Khi đoàn xe bọc thép Ukraine tràn vào tỉnh Kursk của Nga, các nhà quan sát phương Tây đã nín thở và quan sát chiến dịch quan trọng này. Liệu chiến dịch tấn công mà Quân đội Ukraine đặt nhiều hy vọng này có trở thành bước ngoặt đảo ngược sự suy thoái của Ukraine? Hay đó chỉ là một cái bẫy được thiết kế khéo léo, để đẩy Quân đội Ukraine đến bờ vực thảm họa?Địa danh Kursk, nổi tiếng với "Trận chiến xe tăng" lớn nhất trong Thế chiến thứ hai, một lần nữa trở thành trung tâm chú ý của toàn cầu, khi Quân đội Ukraine mạnh dạn hành quân về phía bắc, vượt qua biên giới quốc gia và gây chiến với chính nước Nga. Động thái bất ngờ này không chỉ gây sốc cho cộng đồng quốc tế, mà còn khiến giới lãnh đạo Nga “ngỡ ngàng”.Hàng trăm xe bọc thép của Ukraine được yểm trợ bằng hỏa lực nhiều loại pháo và UAV, đã lao thẳng qua biên giới; lực lượng quân sự hùng mạnh này, giống như một thanh kiếm sắc bén, chĩa thẳng vào trái tim nước Nga. Trước sự tấn công quyết liệt của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga đã phản ứng nhanh chóng; họ xây dựng nhiều tuyến phòng thủ nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Ukraine.Nga bắt đầu điều những đơn vị tinh nhuệ ra mặt trận Kursk để tham chiến. Lính đánh thuê Wagner được triệu về từ Belarus cũng được điều động khẩn cấp ra chiến trường. Tổ chức quân sự tư nhân nổi loạn một thời này giờ đây một lần nữa trở thành chỗ dựa quan trọng cho Moscow. Thêm nhiều binh sĩ Nga đang tập trung tại khu vực Kursk để chuẩn bị cho trận chiến sinh tử này. Trong màn sương mù chiến tranh, một tin tức đáng lo ngại đã xuất hiện, Quân đội Nga đã sử dụng bom chùm chống lại quân Ukraine đang tiến vào lãnh thổ. Việc sử dụng loại vũ khí bị cấm bởi các công ước quốc tế này bộc lộ tính cấp bách và quyết tâm của Nga trước nguy cơ bị xâm lược. Khi chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Nga của Ukraine đã đi quá xa, một số nhà quan sát phương Tây bắt đầu cảm thấy có điều gì đó “không ổn”. Dự đoán khắc nghiệt này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các tổ chức tư vấn phương Tây, khi họ cho rằng, hoạt động này của Quân đội Ukraine chứa đầy rủi ro.Các nhà phân tích phương tây cho rằng, Quân đội Ukraine đã đầu tư một số lượng lớn quân vào khu vực Kursk, trong đó có lực lượng "tổng dự bị" chưa từng xuất hiện trước đây. Cách tiếp cận tuyệt vọng này khiến mọi người tự hỏi, liệu Ukraine đã đi đến “cùng sào” hay chưa?Quân đội Ukraine chiếm càng nhiều đất, thì càng cần nhiều quân phòng thủ, điều này chắc chắn sẽ tiêu tốn nguồn nhân lực có hạn của Ukraine. Việc mở rộng này có khôn ngoan khi nguồn lực của Ukraine đang khan hiếm? Hay Quân đội Ukraine đang từng bước lọt vào một cái bẫy do Nga thiết kế kỹ càng?Một số nhà phân tích cho rằng, Quân đội Nga có thể cố tình không chủ động phản công, nhằm dụ địch tiến sâu hơn. Ý tưởng chiếm đất đai và lấy thời gian để tiêu hao sức mạnh của Nga có thể là điều mơ tưởng của Ukraine; và nếu đúng như vậy, thì quyết định tấn công Kursk của Quân đội Ukraine sẽ là một sai lần.Bên cạnh đó, động cơ của Tổng thống Zelensky cũng làm dấy lên những đồn đoán. Một số người cho rằng, ông Zelensky có thể đang khao khát đạt được một số kết quả trong chiến dịch Kursk. Chiến lược mạo hiểm này có thể khiến Nga kiên quyết tấn công tiêu diệt quân Ukraine trên lãnh thổ nước này, từ đó đẩy cuộc chiến lên quy mô lớn hơn. Trong khi đó, trên trường quốc tế, những khó khăn của Ukraine ngày càng sâu sắc. Sự không chắc chắn về kết quả cuộc bầu cử Mỹ phủ bóng đen lên tương lai của Ukraine. Nếu chính phủ mới của Mỹ thay đổi chính sách đối với Ukraine, tình hình Ukraine sẽ còn khó khăn hơn.Còn các nước châu Âu cũng bắt đầu thắt chặt quy mô viện trợ cho Ukraine. Đức đã cắt giảm một nửa viện trợ, điều này chắc chắn sẽ giáng một đòn mạnh vào nỗ lực tiếp tục kháng chiến của Ukraine. Câu hỏi đặt ra, liệu Ukraine có thể tiếp tục duy trì hoạt động quân sự cường độ cao, khi viện trợ của phương Tây dần cạn kiệt?Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, sự lựa chọn của Quân đội Ukraine thật đáng lo ngại. Có vẻ như họ đang gửi thêm quân đến Kursk nhằm giành chiến thắng trong chiến dịch này; cách tiếp cận này tương đương với việc “rút củi đáy nồi” ở các mặt trận khác. Nếu chiến lược “lấy quân nhàn chờ quân mỏi” của Quân đội Nga thành công, Quân đội Ukraine có thể gặp thảm họa. Nhìn lại toàn bộ chiến dịch, chúng ta không khỏi tự hỏi: Liệu quyết định tấn công vào tỉnh Kursk của Quân đội Ukraine có sáng suốt không? Với sức mạnh xấp xỉ gấp đôi Quân đội Nga, Quân đội Ukraine lúc đầu có lợi thế nhất định. Nhưng ưu thế về số lượng không đảm bảo chiến thắng trong chiến tranh. Có rất nhiều ví dụ trong lịch sử về việc lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, và chính cái tên Kursk là một ví dụ rõ ràng. Những rủi ro trong hoạt động này của Quân đội Ukraine là hiển nhiên.Quân đội Ukraine đưa một số lượng lớn quân tinh nhuệ vào một trận chiến có tính bất ổn cao, chắc chắn đây là một canh bạc cho vận mệnh của đất nước. Nếu trận chiến thất bại, không chỉ tổn thất một lượng lớn nhân lực, mà còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ cục diện chiến tranh Ukraine.Phản ứng của Nga cũng đáng để suy ngẫm. Có vẻ như họ đã áp dụng kế sách “lấy quân nhàn chờ quân mỏi”, khi để cho Quân đội Ukraine tiến sâu vào lãnh thổ của mình. Cách làm này có vẻ tiêu cực, nhưng thực chất nó ẩn chứa nhiều bí mật. Bằng cách dụ kẻ thù vào sâu hơn, Quân đội Nga có thể đang giăng một cái bẫy lớn với Quân đội Ukraine. Trong ván cờ này, thời gian nghiêng dần về phía Nga, khi cuộc chiến ở Kursk tiếp tục, nguồn lực của Ukraine sẽ dần cạn kiệt, trong khi Nga có thể liên tục huy động quân tiếp viện. Quan trọng hơn, sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine đang suy yếu, điều này chắc chắn sẽ đẩy nhanh hoàn cảnh khó khăn của Ukraine. Kết quả bầu cử Mỹ sẽ được công bố vào tháng 1/2025, lúc đó có thể đã quá muộn đối với Ukraine. Nếu đến lúc đó, Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề trong trận Kursk, thì ngay cả khi chính phủ mới của Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nước này cũng khó có thể phục hồi được. Trong trường hợp này, Ukraine đang ở thế tiến thoái lưỡng nan.Việc Ukraine tiếp tục tăng quân ở Kursk có thể rơi vào cái bẫy của Nga; còn việc Ukraine rút quân, cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ những thành quả mà họ đã đạt được trong tuần qua, việc đó có thể dẫn tới tinh thần suy sụp. Dù chọn phương án nào, Ukraine cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Thái độ của các nước phương Tây vào thời điểm này cũng rất thú vị. Họ dường như đã “ngửi thấy mùi nguy hiểm” và bắt đầu thận trọng trước hành động của Ukraine. Phải chăng sự thay đổi thái độ này cho thấy, họ đã nhìn thấy sự kết thúc của cuộc chiến này? Chiến dịch Kursk có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng không theo cách mà Ukraine mong đợi. Hoạt động tấn công rất được mong đợi này của lãnh đạo Kiev có thể sẽ là giọt nước tràn ly cuối cùng đối với Ukraine. Trong sương mù chiến tranh, sự thật thường khó nắm bắt. Thời gian trôi qua, bộ mặt thật của chiến dịch Kursk cuối cùng cũng sẽ lộ diện. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Ukrinform).
