Tàu hộ vệ tên lửa FF-150 của Hải quân Philippines là một trong hai chiếc tàu khu trục, được Hải quân Philippines đặt đóng vào năm 2016 tại cơ sở đóng tàu của Hyundai Heavy Industries (HHI) ở Ulsan Hàn Quốc, với chi phí là 336 triệu USD.Hai tàu này nằm trong Chương trình hiện đại hóa hải quân Philippines, nhằm đối phó với việc Trung Quốc ngày càng có những hành động đe dọa chủ quyền lãnh hải của Philippines trong thời gian gần đây.Cả hai tàu hộ vệ tên lửa BRP Joser Rizal (FF-150) và BRP Antonio Luna (FF-151) của hải quân Philippines, đều được thiết kế dựa trên mẫu tàu hộ vệ đa nhiệm lớp HDF-3000 (Incheon/FFX-I) của hải quân Hàn Quốc.Tàu khu trục FF-150 có chiều dài tổng thể 107 mét, bề rộng nhất 14m, mớn nước 4,5 m, lượng giãn nước 2.600 tấn. Tàu được thiết kế với nhiều bề mặt góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar, cho mức độ tàng hình trước phương tiện trinh sát điện tử của đối phương rất tốt.Về hệ thống động lực, tàu sử dụng động cơ tuabin khí kết hợp động cơ diesel (CODAD), cho tàu có tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ; tầm hoạt động tới 4.500 hải lý với tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ và có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 30 ngày, chịu được sóng cấp 7.Tàu khu trục FF-150 có một sàn đáp máy bay trực thăng và nhà chứa máy bay để hỗ trợ một máy bay trực thăng hải quân hạng trung đến 12 tấn. Đây có thể sẽ là một trong hai loại máy bay trực thăng hải quân Leonardo AW159 mà Philippines mới mua gần đây. Thủy thủ đoàn trên tàu là 100 sĩ quan và thủy thủ.Về vũ khí, tàu được trang bị một hải pháo Oto Melara 76mm và trạm vũ khí điều khiển từ xa Aselsan SMASH 30 mm, hai hệ thống tên lửa hải đối không tầm ngắn MBDA Simbad RC; 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm.Vũ khí chủ lực trên tàu là 2 bệ phóng tên lửa chống hạm (mỗi bệ 4 ống phóng) có tốc độ cận âm SSM-700K C-Star (một biến thể của tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ), tầm bắn tối đa 150 km. Tên lửa SSM-700K được cho là tích hợp đầu dò radar mảng pha quét chủ động; giai đoạn đầu sau khi phóng, tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính, hỗ trợ GPS cho giai đoạn giữa và bật radar chủ động khi bước vào giai đoạn công kích.FF-150 được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) của Hanwha Systems, tích hợp tất cả các cảm biến và vũ khí trên tàu, có khả năng đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào. Hệ thống này cũng có thể phát hiện và theo dõi và xử lý khoảng 4.000 mục tiêu, và được sử dụng trong các cấu hình khác nhau của Hải quân Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.Các tàu khu trục mới sẽ giúp đảm bảo cho an toàn các tuyến đường hàng hải qua Philippines, bảo vệ các hoạt động thương mại, hậu cần và hải quân khỏi các mối đe dọa trên mặt nước, dưới mặt đất và trên không. Các tàu khu trục này cùng với các tàu đổ bộ lớp Tarlac như BRP Tarlac (LD-601) và BRP Davao del Sur (LD-602), để tăng cường khả năng chiến đấu mặt nước của Hải quân Philippines. Ảnh: Tàu đổ bộ LD-601 của Hải quân Philippines.Trong những năm gần đây, Philippines đang phải đối mặt nghiêm trọng với sự đe dọa của Trung Quốc trong các vấn đề lãnh hải; Trung Quốc đã ngang nhiên đòi chủ quyền với bãi cạn Scarborough thuộc Philippines; cấm ngư dân Philippines đánh bắt cá trên vùng lãnh hải của họ. Ảnh: Tàu hải cảnh của Trung Quốc đang hoạt động trên biển.Mặc dù là quốc gia biển, nhưng Hải quân Philippines thuộc loại yếu kém nhất khu vực, khi các tàu của nước này hết sức cũ nát, nhưng không được quan tâm đầu tư, khi hiện nay họ chỉ có 2 tàu tuần duyên do Mỹ sản xuất, 3 tàu hộ tống và một số tàu tuần tra được sản xuất từ thời Thế chiến II. Việc tăng cường tàu hộ vệ tên lửa FF-150 đầu tiên, sẽ giúp Hải quân nước này đối phó với hành động của tàu Trung Quốc trên khu vực Biển Đông. Ảnh: Tàu hộ tống BRP Conrado Yap của Philippines chỉ được trang bị pháo, hoàn toàn không có khả năng tiến công tầm xa. Video Hải quân Philippines thăm đảo Song Tử Tây (Trường Sa) của Việt Nam - Nguồn: QPVN
Tàu hộ vệ tên lửa FF-150 của Hải quân Philippines là một trong hai chiếc tàu khu trục, được Hải quân Philippines đặt đóng vào năm 2016 tại cơ sở đóng tàu của Hyundai Heavy Industries (HHI) ở Ulsan Hàn Quốc, với chi phí là 336 triệu USD.
