Dưới sự phong tỏa toàn diện của Israel với Dải Gaza, rất khó có thể tìm ra cách đối đầu với một Quân đội Israel hùng mạnh, ngoại trừ "biệt đội tử thần". Nhưng với sự phong tỏa nghiêm ngặt của Israel, ngay cả biệt đội "tử thần" cũng khó có thể giết được nhiều người Israel. Tuy nhiên, cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon năm 2006 đã truyền cảm hứng cho suy nghĩ của Hamas. Khi đó, quân đội Israel không có lợi thế rõ ràng trong cuộc đối đầu quân sự và sức mạnh quân sự của chính họ đã bị tổn thất nặng nề.Đồng thời, lực lượng vũ trang Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả đạn súng cối và rocket vào các khu vực do Israel kiểm soát trong hơn 30 ngày. Những loại đạn này sức công phá không lớn, tầm bắn không xa và mức chính xác kém, nhưng chúng gây ra mối đe dọa lớn cho các khu dân cư của Israel. Tổng cộng, hơn 40 thường dân Israel thiệt mạng, 1.350 người bị thương và hàng trăm nghìn người buộc phải di dời, sơ tán.Phía lực lượng vũ trang Hamas của Palestine trước đây, cũng từng quấy rối Israel bằng tên lửa, nhưng chưa bao giờ với quy mô như vậy, từ đó bắt đầu học theo Hezbollah và tấn công Israel bằng rocket; điều này cũng khiến Israel phải đau đầu. Theo BBC, Israel từng cố gắng giải quyết mối đe dọa tên lửa bằng chiến dịch tấn công trên bộ nhưng không mấy thành công. Sau đó họ tập trung nguồn lực và phát triển hệ thống phòng không "Iron Domme (Vòm sắt)" nổi tiếng để đối phó. Hầu hết tên lửa do người Palestine sản xuất đều là sản phẩm tự chế và hiệu quả hoạt động không tốt lắm; do đó, việc sử dụng hệ thống phòng không "Vòm sắt" có thể loại bỏ hầu hết các mối đe dọa. Vì vậy, loại vũ khí này được “thổi phồng” là “chấp nhận mọi thách thức” Đối mặt với sự đánh chặn quyết liệt của hệ thống "Vòm sắt", phía Palestine đã cố gắng xuyên thủng “Vòm sắt” bằng các cuộc tấn công dồn dập. Trong cuộc xung đột giữa Palestine và Israel vào tháng 5/2021, phía Palestine đã phóng 4.360 quả tên lửa trong vòng 10 ngày và Israel tin rằng, họ có thể giải quyết hiệu quả 90% mục tiêu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tỷ lệ đánh chặn hiệu quả của hệ thống "Vòm sắt" có thể cao đến vậy, vì hiệu suất của tên lửa của du kích Palestine kém đến mức, hầu hết tên lửa của “Vòm sắt”, thực tế không cần phải đánh chặn.Có tới 640 quả tên lửa của lực lượng vũ trang Hamas bắn từ Gaza, thậm chí còn không bay ra được khỏi dải đất này và phần lớn đạn bay không cần phải đánh chặn. Theo hồ sơ của Israel, nước này chỉ cần xử lý 40% số đạn đang bay tới. Vì vậy, nhìn bề ngoài hơn 4.000 tên lửa thì nhiều, nhưng hiệu quả uy hiếp thì không nhiều, lại phóng rải rác trong mười ngày. Do Hamas khi đó không thể phóng số lượng lớn tên lửa để đạt được đòn tấn công bão hòa trong một ngày, nên “Vòm sắt” của Israel mới có cơ hội “khẳng định”.Tuy nhiên, chiến thuật phóng tên lửa của Hamas vào thời điểm đó không phải là không có tác dụng; họ vẫn có thể gây thương vong cho người Israel. Theo thời gian, công nghệ sản xuất và sử dụng tên lửa của Hamas cũng ngày càng được cải tiến, nên