Tờ New York Times (NTY) ngày 16/12 đưa tin về các trận đánh của Quân đội Ukraine ở tả ngạn sông Dnieper ở khu vực Kherson; thông tin chính đến từ những mô tả trực tiếp của lính thủy đánh bộ Ukraine đã tham gia trận đánh ở khu vực Kherson.Theo NTY, Quân đội Ukraine tổn thất nặng nề về quân số tại đầu cầu ở làng Krynki, nằm ở phía nam sông Dnieper. Tại đây hầu như không có nơi nào để ẩn nấp, vì hỏa lực các loại của Nga bắn phá liên tục. Các chỉ huy Quân đội Ukraine đã bị chỉ trích vì tổ chức tấn công tại đó, khi tương lai rất ảm đạm và bị Quân đội Nga chặn đánh quyết liệt. Một nguồn tin lưu ý trong một cuộc phỏng vấn rằng, ngay cả trong chiến dịch Bakhmut, họ cũng chưa bao giờ thấy thiệt hại nhiều như vậy. Lực lượng vượt sông của Quân đội Ukraine cũng cho biết, họ thiếu tàu và tinh thần chiến đấu của binh lính rất thấp. Một số lính Ukraine được đưa đến đây mà không hề biết về nhiệm vụ, cũng như chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến ác liệt.Tuy nhiên Quân đội Ukraine cũng có những lợi thế nhất định, do địa hình bờ phải sông Dnieper do phía Ukraine kiểm soát cao hơn bờ trái, nên lợi thế trong các trận đấu pháo và có thể chế áp hiệu quả các trận địa pháo binh Nga cũng như các lực lượng khác. Dù thông tin của NTY có vẻ cực kỳ “bênh” Nga, nhưng kênh quân sự "Fisherman" của Nga vẫn khẳng định, cuộc đổ bộ vào Krynky của Quân đội Ukraine đã được tính toán kỹ lưỡng và mục đích thực sự của việc thiết lập đầu cầu là nhằm đánh lạc hướng Quân đội Nga; từ đó tiến hành đổ bộ ở nhiều điểm hơn. Còn kênh Rybar thì kêu gọi nhìn nhận tình hình ở đây một cách sáng suốt và không được bất cẩn, liệu Quân đội Ukraine có đủ sức mạnh để đổ bộ vào các khu vực khác như kế hoạch trước đó, hay thực sự chỉ thu hút sự chú ý quốc tế, cần phải quan sát và phân tích nhiều hơn. Điều này sẽ dần trở nên rõ ràng trong thời gian tới.Theo một số chuyên gia phân tích quân sự độc lập, đầu cầu đổ bộ của Quân đội Ukraine ở tả ngạn sông Dnieper đã khiến Quân đội Nga bối rối, thậm chí buộc họ phải bố trí lại toàn bộ kế hoạch tác chiến mặt trận phía Nam.Câu hỏi đặt ra là liệu Quân đội Ukraine có còn đủ năng lực để thực hiện các cuộc đổ bộ quy mô lớn hay không, khi hướng tiến công chủ yếu của họ ở nam thị trấn Orekhiv, mặc dù không bị “đò giang cách trở”, nhưng 6 tháng trời, chỉ tiến được khoảng 10km. Quân đội Nga cũng chắc chắn không còn “ngây thơ” như cuộc phản công của Ukraine ở Kiev vào mùa hè năm ngoái, khi phía Ukraine tỏ ra yếu thế, đồng ý đàm phán và ký kết hiệp định. Kết quả là ngay khi quân Nga rút lui, phía Ukraine lập tức phản công. Vì tư tưởng chủ quan này, Nga đã phải trả giá đắt.Trước tháng 9 năm ngoái, Quân đội Nga có chút “kiêu ngạo”, bởi vì lúc đó thực sự cảm thấy họ rất mạnh, khi liên tục chiếm Krasny Liman, Severodonetsk và Lisichansk; quân Ukraine hiển nhiên không thể chống đỡ nổi.Kết quả là vào tháng 9, Quân đội Ukraine mở cuộc phản công bất ngờ ở Kharkov, toàn bộ mặt trận phía Bắc bị quân Ukraine tái chiếm chỉ sau một đêm; sau đó là Kherson. Ukraine đã giành lại được 6.000 km2 đất đai trong một lần phản công.Vì vậy, cũng có thể các phương tiện truyền thông phương Tây đó đang giúp đỡ Ukraine “thả bom khói”, khiến Quân đội Nga “nới lỏng cảnh giác” và khi thời cơ tới, ngay lập tức tung ra đòn đổ bộ nhiều điểm vào bờ nam.Mặc dù ở Krinky, binh sĩ Ukraine đang hàng ngày phải hứng chịu những đợt “mưa bom, bão đạn” của Nga và việc họ kêu la