Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Rheinmetall của Đức đang nghiên cứu khả năng lắp đặt module phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 để tạo ra phương tiện tác chiến mới.Thông tin nói trên được đưa ra bởi ông Bjorn Bernhard - người đứng đầu bộ phận hệ thống mặt đất của Tập đoàn Rheinmetall. Đây sẽ là hướng đi mới so với việc lắp module Skyranger 35 trên các khung gầm xe bọc thép chở quân bánh lốp truyền thống.Theo ông Bernhard, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển một phiên bản của hệ thống phòng không tự hành hạng nặng Skyranger 35, trong đó module chiến đấu sẽ được lắp đặt trên khung gầm xe tăng Leopard 1."Vẫn còn nhiều khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 mà chúng tôi có thể tận dụng để lắp đặt tháp pháo Skyranger với pháo tự động 35 mm", ông Bernhard nhấn mạnh.Theo giới thiệu, việc lắp đặt module phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 có thể cung cấp thêm lượng đạn cho pháo 35 mm, bên cạnh đó là khả năng vượt qua các điều kiện địa hình khó khăn tại khu vực tiền tuyến.Không chỉ có vậy, nhà sản xuất còn đứng trước cơ hội lắp đặt thêm thiết bị chuyên dụng để phát hiện và theo dõi mục tiêu, cũng như tăng số lượng tên lửa sẵn sàng phóng, nhờ khung gầm xe tăng Leopard 1 có kích thước khá lớn.Ngoài ra ông Bernhard lưu ý thêm đây không phải là mục tiêu ưu tiên của Tập đoàn Rheinmetall, bởi vì hiện tại, điều quan trọng hơn là phải khôi phục những chiếc xe tăng này và gửi chúng sang Ukraine.Quay lại với vũ khí, hệ thống Skyranger 35 sử dụng module chiến đấu với pháo 35 mm GDM-008 có tốc độ bắn rất cao, lên đến 1.000 phát/phút. Bên cạnh đó có thể lắp đặt một bệ phóng cho 2 tên lửa vác vai loại FIM-92 Stinger hoặc Mistral.Đạn của pháo 35 mm bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có cả loại gắn ngòi nổ vô tuyến định tầm nổ, đây là tính năng quan trọng khi chống lại mục tiêu nhỏ bay thấp như UAV cảm tử. Cơ số đạn tiêu chuẩn mà module Skyranger 35 mang theo bao gồm 252 viên.Để phát hiện các mục tiêu trên không kích thước nhỏ, Skyranger 35 sử dụng radar đa nhiệm AMMR hoạt động trên băng tần S. Tổng cộng có 5 ăng ten được lắp đặt trên xe quay về các hướng, cung cấp phạm vi phủ sóng 360 độ.Ngoài ra Skyrange 35 còn được trang bị hệ thống phát hiện thụ động Rheinmetall FIRST, giúp phát hiện các mục tiêu nhỏ tốt hơn và việc không có bức xạ radar cho phép sử dụng tổ hợp vũ khí này mà không bị trinh sát vô tuyến của đối phương phát hiện.Dự kiến những tổ hợp phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 sẽ thay thế những tổ hợp pháo cao xạ tự hành Gepard 1A2 ra đời đã lâu và bị đánh giá lạc hậu, cho dù vũ khí này vẫn phát huy được tác dụng trên chiến trường.Yếu tố gây thắc mắc hiện nay chỉ là giá thành của tổ hợp phòng không mới sẽ ở mức nào, khi đây là một trong những vũ khí đắt đỏ nhất của Đức, trị giá tới 200 triệu USD.Chính vì vậy giới truyền thông cho rằng sẽ chỉ có một vài chiếc xe tăng phòng không loại này được hoán cải và gửi ra tiền tuyến để thực hiện vai trò mẫu thử nghiệm công nghệ nhằm tìm kiếm khách hàng tương lai.
Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Rheinmetall của Đức đang nghiên cứu khả năng lắp đặt module phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 để tạo ra phương tiện tác chiến mới.
Thông tin nói trên được đưa ra bởi ông Bjorn Bernhard - người đứng đầu bộ phận hệ thống mặt đất của Tập đoàn Rheinmetall. Đây sẽ là hướng đi mới so với việc lắp module Skyranger 35 trên các khung gầm xe bọc thép chở quân bánh lốp truyền thống.
Theo ông Bernhard, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển một phiên bản của hệ thống phòng không tự hành hạng nặng Skyranger 35, trong đó module chiến đấu sẽ được lắp đặt trên khung gầm xe tăng Leopard 1.
"Vẫn còn nhiều khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 mà chúng tôi có thể tận dụng để lắp đặt tháp pháo Skyranger với pháo tự động 35 mm", ông Bernhard nhấn mạnh.
Theo giới thiệu, việc lắp đặt module phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 có thể cung cấp thêm lượng đạn cho pháo 35 mm, bên cạnh đó là khả năng vượt qua các điều kiện địa hình khó khăn tại khu vực tiền tuyến.
Không chỉ có vậy, nhà sản xuất còn đứng trước cơ hội lắp đặt thêm thiết bị chuyên dụng để phát hiện và theo dõi mục tiêu, cũng như tăng số lượng tên lửa sẵn sàng phóng, nhờ khung gầm xe tăng Leopard 1 có kích thước khá lớn.
Ngoài ra ông Bernhard lưu ý thêm đây không phải là mục tiêu ưu tiên của Tập đoàn Rheinmetall, bởi vì hiện tại, điều quan trọng hơn là phải khôi phục những chiếc xe tăng này và gửi chúng sang Ukraine.
Quay lại với vũ khí, hệ thống Skyranger 35 sử dụng module chiến đấu với pháo 35 mm GDM-008 có tốc độ bắn rất cao, lên đến 1.000 phát/phút. Bên cạnh đó có thể lắp đặt một bệ phóng cho 2 tên lửa vác vai loại FIM-92 Stinger hoặc Mistral.
Đạn của pháo 35 mm bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có cả loại gắn ngòi nổ vô tuyến định tầm nổ, đây là tính năng quan trọng khi chống lại mục tiêu nhỏ bay thấp như UAV cảm tử. Cơ số đạn tiêu chuẩn mà module Skyranger 35 mang theo bao gồm 252 viên.
Để phát hiện các mục tiêu trên không kích thước nhỏ, Skyranger 35 sử dụng radar đa nhiệm AMMR hoạt động trên băng tần S. Tổng cộng có 5 ăng ten được lắp đặt trên xe quay về các hướng, cung cấp phạm vi phủ sóng 360 độ.
Ngoài ra Skyrange 35 còn được trang bị hệ thống phát hiện thụ động Rheinmetall FIRST, giúp phát hiện các mục tiêu nhỏ tốt hơn và việc không có bức xạ radar cho phép sử dụng tổ hợp vũ khí này mà không bị trinh sát vô tuyến của đối phương phát hiện.
Dự kiến những tổ hợp phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 sẽ thay thế những tổ hợp pháo cao xạ tự hành Gepard 1A2 ra đời đã lâu và bị đánh giá lạc hậu, cho dù vũ khí này vẫn phát huy được tác dụng trên chiến trường.
Yếu tố gây thắc mắc hiện nay chỉ là giá thành của tổ hợp phòng không mới sẽ ở mức nào, khi đây là một trong những vũ khí đắt đỏ nhất của Đức, trị giá tới 200 triệu USD.
Chính vì vậy giới truyền thông cho rằng sẽ chỉ có một vài chiếc xe tăng phòng không loại này được hoán cải và gửi ra tiền tuyến để thực hiện vai trò mẫu thử nghiệm công nghệ nhằm tìm kiếm khách hàng tương lai.