Hai tàu này nằm trong Chương trình hiện đại hóa hải quân Philippines, nhằm đối phó với việc Trung Quốc ngày càng có những hành động đe dọa chủ quyền lãnh hải của Philippines trong thời gian gần đây.
Cả hai tàu hộ vệ tên lửa BRP Joser Rizal (FF-150) và BRP Antonio Luna (FF-151) của hải quân Philippines, đều được thiết kế dựa trên mẫu tàu hộ vệ đa nhiệm lớp HDF-3000 (Incheon/FFX-I) của hải quân Hàn Quốc.
Tàu khu trục FF-150 có chiều dài tổng thể 107 mét, bề rộng nhất 14m, mớn nước 4,5 m, lượng giãn nước 2.600 tấn. Tàu được thiết kế với nhiều bề mặt góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar, cho mức độ tàng hình trước phương tiện trinh sát điện tử của đối phương rất tốt.
Về hệ thống động lực, tàu sử dụng động cơ tuabin khí kết hợp động cơ diesel (CODAD), cho tàu có tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ; tầm hoạt động tới 4.500 hải lý với tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ và có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 30 ngày, chịu được sóng cấp 7.
Tàu khu trục FF-150 có một sàn đáp máy bay trực thăng và nhà chứa máy bay để hỗ trợ một máy bay trực thăng hải quân hạng trung đến 12 tấn. Đây có thể sẽ là một trong hai loại máy bay trực thăng hải quân Leonardo AW159 mà Philippines mới mua gần đây. Thủy thủ đoàn trên tàu là 100 sĩ quan và thủy thủ.
Về vũ khí, tàu được trang bị một hải pháo Oto Melara 76mm và trạm vũ khí điều khiển từ xa Aselsan SMASH 30 mm, hai hệ thống tên lửa hải đối không tầm ngắn MBDA Simbad RC; 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm.
Vũ khí chủ lực trên tàu là 2 bệ phóng tên lửa chống hạm (mỗi bệ 4 ống phóng) có tốc độ cận âm SSM-700K C-Star (một biến thể của tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ), tầm bắn tối đa 150 km. Tên lửa SSM-700K được cho là tích hợp đầu dò radar mảng pha quét chủ động; giai đoạn đầu sau khi phóng, tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính, hỗ trợ GPS cho giai đoạn giữa và bật radar chủ động khi bước vào giai đoạn công kích.
FF-150 được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) của Hanwha Systems, tích hợp tất cả các cảm biến và vũ khí trên tàu, có khả năng đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào. Hệ thống này cũng có thể phát hiện và theo dõi và xử lý khoảng 4.000 mục tiêu, và được sử dụng trong các cấu hình khác nhau của Hải quân Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.
Các tàu khu trục mới sẽ giúp đảm bảo cho an toàn các tuyến đường hàng hải qua Philippines, bảo vệ các hoạt động thương mại, hậu cần và hải quân khỏi các mối đe dọa trên mặt nước, dưới mặt đất và trên không. Các tàu khu trục này cùng với các tàu đổ bộ lớp Tarlac như BRP Tarlac (LD-601) và BRP Davao del Sur (LD-602), để tăng cường khả năng chiến đấu mặt nước của Hải quân Philippines. Ảnh: Tàu đổ bộ LD-601 của Hải quân Philippines.
Trong những năm gần đây, Philippines đang phải đối mặt nghiêm trọng với sự đe dọa của Trung Quốc trong các vấn đề lãnh hải; Trung Quốc đã ngang nhiên đòi chủ quyền với bãi cạn Scarborough thuộc Philippines; cấm ngư dân Philippines đánh bắt cá trên vùng lãnh hải của họ. Ảnh: Tàu hải cảnh của Trung Quốc đang hoạt động trên biển.
Mặc dù là quốc gia biển, nhưng Hải quân Philippines thuộc loại yếu kém nhất khu vực, khi các tàu của nước này hết sức cũ nát, nhưng không được quan tâm đầu tư, khi hiện nay họ chỉ có 2 tàu tuần duyên do Mỹ sản xuất, 3 tàu hộ tống và một số tàu tuần tra được sản xuất từ thời Thế chiến II. Việc tăng cường tàu hộ vệ tên lửa FF-150 đầu tiên, sẽ giúp Hải quân nước này đối phó với hành động của tàu Trung Quốc trên khu vực Biển Đông. Ảnh: Tàu hộ tống BRP Conrado Yap của Philippines chỉ được trang bị pháo, hoàn toàn không có khả năng tiến công tầm xa.
Video Hải quân Philippines thăm đảo Song Tử Tây (Trường Sa) của Việt Nam - Nguồn: QPVN