là “chuyện bình thường”. Nhưng nếu họ không có kế hoạch tiếp theo, mà chỉ tổ chức vượt sông ở mỗi điểm cầu Krinky, thì đồng nghĩa đó là một cuộc đổ bộ kiểu “tự sát”.Còn như kênh Fisherman và Rybar nhận định, hành động đổ bộ ở đầu cầu Krinky chỉ là “hành động nghi binh”; vậy hướng đổ bộ chính của Quân đội Ukraine trong tương lai sẽ là ở đâu? Mặc dù đó là bí mật, nhưng có thể khẳng định, một cuộc đổ bộ lớn hoàn toàn không hề đơn giản. Nếu Quân đội Ukraine không có kế hoạch nào khác trong thời gian sắp tới, thì mọi hy sinh của họ mà đầu cầu Krinky phải gánh chịu sẽ là vô nghĩa. Phía Ukraine đã hy sinh quá nhiều quân của họ cho một mục đích chính trị và thời gian của họ sắp đóng lại.Khu vực đổ bộ của Ukraine là một khu vực ở mé nam của sông Dnieper, có diện tích khoảng 1 km2. Tại đây các trận đánh ác liệt vẫn tiếp tục diễn ra, trong đó quân đội Nga tấn công chủ yếu bằng hỏa lực pháo binh và không quân.Tại làng Krynki, Quân đội Ukraine đang chiếm khoảng một phần ba ngôi làng (hiện đã biến thành đống đổ nát) và ẩn náu trong các tầng hầm của các ngôi nhà; chịu tổn thất lớn trước hỏa lực của pháo binh cũng như các cuộc không kích của Không quân Nga.Bất chấp tổn thất của việc tiếp tục trấn giữ “đầu cầu” ở Krinky, bộ chỉ huy Ukraine vẫn tiếp tục vận chuyển lực lượng mới và vũ khí bằng thuyền qua sông và quay trở lại sơ tán những người bị thương. Nhiều tàu thuyền của Ukraine bị phá hủy bởi hỏa lực pháo binh và UAV của Nga.Thủy quân lục chiến Ukraine đổ bộ lên bờ nam sông Dnieper tại Kherson bị quân Nga bắt sống. Nguồn: Topwar.
Tờ New York Times (NTY) ngày 16/12 đưa tin về các trận đánh của Quân đội Ukraine ở tả ngạn sông Dnieper ở khu vực Kherson; thông tin chính đến từ những mô tả trực tiếp của lính thủy đánh bộ Ukraine đã tham gia trận đánh ở khu vực Kherson.
Theo NTY, Quân đội Ukraine tổn thất nặng nề về quân số tại đầu cầu ở làng Krynki, nằm ở phía nam sông Dnieper. Tại đây hầu như không có nơi nào để ẩn nấp, vì hỏa lực các loại của Nga bắn phá liên tục.
Các chỉ huy Quân đội Ukraine đã bị chỉ trích vì tổ chức tấn công tại đó, khi tương lai rất ảm đạm và bị Quân đội Nga chặn đánh quyết liệt. Một nguồn tin lưu ý trong một cuộc phỏng vấn rằng, ngay cả trong chiến dịch Bakhmut, họ cũng chưa bao giờ thấy thiệt hại nhiều như vậy.
Lực lượng vượt sông của Quân đội Ukraine cũng cho biết, họ thiếu tàu và tinh thần chiến đấu của binh lính rất thấp. Một số lính Ukraine được đưa đến đây mà không hề biết về nhiệm vụ, cũng như chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến ác liệt.
Tuy nhiên Quân đội Ukraine cũng có những lợi thế nhất định, do địa hình bờ phải sông Dnieper do phía Ukraine kiểm soát cao hơn bờ trái, nên lợi thế trong các trận đấu pháo và có thể chế áp hiệu quả các trận địa pháo binh Nga cũng như các lực lượng khác.
Dù thông tin của NTY có vẻ cực kỳ “bênh” Nga, nhưng kênh quân sự "Fisherman" của Nga vẫn khẳng định, cuộc đổ bộ vào Krynky của Quân đội Ukraine đã được tính toán kỹ lưỡng và mục đích thực sự của việc thiết lập đầu cầu là nhằm đánh lạc hướng Quân đội Nga; từ đó tiến hành đổ bộ ở nhiều điểm hơn.
Còn kênh Rybar thì kêu gọi nhìn nhận tình hình ở đây một cách sáng suốt và không được bất cẩn, liệu Quân đội Ukraine có đủ sức mạnh để đổ bộ vào các khu vực khác như kế hoạch trước đó, hay thực sự chỉ thu hút sự chú ý quốc tế, cần phải quan sát và phân tích nhiều hơn. Điều này sẽ dần trở nên rõ ràng trong thời gian tới.
