Trong một cuộc đối thoại với kênh CNN, một phi công người Ukraine với mật danh “Juice” cho biết, hiện tại Không quân Ukraine không đủ sức đối đầu với Không quân Nga. Cả radar và tên lửa đều không giúp được gì; tuy nhiên những chiếc F-16 sẽ giúp ích.Theo phi công “Juce”, cuộc phản công của Ukraine sẽ hiệu quả và an toàn hơn nếu Không quân Ukraine nhận được những chiếc máy bay F-16 của Mỹ, vì F-16 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng.Nhưng một bài viết trên trang web “Quan sát quân sự” của Mỹ lại tiết lộ một chi tiết mới, đó là nỗi sợ hãi mà các phi công Ukraine trải qua khi mỗi lần xuất kích. Lý do cho điều này là hành động máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.Theo trang “Quan sát quân sự”, một số máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bị tiêu diệt trên không ở khoảng cách tới 200 km, tính từ biên giới với Nga, bằng tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Với một cách tiếp cận gián tiếp, thông tin trên đã được xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với cùng một kênh truyền hình Mỹ CNN bởi phi công chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine có mật danh “Aleksey”. Theo “Aleksey”, hành động của các phi công Nga đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người đồng cấp Ukraine.“Chúng tôi đang mất rất nhiều máy bay chiến đấu do máy bay đánh chặn Su-35 của Nga, khi bạn nhìn thấy máy bay của đồng nghiệp bốc cháy ngay trước mắt mình, đó thực sự là một cú sốc”, phi công “Aleksey”thú nhận. Ngày 12/12, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: “Một máy bay chiến đấu Su-35 đã phá hủy một trạm radar của Ukraine gần mặt trận Kupyansk, sau khi phi công phát hiện mục tiêu bằng cảm biến trên máy bay, đã phóng tên lửa dẫn đường từ máy bay của mình và mục tiêu đã biến mất”.Đáng chú ý là lực lượng Không quân Nga đã tái triển khai các máy bay chiến đấu Su-35 từ vùng Viễn Đông đến các căn cứ ở Belarus, nằm dọc biên giới phía bắc Ukraine trong những tuần trước khi leo thang xung đột giữa Kiev và Moscow; trong đó Su-35 đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch trên không của Nga tại Ukraine.Su-35 là loại máy bay chiến đấu có khả năng phòng không mạnh nhất của Nga, đã hàng chục lần tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine. Có thể khẳng định, Su-35 là chiến đấu cơ mang nhiều chiến thắng không đối không hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khác sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.Mười ngày không chiến căng thẳng vào tháng 10 vừa qua đã chứng kiến máy bay chiến đấu Su-35 tiêu diệt được hơn nửa tá máy bay chiến đấu các loại của Ukraine. Theo một số nguồn tin phương Tây, Su-35 còn bắn hạ cả những máy bay chiến đấu MiG-29 cải tiến theo chuẩn NATO mà Ukraine nhận của Ba Lan và Slovenia. Lực lượng Không quân Nga đã tiếp tục mở rộng phi đội Su-35 của họ với việc tăng thêm khoảng 16 chiếc/năm. Cùng với đó là sự trưởng thành của đội ngũ phi công, được thử lửa trong thực chiến tại chiến trường Ukraine trong thời gian gần 2 năm qua.Mặc dù Su-35 được tối ưu hóa tốt cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng Su-35 cũng được thiết kế để đảm bảo hiệu suất rất cao trong các nhiệm vụ không đối đất và chống tàu. Đồng thời được triển khai để chế áp lực lượng phòng không Ukraine bằng tên lửa chống bức xạ Kh-31. Tên lửa chống bức xạ Kh-31 là loại vũ khí dẫn đường chính xác, được Su-35 sử dụng cho các hoạt động chế áp phòng không đối phương. Với tên lửa Kh-31, Su-35 có thể tiêu diệt các đài radar của đối phương theo nguyên tắc “bắn và quên”. Đồng thời hiệu suất bay tối ưu của Kh-31 giúp chúng tránh bị bắn hạ khi bay tới mục tiêu. Khả năng tiến hành tác chiến điện tử rất mạnh của Su-35 khẳng định vai trò cao trong áp chế phòng không đối phương. Việc sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử như Khibny-M và radar Irbis-E giúp Su-35 có khả năng tác chiến điện tử rất mạnh.Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị hai radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), hoạt động ở băng tần L (từ 1,0 GHz đến 2,0 GHz), được lắp ở trên cánh chính của Su-35. Sự kết hợp độc đáo của các cảm biến này giúp Su-35 thêm tính năng cho các cuộc tấn công điện tử vào mục tiêu của đối phương. Vị thế ưu tú của Su-35 trong lực lượng không quân Nga gần đây đã được phản ánh qua việc nó được sử dụng để hộ tống chuyên cơ của Tổng thống Putin trong chuyến thăm Abu Dhabi và Riyadh từ ngày 6/12.Bốn chiếc Su-35 hộ tống được trang bị tên lửa không đối không R-77-1 và R-73 và hạ cánh xuống thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cùng với máy bay chuyên cơ Il-96 của Tổng thống.Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố sau sứ mệnh hộ tống: "Những chiếc Su-35 hộ tống được điều khiển bởi các phi công hàng đầu, trang bị nhiều loại vũ khí không đối không khác nhau; máy bay cất cánh từ một sân bay quân sự ở Nga trong điều kiện thời tiết xấu với mưa lớn và gió giật mạnh".