một số tên lửa mới đã được sử dụng trong cuộc tấn công này;Hơn nữa, mối quan hệ giữa Hamas và Iran ngày càng thân thiết hơn, và Hamas đã bí mật nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều phía, điều này giúp ích rất nhiều cho việc khôi phục sức mạnh sau này. Tất cả những điều trên khiến tên lửa của Hamas thực sự mang tính đe dọa hơn.Ngày 7/10/2023, lực lượng vũ trang Hamas bất ngờ bắn một lượng lớn rocket vào khu vực do Israel kiểm soát; ngay sau đó, hình ảnh video quân nhân Hamas xông vào doanh trại quân đội Israel, bắt giữ lính Israel, thu vũ khí trang bị… xuất hiện tràn ngập trên Internet.Như đã đề cập ở trên, việc Hamas bắn tên lửa vào các khu vực do Israel kiểm soát không phải là hiếm, nhưng hiệu quả không cao;Chỉ huy quân sự của Hamas, Mohammed Dave, đã thông báo qua phương tiện truyền thông của mình như sau: Chúng tôi quyết định phát động Chiến dịch “Bão lũ Al-Aqsa” chống lại Israel và sẽ vượt qua những gì người Israel tưởng tượng.Sau khi Hamas phát động chiến dịch quân sự, các lực lượng vũ trang Jihad (Thánh chiến) cực đoan người Palestine, đã tuyên bố sẽ tham gia chiến dịch. Trên thực tế, các phe phái vũ trang khác của Palestine cũng tham gia vào chiến dịch tiến công của Hamas đang diễn ra.Đồng thời, năm nay cũng là năm kỷ niệm 50 năm bùng nổ cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư và thời điểm Hamas chọn để phát động chiến dịch cũng gần như trùng với thời điểm năm đó. Trong hoạt động quân sự năm đó, liên quân Ả Rập đã đạt được những kết quả bất ngờ ở giai đoạn đầu, và chiến dịch tấn công do Hamas dẫn đầu này cũng vậy.Chiến dịch tấn công lần này trước tiên sử dụng tên lửa để dọn đường, đây là hoạt động cơ bản của các cuộc tấn công vũ trang của Hamas nhằm vào Israel. Nhưng điều rất khác so với trước đây là cường độ các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas lần này đã tăng lên rất nhiều. Theo chỉ huy quân đội Hamas, Mohammed Dave, người thực chất là chỉ huy Lữ đoàn Qassam, 5.000 quả rocket và súng cối đã được bắn vào các mục tiêu của Israel trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, đây là một con số đáng kinh ngạc. Trong cuộc xung đột Palestine-Israel vào tháng 5/2021, Israel đã bị sốc khi Hamas bắn 4.360 quả rocket trong 10 ngày. Lần này Hamas bắn được 5.000 viên đạn trong một ngày đêm. Chính người Israel cũng công nhận số đạn bắn vào lãnh thổ Israel đạt con số kỷ lục.Tất nhiên, không loại trừ khả năng Hamas có thể đã phóng đại con số; nhưng chính Israel cũng thừa nhận, họ bị tấn công bởi hơn 3.000 quả rocket ngày hôm đó, điều này ít nhất cho thấy tên lửa của Hamas đã đạt được mức độ tập trung nhất định. Và đánh giá từ các thông tin liên quan, hiệu suất và phiên bản của tên lửa do Hamas phóng đã được cải thiện. Việc lực lượng vũ trang Hamas có thể tập trung hỏa lực lớn như vậy, đã làm gián đoạn đáng kể hệ thống phòng thủ của Israel, nhất là hệ thống phòng không “Vòm sắt”. Đồng thời tạo ra sự che chắn tốt cho các hoạt động của lực lượng biệt kích mặt đất của Hamas đột nhập vào lãnh thổ Israel.