Theo một số chuyên gia phân tích quân sự độc lập, đầu cầu đổ bộ của Quân đội Ukraine ở tả ngạn sông Dnieper đã khiến Quân đội Nga bối rối, thậm chí buộc họ phải bố trí lại toàn bộ kế hoạch tác chiến mặt trận phía Nam.
Câu hỏi đặt ra là liệu Quân đội Ukraine có còn đủ năng lực để thực hiện các cuộc đổ bộ quy mô lớn hay không, khi hướng tiến công chủ yếu của họ ở nam thị trấn Orekhiv, mặc dù không bị “đò giang cách trở”, nhưng 6 tháng trời, chỉ tiến được khoảng 10km.
Quân đội Nga cũng chắc chắn không còn “ngây thơ” như cuộc phản công của Ukraine ở Kiev vào mùa hè năm ngoái, khi phía Ukraine tỏ ra yếu thế, đồng ý đàm phán và ký kết hiệp định. Kết quả là ngay khi quân Nga rút lui, phía Ukraine lập tức phản công. Vì tư tưởng chủ quan này, Nga đã phải trả giá đắt.
Trước tháng 9 năm ngoái, Quân đội Nga có chút “kiêu ngạo”, bởi vì lúc đó thực sự cảm thấy họ rất mạnh, khi liên tục chiếm Krasny Liman, Severodonetsk và Lisichansk; quân Ukraine hiển nhiên không thể chống đỡ nổi.
Kết quả là vào tháng 9, Quân đội Ukraine mở cuộc phản công bất ngờ ở Kharkov, toàn bộ mặt trận phía Bắc bị quân Ukraine tái chiếm chỉ sau một đêm; sau đó là Kherson. Ukraine đã giành lại được 6.000 km2 đất đai trong một lần phản công.
Vì vậy, cũng có thể các phương tiện truyền thông phương Tây đó đang giúp đỡ Ukraine “thả bom khói”, khiến Quân đội Nga “nới lỏng cảnh giác” và khi thời cơ tới, ngay lập tức tung ra đòn đổ bộ nhiều điểm vào bờ nam.
Mặc dù ở Krinky, binh sĩ Ukraine đang hàng ngày phải hứng chịu những đợt “mưa bom, bão đạn” của Nga và việc họ kêu la là “chuyện bình thường”. Nhưng nếu họ không có kế hoạch tiếp theo, mà chỉ tổ chức vượt sông ở mỗi điểm cầu Krinky, thì đồng nghĩa đó là một cuộc đổ bộ kiểu “tự sát”.
Còn như kênh Fisherman và Rybar nhận định, hành động đổ bộ ở đầu cầu Krinky chỉ là “hành động nghi binh”; vậy hướng đổ bộ chính của Quân đội Ukraine trong tương lai sẽ là ở đâu? Mặc dù đó là bí mật, nhưng có thể khẳng định, một cuộc đổ bộ lớn hoàn toàn không hề đơn giản.
Nếu Quân đội Ukraine không có kế hoạch nào khác trong thời gian sắp tới, thì mọi hy sinh của họ mà đầu cầu Krinky phải gánh chịu sẽ là vô nghĩa. Phía Ukraine đã hy sinh quá nhiều quân của họ cho một mục đích chính trị và thời gian của họ sắp đóng lại.
Khu vực đổ bộ của Ukraine là một khu vực ở mé nam của sông Dnieper, có diện tích khoảng 1 km2. Tại đây các trận đánh ác liệt vẫn tiếp tục diễn ra, trong đó quân đội Nga tấn công chủ yếu bằng hỏa lực pháo binh và không quân.
Tại làng Krynki, Quân đội Ukraine đang chiếm khoảng một phần ba ngôi làng (hiện đã biến thành đống đổ nát) và ẩn náu trong các tầng hầm của các ngôi nhà; chịu tổn thất lớn trước hỏa lực của pháo binh cũng như các cuộc không kích của Không quân Nga.
Bất chấp tổn thất của việc tiếp tục trấn giữ “đầu cầu” ở Krinky, bộ chỉ huy Ukraine vẫn tiếp tục vận chuyển lực lượng mới và vũ khí bằng thuyền qua sông và quay trở lại sơ tán những người bị thương. Nhiều tàu thuyền của Ukraine bị phá hủy bởi hỏa lực pháo binh và UAV của Nga.
Thủy quân lục chiến Ukraine đổ bộ lên bờ nam sông Dnieper tại Kherson bị quân Nga bắt sống. Nguồn: Topwar.