Khi đoàn xe bọc thép Ukraine tràn vào tỉnh Kursk của Nga, các nhà quan sát phương Tây đã nín thở và quan sát chiến dịch quan trọng này. Liệu chiến dịch tấn công mà Quân đội Ukraine đặt nhiều hy vọng này có trở thành bước ngoặt đảo ngược sự suy thoái của Ukraine? Hay đó chỉ là một cái bẫy được thiết kế khéo léo, để đẩy Quân đội Ukraine đến bờ vực thảm họa?
Địa danh Kursk, nổi tiếng với "Trận chiến xe tăng" lớn nhất trong Thế chiến thứ hai, một lần nữa trở thành trung tâm chú ý của toàn cầu, khi Quân đội Ukraine mạnh dạn hành quân về phía bắc, vượt qua biên giới quốc gia và gây chiến với chính nước Nga. Động thái bất ngờ này không chỉ gây sốc cho cộng đồng quốc tế, mà còn khiến giới lãnh đạo Nga “ngỡ ngàng”.
Hàng trăm xe bọc thép của Ukraine được yểm trợ bằng hỏa lực nhiều loại pháo và UAV, đã lao thẳng qua biên giới; lực lượng quân sự hùng mạnh này, giống như một thanh kiếm sắc bén, chĩa thẳng vào trái tim nước Nga. Trước sự tấn công quyết liệt của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga đã phản ứng nhanh chóng; họ xây dựng nhiều tuyến phòng thủ nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Ukraine.
Nga bắt đầu điều những đơn vị tinh nhuệ ra mặt trận Kursk để tham chiến. Lính đánh thuê Wagner được triệu về từ Belarus cũng được điều động khẩn cấp ra chiến trường. Tổ chức quân sự tư nhân nổi loạn một thời này giờ đây một lần nữa trở thành chỗ dựa quan trọng cho Moscow. Thêm nhiều binh sĩ Nga đang tập trung tại khu vực Kursk để chuẩn bị cho trận chiến sinh tử này.
Trong màn sương mù chiến tranh, một tin tức đáng lo ngại đã xuất hiện, Quân đội Nga đã sử dụng bom chùm chống lại quân Ukraine đang tiến vào lãnh thổ. Việc sử dụng loại vũ khí bị cấm bởi các công ước quốc tế này bộc lộ tính cấp bách và quyết tâm của Nga trước nguy cơ bị xâm lược.
Khi chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Nga của Ukraine đã đi quá xa, một số nhà quan sát phương Tây bắt đầu cảm thấy có điều gì đó “không ổn”. Dự đoán khắc nghiệt này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các tổ chức tư vấn phương Tây, khi họ cho rằng, hoạt động này của Quân đội Ukraine chứa đầy rủi ro.
Các nhà phân tích phương tây cho rằng, Quân đội Ukraine đã đầu tư một số lượng lớn quân vào khu vực Kursk, trong đó có lực lượng "tổng dự bị" chưa từng xuất hiện trước đây. Cách tiếp cận tuyệt vọng này khiến mọi người tự hỏi, liệu Ukraine đã đi đến “cùng sào” hay chưa?
Quân đội Ukraine chiếm càng nhiều đất, thì càng cần nhiều quân phòng thủ, điều này chắc chắn sẽ tiêu tốn nguồn nhân lực có hạn của Ukraine. Việc mở rộng này có khôn ngoan khi nguồn lực của Ukraine đang khan hiếm? Hay Quân đội Ukraine đang từng bước lọt vào một cái bẫy do Nga thiết kế kỹ càng?
Một số nhà phân tích cho rằng, Quân đội Nga có thể cố tình không chủ động phản công, nhằm dụ địch tiến sâu hơn. Ý tưởng chiếm đất đai và lấy thời gian để tiêu hao sức mạnh của Nga có thể là điều mơ tưởng của Ukraine; và nếu đúng như vậy, thì quyết định tấn công Kursk của Quân đội Ukraine sẽ là một sai lần.
Bên cạnh đó, động cơ của Tổng thống Zelensky cũng làm dấy lên những đồn đoán. Một số người cho rằng, ông Zelensky có thể đang khao khát đạt được một số kết quả trong chiến dịch Kursk. Chiến lược mạo hiểm này có thể khiến Nga kiên quyết tấn công tiêu diệt quân Ukraine trên lãnh thổ nước này, từ đó đẩy cuộc chiến lên quy mô lớn hơn.
