng trục 7,62 mm PKT với 2.000 viên đạn.Trái tim của xe là động cơ xăng GAZ-41V-8 công suất 140 mã lực cùng hệ dẫn động 4 x 4 lò xo lá giảm xóc thủy lực cho tốc độ tối đa 100 km/h trên đường tốt hoặc 10 km/h khi bơi, tầm hoạt động lên tới 750 km.Mới đây Nga đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 nổi tiếng có tên định danh BRDM-2M với khá nhiều nét khác biệt.Quan sát bên ngoài những chiếc BRDM-2M này dễ dàng nhận thấy chúng được bổ sung các tấm giáp phụ hai bên thành xe cũng như phía trước.Tác dụng chính của việc này là mở rộng khả năng bảo vệ cho kíp điều khiển khi bị đạn 12,7 mm bắn thẳng so với trước kia chỉ chống được đạn 7,62 mm.Ngoài ra xe còn được bổ sung cửa hông, giúp kíp điều khiển ra vào thuận tiện hơn so với sử dụng cửa nóc dễ bị tổn thương bởi hỏa lực của đối phương.Cải tiến đáng giá nhất chính là khối thiết bị quang điện tử tích hợp phía trên tháp súng, giúp cho việc tác xạ khẩu súng áy KPVT 14,5 mm chính xác hơn rất nhiều lần.Tuy nhiên ngoài những cải tiến vượt trội trên thì dễ nhận thấy rằng tấm cản nước của BRDM-2M đã bị tháo bỏ, dấu hiệu cho thấy nó đã không còn khả năng bơi, có lẽ do trọng lượng của xe tăng lên khi bổ sung giáp phụ.Hiện nay chiếc thiết giáp BRDM-2M này đã được Nga tặng không một số quốc gia "phên dậu" hay đồng minh thân thiết với mình bao gồm Kyrgyzstan và Serbia.Bên cạnh đó, Nga còn đang tỏ rõ ý định muốn xuất khẩu biến thể BRDM-2M hoặc nâng cấp những xe thiết giáp BRDM-2 hiện còn phục vụ trong nhiều quân đội trên thế giới.Theo trang ZAB.ru, tùy viên quân sự 11 quốc gia (gồm cả Việt Nam) mới đây đã tới thăm nhà máy sửa chữa thiết giáp 103 ở Atamanovka và xem một số loại vũ khí hiện đại trình diễn tính năng.Nổi bật trong số này chính là xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M, thông qua sự kiện trên Nga không dấu giếm ý định muốn giành được các hợp đồng nâng cấp BRDM-2.Chiếc BRDM-2M đã thể hiện khả năng khá tốt ngay cả khi phải đối đầu với xe tăng chiến đấu chủ lực T-62BV, khẩu súng máy KPVT của nó tuy không phá hủy được xe nhưng cũng khiến chiếc MBT bị hư hỏng và chẳng thể truy kích.Tuy nhiên có thể nhận thấy đối với quốc gia có địa hình nhiều sông ngòi như Việt Nam thì việc chiếc BRDM-2 không còn khả năng bơi là điểm yếu.Sẽ hợp lý hơn nếu Việt Nam chỉ nâng cấp hỏa lực và bổ sung cửa hông, còn lại giáp xe chỉ ở mức nguyên bản trong trường hợp chúng ta có ý định nâng cấp BRDM-2 theo cấu hình mới nhất vừa được Nga giới thiệu.
BRDM-2 là dòng xe thiết giáp trinh sát có khả năng lội nước do Liên Xô chế tạo từ năm 1962 đến năm 1989 với số lượng xuất xưởng 7.200 chiếc nhằm thay thế cho người tiền nhiệm BRDM-1 tính năng còn nhiều hạn chế, BRDM-2 còn có tên định danh khác là BTR-40PB.
Kíp chiến đấu của xe thiết giáp BRDM-2 bao gồm 4 người: lái chính, lái phụ, trưởng xe và xạ thủ, do được thiết kế thuần túy cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường cho nên BRDM-2 không có khả năng chở quân.
