Sau thời gian dài không chú trọng đến trang bị vũ khí cho hải quân, hiện nay Philippines đã quyết định mở hầu bao để trang bị khí tài hiện đại cho lực lượng này. Ngoài tàu chiến mặt nước họ còn quyết định trang bị tàu ngầm."Chúng tôi cần phải tăng tốc quá trình hiện đại hóa quân đội vì nhu cầu phòng vệ. Philippines là điểm trung chuyển tự nhiên ở Thái Bình Dương và giờ chúng tôi đang xem xét liệu có cần phải có hạm đội tàu ngầm hay không", một đại diện của Hải quân Philippines cho biết.Hải quân Philippines đã đưa đến Đức (một số lượng không xác định) sĩ quan hải quân để học cách vận hành tàu ngầm.Theo Philstar hồi đầu năm 2018, chính phủ Philippines đã quyết định mua 2 chiếc tàu ngầm Type 212 do Đức sản xuất.Type 212 hiện là siêu tàu ngầm điện-diesel tối tân bậc nhất thế giới hiện nay.Với hỏa lực mạnh, độ ồn cực thấp, thời gian hoạt động lâu, tính năng tự động hóa cao, đây được coi là sát thủ bóng đêm giữa lòng đại dương.Siêu tàu ngầm phi hạt nhân Type 212 được coi là niềm mơ ước của hải quân các nước.Type 212 do tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft AG phát triển cho hải quân Đức, chiếc đầu tiên đi vào hoạt động năm 2005.Hiện tại những chiếc tàu ngầm tối tân này đang hoạt động trong biên chế của Hải quân Đức và Italy.Type 212 là một trong số ít những tàu ngầm được trang bị động cơ điện – diesel và hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP).Khi sử dụng động cơ AIP, chúng gây ra tiếng ồn rất thấp và thời gian lặn có thể lên tới 3 tuần liên tục, vượt xa thời gian lặn tối đa của tàu ngầm Kilo 636 hay Scorpene của Pháp.Thậm chí giới chuyên gia cho rằng, tàu ngầm Type 212 được coi là "F-22 giữa lòng đại dương" mạnh hơn tàu ngầm Kilo và cả Lada của Nga.Với thiết kế đặc biệt, nó có thể hoạt động trong vùng nước sâu chỉ 17m và có 3 bệ phóng cho 3UAV trinh sát.Điều đó cho phép nó tiếp cận gần bờ mà chưa một loại tàu ngầm nào cùng loại có thể làm được.Tàu ngầm Type 212 có trọng lượng giãn nước khi nổi 1.450 tấn, khi lặn là 1.830 tấn, dài 56m, rộng 7m, mớn nước 6m.Tàu có tính tự động hóa rất cao nên thủy thủ đoàn chỉ cần 22 người (với 5 sĩ quan).Ngoài hệ thống đẩy AIP, tàu ngầm Type 212 còn được trang bị động cơ diesel MTU 16V 396 và động cơ điện Siemens Permasyn cùng chân vịt 7 lá ki với hình dạng tương tự lưỡi cánh quạt trên máy bay vận tải hiện đại.Loại chân vịt này góp phần giảm đáng kể tiếng ồn cũng như cải thiện hiệu suất.Type 212 đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 20 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa đến 14.800km.Về mặt hỏa lực, tàu ngầm Type 212 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể triển khai nhiều loại ngư lôi hiện đại.Trong số này có ngư lôi dẫn đường bằng cáp quang DM2A4 có tầm bắn lên tới 50km; ngư lôi WASSS A184 Mod.3; ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống hạm Harpoon.Tương lai gần, Đức đang có kế hoạch đưa tên lửa hành trình đối đất có tầm phóng xa hơn để triển khai cho tàu ngầm Type 212.
Sau thời gian dài không chú trọng đến trang bị vũ khí cho hải quân, hiện nay Philippines đã quyết định mở hầu bao để trang bị khí tài hiện đại cho lực lượng này. Ngoài tàu chiến mặt nước họ còn quyết định trang bị tàu ngầm.
"Chúng tôi cần phải tăng tốc quá trình hiện đại hóa quân đội vì nhu cầu phòng vệ. Philippines là điểm trung chuyển tự nhiên ở Thái Bình Dương và giờ chúng tôi đang xem xét liệu có cần phải có hạm đội tàu ngầm hay không", một đại diện của Hải quân Philippines cho biết.
Hải quân Philippines đã đưa đến Đức (một số lượng không xác định) sĩ quan hải quân để học cách vận hành tàu ngầm.
Theo Philstar hồi đầu năm 2018, chính phủ Philippines đã quyết định mua 2 chiếc tàu ngầm Type 212 do Đức sản xuất.
Type 212 hiện là siêu tàu ngầm điện-diesel tối tân bậc nhất thế giới hiện nay.
Với hỏa lực mạnh, độ ồn cực thấp, thời gian hoạt động lâu, tính năng tự động hóa cao, đây được coi là sát thủ bóng đêm giữa lòng đại dương.
Siêu tàu ngầm phi hạt nhân Type 212 được coi là niềm mơ ước của hải quân các nước.
Type 212 do tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft AG phát triển cho hải quân Đức, chiếc đầu tiên đi vào hoạt động năm 2005.
Hiện tại những chiếc tàu ngầm tối tân này đang hoạt động trong biên chế của Hải quân Đức và Italy.
Type 212 là một trong số ít những tàu ngầm được trang bị động cơ điện – diesel và hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP).
Khi sử dụng động cơ AIP, chúng gây ra tiếng ồn rất thấp và thời gian lặn có thể lên tới 3 tuần liên tục, vượt xa thời gian lặn tối đa của tàu ngầm Kilo 636 hay Scorpene của Pháp.
Thậm chí giới chuyên gia cho rằng, tàu ngầm Type 212 được coi là "F-22 giữa lòng đại dương" mạnh hơn tàu ngầm Kilo và cả Lada của Nga.
Với thiết kế đặc biệt, nó có thể hoạt động trong vùng nước sâu chỉ 17m và có 3 bệ phóng cho 3UAV trinh sát.
Điều đó cho phép nó tiếp cận gần bờ mà chưa một loại tàu ngầm nào cùng loại có thể làm được.
Tàu ngầm Type 212 có trọng lượng giãn nước khi nổi 1.450 tấn, khi lặn là 1.830 tấn, dài 56m, rộng 7m, mớn nước 6m.
Tàu có tính tự động hóa rất cao nên thủy thủ đoàn chỉ cần 22 người (với 5 sĩ quan).
Ngoài hệ thống đẩy AIP, tàu ngầm Type 212 còn được trang bị động cơ diesel MTU 16V 396 và động cơ điện Siemens Permasyn cùng chân vịt 7 lá ki với hình dạng tương tự lưỡi cánh quạt trên máy bay vận tải hiện đại.
Loại chân vịt này góp phần giảm đáng kể tiếng ồn cũng như cải thiện hiệu suất.
Type 212 đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 20 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa đến 14.800km.
Về mặt hỏa lực, tàu ngầm Type 212 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể triển khai nhiều loại ngư lôi hiện đại.
Trong số này có ngư lôi dẫn đường bằng cáp quang DM2A4 có tầm bắn lên tới 50km; ngư lôi WASSS A184 Mod.3; ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống hạm Harpoon.
Tương lai gần, Đức đang có kế hoạch đưa tên lửa hành trình đối đất có tầm phóng xa hơn để triển khai cho tàu ngầm Type 212.