Trong khi đó, trên trường quốc tế, những khó khăn của Ukraine ngày càng sâu sắc. Sự không chắc chắn về kết quả cuộc bầu cử Mỹ phủ bóng đen lên tương lai của Ukraine. Nếu chính phủ mới của Mỹ thay đổi chính sách đối với Ukraine, tình hình Ukraine sẽ còn khó khăn hơn.
Còn các nước châu Âu cũng bắt đầu thắt chặt quy mô viện trợ cho Ukraine. Đức đã cắt giảm một nửa viện trợ, điều này chắc chắn sẽ giáng một đòn mạnh vào nỗ lực tiếp tục kháng chiến của Ukraine. Câu hỏi đặt ra, liệu Ukraine có thể tiếp tục duy trì hoạt động quân sự cường độ cao, khi viện trợ của phương Tây dần cạn kiệt?
Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, sự lựa chọn của Quân đội Ukraine thật đáng lo ngại. Có vẻ như họ đang gửi thêm quân đến Kursk nhằm giành chiến thắng trong chiến dịch này; cách tiếp cận này tương đương với việc “rút củi đáy nồi” ở các mặt trận khác. Nếu chiến lược “lấy quân nhàn chờ quân mỏi” của Quân đội Nga thành công, Quân đội Ukraine có thể gặp thảm họa.
Nhìn lại toàn bộ chiến dịch, chúng ta không khỏi tự hỏi: Liệu quyết định tấn công vào tỉnh Kursk của Quân đội Ukraine có sáng suốt không? Với sức mạnh xấp xỉ gấp đôi Quân đội Nga, Quân đội Ukraine lúc đầu có lợi thế nhất định.
Nhưng ưu thế về số lượng không đảm bảo chiến thắng trong chiến tranh. Có rất nhiều ví dụ trong lịch sử về việc lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, và chính cái tên Kursk là một ví dụ rõ ràng. Những rủi ro trong hoạt động này của Quân đội Ukraine là hiển nhiên.
Quân đội Ukraine đưa một số lượng lớn quân tinh nhuệ vào một trận chiến có tính bất ổn cao, chắc chắn đây là một canh bạc cho vận mệnh của đất nước. Nếu trận chiến thất bại, không chỉ tổn thất một lượng lớn nhân lực, mà còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ cục diện chiến tranh Ukraine.
Phản ứng của Nga cũng đáng để suy ngẫm. Có vẻ như họ đã áp dụng kế sách “lấy quân nhàn chờ quân mỏi”, khi để cho Quân đội Ukraine tiến sâu vào lãnh thổ của mình. Cách làm này có vẻ tiêu cực, nhưng thực chất nó ẩn chứa nhiều bí mật. Bằng cách dụ kẻ thù vào sâu hơn, Quân đội Nga có thể đang giăng một cái bẫy lớn với Quân đội Ukraine.
Trong ván cờ này, thời gian nghiêng dần về phía Nga, khi cuộc chiến ở Kursk tiếp tục, nguồn lực của Ukraine sẽ dần cạn kiệt, trong khi Nga có thể liên tục huy động quân tiếp viện. Quan trọng hơn, sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine đang suy yếu, điều này chắc chắn sẽ đẩy nhanh hoàn cảnh khó khăn của Ukraine.
Kết quả bầu cử Mỹ sẽ được công bố vào tháng 1/2025, lúc đó có thể đã quá muộn đối với Ukraine. Nếu đến lúc đó, Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề trong trận Kursk, thì ngay cả khi chính phủ mới của Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nước này cũng khó có thể phục hồi được. Trong trường hợp này, Ukraine đang ở thế tiến thoái lưỡng nan.
Việc Ukraine tiếp tục tăng quân ở Kursk có thể rơi vào cái bẫy của Nga; còn việc Ukraine rút quân, cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ những thành quả mà họ đã đạt được trong tuần qua, việc đó có thể dẫn tới tinh thần suy sụp. Dù chọn phương án nào, Ukraine cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn.
Thái độ của các nước phương Tây vào thời điểm này cũng rất thú vị. Họ dường như đã “ngửi thấy mùi nguy hiểm” và bắt đầu thận trọng trước hành động của Ukraine. Phải chăng sự thay đổi thái độ này cho thấy, họ đã nhìn thấy sự kết thúc của cuộc chiến này?
Chiến dịch Kursk có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng không theo cách mà Ukraine mong đợi. Hoạt động tấn công rất được mong đợi này của lãnh đạo Kiev có thể sẽ là giọt nước tràn ly cuối cùng đối với Ukraine. Trong sương mù chiến tranh, sự thật thường khó nắm bắt. Thời gian trôi qua, bộ mặt thật của chiến dịch Kursk cuối cùng cũng sẽ lộ diện. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Ukrinform).