Dưới sự phong tỏa toàn diện của Israel với Dải Gaza, rất khó có thể tìm ra cách đối đầu với một Quân đội Israel hùng mạnh, ngoại trừ "biệt đội tử thần". Nhưng với sự phong tỏa nghiêm ngặt của Israel, ngay cả biệt đội "tử thần" cũng khó có thể giết được nhiều người Israel.
Tuy nhiên, cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon năm 2006 đã truyền cảm hứng cho suy nghĩ của Hamas. Khi đó, quân đội Israel không có lợi thế rõ ràng trong cuộc đối đầu quân sự và sức mạnh quân sự của chính họ đã bị tổn thất nặng nề.
Đồng thời, lực lượng vũ trang Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả đạn súng cối và rocket vào các khu vực do Israel kiểm soát trong hơn 30 ngày. Những loại đạn này sức công phá không lớn, tầm bắn không xa và mức chính xác kém, nhưng chúng gây ra mối đe dọa lớn cho các khu dân cư của Israel. Tổng cộng, hơn 40 thường dân Israel thiệt mạng, 1.350 người bị thương và hàng trăm nghìn người buộc phải di dời, sơ tán.
Phía lực lượng vũ trang Hamas của Palestine trước đây, cũng từng quấy rối Israel bằng tên lửa, nhưng chưa bao giờ với quy mô như vậy, từ đó bắt đầu học theo Hezbollah và tấn công Israel bằng rocket; điều này cũng khiến Israel phải đau đầu.
Theo BBC, Israel từng cố gắng giải quyết mối đe dọa tên lửa bằng chiến dịch tấn công trên bộ nhưng không mấy thành công. Sau đó họ tập trung nguồn lực và phát triển hệ thống phòng không "Iron Domme (Vòm sắt)" nổi tiếng để đối phó.
Hầu hết tên lửa do người Palestine sản xuất đều là sản phẩm tự chế và hiệu quả hoạt động không tốt lắm; do đó, việc sử dụng hệ thống phòng không "Vòm sắt" có thể loại bỏ hầu hết các mối đe dọa. Vì vậy, loại vũ khí này được “thổi phồng” là “chấp nhận mọi thách thức”
Đối mặt với sự đánh chặn quyết liệt của hệ thống "Vòm sắt", phía Palestine đã cố gắng xuyên thủng “Vòm sắt” bằng các cuộc tấn công dồn dập. Trong cuộc xung đột giữa Palestine và Israel vào tháng 5/2021, phía Palestine đã phóng 4.360 quả tên lửa trong vòng 10 ngày và Israel tin rằng, họ có thể giải quyết hiệu quả 90% mục tiêu.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tỷ lệ đánh chặn hiệu quả của hệ thống "Vòm sắt" có thể cao đến vậy, vì hiệu suất của tên lửa của du kích Palestine kém đến mức, hầu hết tên lửa của “Vòm sắt”, thực tế không cần phải đánh chặn.
Có tới 640 quả tên lửa của lực lượng vũ trang Hamas bắn từ Gaza, thậm chí còn không bay ra được khỏi dải đất này và phần lớn đạn bay không cần phải đánh chặn. Theo hồ sơ của Israel, nước này chỉ cần xử lý 40% số đạn đang bay tới.
Vì vậy, nhìn bề ngoài hơn 4.000 tên lửa thì nhiều, nhưng hiệu quả uy hiếp thì không nhiều, lại phóng rải rác trong mười ngày. Do Hamas khi đó không thể phóng số lượng lớn tên lửa để đạt được đòn tấn công bão hòa trong một ngày, nên “Vòm sắt” của Israel mới có cơ hội “khẳng định”.