BRDM-2 có trọng lượng 7,7 tấn, chiều dài 5,75 m, chiều rộng 2,37 m, chiều cao 2,31 m. Giáp của xe có độ dày 14 mm ở phần mũi, 10 mm xung quanh và phía trước tháp pháo, 7 mm hai bên hông và phần sau cũng như nóc tháp pháo, 5 mm ở phần thân trên.
Vũ khí của BRDM-2 tương tự BTR-60PB, nó được lắp đặt một tháp súng, trong đó có khẩu súng máy hạng nặng 14,5 mm KPVT với cơ số 500 viên đạn, đi kèm vũ khí phụ là súng máy đồng trục 7,62 mm PKT với 2.000 viên đạn.
Trái tim của xe là động cơ xăng GAZ-41V-8 công suất 140 mã lực cùng hệ dẫn động 4 x 4 lò xo lá giảm xóc thủy lực cho tốc độ tối đa 100 km/h trên đường tốt hoặc 10 km/h khi bơi, tầm hoạt động lên tới 750 km.
Mới đây Nga đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 nổi tiếng có tên định danh BRDM-2M với khá nhiều nét khác biệt.
Quan sát bên ngoài những chiếc BRDM-2M này dễ dàng nhận thấy chúng được bổ sung các tấm giáp phụ hai bên thành xe cũng như phía trước.
Tác dụng chính của việc này là mở rộng khả năng bảo vệ cho kíp điều khiển khi bị đạn 12,7 mm bắn thẳng so với trước kia chỉ chống được đạn 7,62 mm.
Ngoài ra xe còn được bổ sung cửa hông, giúp kíp điều khiển ra vào thuận tiện hơn so với sử dụng cửa nóc dễ bị tổn thương bởi hỏa lực của đối phương.
Cải tiến đáng giá nhất chính là khối thiết bị quang điện tử tích hợp phía trên tháp súng, giúp cho việc tác xạ khẩu súng áy KPVT 14,5 mm chính xác hơn rất nhiều lần.
Tuy nhiên ngoài những cải tiến vượt trội trên thì dễ nhận thấy rằng tấm cản nước của BRDM-2M đã bị tháo bỏ, dấu hiệu cho thấy nó đã không còn khả năng bơi, có lẽ do trọng lượng của xe tăng lên khi bổ sung giáp phụ.
Hiện nay chiếc thiết giáp BRDM-2M này đã được Nga tặng không một số quốc gia "phên dậu" hay đồng minh thân thiết với mình bao gồm Kyrgyzstan và Serbia.
Bên cạnh đó, Nga còn đang tỏ rõ ý định muốn xuất khẩu biến thể BRDM-2M hoặc nâng cấp những xe thiết giáp BRDM-2 hiện còn phục vụ trong nhiều quân đội trên thế giới.
Theo trang ZAB.ru, tùy viên quân sự 11 quốc gia (gồm cả Việt Nam) mới đây đã tới thăm nhà máy sửa chữa thiết giáp 103 ở Atamanovka và xem một số loại vũ khí hiện đại trình diễn tính năng.
Nổi bật trong số này chính là xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M, thông qua sự kiện trên Nga không dấu giếm ý định muốn giành được các hợp đồng nâng cấp BRDM-2.
Chiếc BRDM-2M đã thể hiện khả năng khá tốt ngay cả khi phải đối đầu với xe tăng chiến đấu chủ lực T-62BV, khẩu súng máy KPVT của nó tuy không phá hủy được xe nhưng cũng khiến chiếc MBT bị hư hỏng và chẳng thể truy kích.
Tuy nhiên có thể nhận thấy đối với quốc gia có địa hình nhiều sông ngòi như Việt Nam thì việc chiếc BRDM-2 không còn khả năng bơi là điểm yếu.
Sẽ hợp lý hơn nếu Việt Nam chỉ nâng cấp hỏa lực và bổ sung cửa hông, còn lại giáp xe chỉ ở mức nguyên bản trong trường hợp chúng ta có ý định nâng cấp BRDM-2 theo cấu hình mới nhất vừa được Nga giới thiệu.