Tuy nhiên, chiến thuật phóng tên lửa của Hamas vào thời điểm đó không phải là không có tác dụng; họ vẫn có thể gây thương vong cho người Israel. Theo thời gian, công nghệ sản xuất và sử dụng tên lửa của Hamas cũng ngày càng được cải tiến, nên một số tên lửa mới đã được sử dụng trong cuộc tấn công này;
Hơn nữa, mối quan hệ giữa Hamas và Iran ngày càng thân thiết hơn, và Hamas đã bí mật nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều phía, điều này giúp ích rất nhiều cho việc khôi phục sức mạnh sau này. Tất cả những điều trên khiến tên lửa của Hamas thực sự mang tính đe dọa hơn.
Ngày 7/10/2023, lực lượng vũ trang Hamas bất ngờ bắn một lượng lớn rocket vào khu vực do Israel kiểm soát; ngay sau đó, hình ảnh video quân nhân Hamas xông vào doanh trại quân đội Israel, bắt giữ lính Israel, thu vũ khí trang bị… xuất hiện tràn ngập trên Internet.
Như đã đề cập ở trên, việc Hamas bắn tên lửa vào các khu vực do Israel kiểm soát không phải là hiếm, nhưng hiệu quả không cao;
Chỉ huy quân sự của Hamas, Mohammed Dave, đã thông báo qua phương tiện truyền thông của mình như sau: Chúng tôi quyết định phát động Chiến dịch “Bão lũ Al-Aqsa” chống lại Israel và sẽ vượt qua những gì người Israel tưởng tượng.
Sau khi Hamas phát động chiến dịch quân sự, các lực lượng vũ trang Jihad (Thánh chiến) cực đoan người Palestine, đã tuyên bố sẽ tham gia chiến dịch. Trên thực tế, các phe phái vũ trang khác của Palestine cũng tham gia vào chiến dịch tiến công của Hamas đang diễn ra.
Đồng thời, năm nay cũng là năm kỷ niệm 50 năm bùng nổ cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư và thời điểm Hamas chọn để phát động chiến dịch cũng gần như trùng với thời điểm năm đó. Trong hoạt động quân sự năm đó, liên quân Ả Rập đã đạt được những kết quả bất ngờ ở giai đoạn đầu, và chiến dịch tấn công do Hamas dẫn đầu này cũng vậy.
Chiến dịch tấn công lần này trước tiên sử dụng tên lửa để dọn đường, đây là hoạt động cơ bản của các cuộc tấn công vũ trang của Hamas nhằm vào Israel. Nhưng điều rất khác so với trước đây là cường độ các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas lần này đã tăng lên rất nhiều.
Theo chỉ huy quân đội Hamas, Mohammed Dave, người thực chất là chỉ huy Lữ đoàn Qassam, 5.000 quả rocket và súng cối đã được bắn vào các mục tiêu của Israel trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, đây là một con số đáng kinh ngạc.
Trong cuộc xung đột Palestine-Israel vào tháng 5/2021, Israel đã bị sốc khi Hamas bắn 4.360 quả rocket trong 10 ngày. Lần này Hamas bắn được 5.000 viên đạn trong một ngày đêm. Chính người Israel cũng công nhận số đạn bắn vào lãnh thổ Israel đạt con số kỷ lục.
Tất nhiên, không loại trừ khả năng Hamas có thể đã phóng đại con số; nhưng chính Israel cũng thừa nhận, họ bị tấn công bởi hơn 3.000 quả rocket ngày hôm đó, điều này ít nhất cho thấy tên lửa của Hamas đã đạt được mức độ tập trung nhất định. Và đánh giá từ các thông tin liên quan, hiệu suất và phiên bản của tên lửa do Hamas phóng đã được cải thiện.
Việc lực lượng vũ trang Hamas có thể tập trung hỏa lực lớn như vậy, đã làm gián đoạn đáng kể hệ thống phòng thủ của Israel, nhất là hệ thống phòng không “Vòm sắt”. Đồng thời tạo ra sự che chắn tốt cho các hoạt động của lực lượng biệt kích mặt đất của Hamas đột nhập vào lãnh thổ Israel.