Trong một cuộc đối thoại với kênh CNN, một phi công người Ukraine với mật danh “Juice” cho biết, hiện tại Không quân Ukraine không đủ sức đối đầu với Không quân Nga. Cả radar và tên lửa đều không giúp được gì; tuy nhiên những chiếc F-16 sẽ giúp ích.
Theo phi công “Juce”, cuộc phản công của Ukraine sẽ hiệu quả và an toàn hơn nếu Không quân Ukraine nhận được những chiếc máy bay F-16 của Mỹ, vì F-16 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Nhưng một bài viết trên trang web “Quan sát quân sự” của Mỹ lại tiết lộ một chi tiết mới, đó là nỗi sợ hãi mà các phi công Ukraine trải qua khi mỗi lần xuất kích. Lý do cho điều này là hành động máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Theo trang “Quan sát quân sự”, một số máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bị tiêu diệt trên không ở khoảng cách tới 200 km, tính từ biên giới với Nga, bằng tên lửa không đối không tầm xa R-37M.
Với một cách tiếp cận gián tiếp, thông tin trên đã được xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với cùng một kênh truyền hình Mỹ CNN bởi phi công chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine có mật danh “Aleksey”. Theo “Aleksey”, hành động của các phi công Nga đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người đồng cấp Ukraine.
“Chúng tôi đang mất rất nhiều máy bay chiến đấu do máy bay đánh chặn Su-35 của Nga, khi bạn nhìn thấy máy bay của đồng nghiệp bốc cháy ngay trước mắt mình, đó thực sự là một cú sốc”, phi công “Aleksey”thú nhận.
Ngày 12/12, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: “Một máy bay chiến đấu Su-35 đã phá hủy một trạm radar của Ukraine gần mặt trận Kupyansk, sau khi phi công phát hiện mục tiêu bằng cảm biến trên máy bay, đã phóng tên lửa dẫn đường từ máy bay của mình và mục tiêu đã biến mất”.
Đáng chú ý là lực lượng Không quân Nga đã tái triển khai các máy bay chiến đấu Su-35 từ vùng Viễn Đông đến các căn cứ ở Belarus, nằm dọc biên giới phía bắc Ukraine trong những tuần trước khi leo thang xung đột giữa Kiev và Moscow; trong đó Su-35 đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch trên không của Nga tại Ukraine.
Su-35 là loại máy bay chiến đấu có khả năng phòng không mạnh nhất của Nga, đã hàng chục lần tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine. Có thể khẳng định, Su-35 là chiến đấu cơ mang nhiều chiến thắng không đối không hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khác sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Mười ngày không chiến căng thẳng vào tháng 10 vừa qua đã chứng kiến máy bay chiến đấu Su-35 tiêu diệt được hơn nửa tá máy bay chiến đấu các loại của Ukraine. Theo một số nguồn tin phương Tây, Su-35 còn bắn hạ cả những máy bay chiến đấu MiG-29 cải tiến theo chuẩn NATO mà Ukraine nhận của Ba Lan và Slovenia.
Lực lượng Không quân Nga đã tiếp tục mở rộng phi đội Su-35 của họ với việc tăng thêm khoảng 16 chiếc/năm. Cùng với đó là sự trưởng thành của đội ngũ phi công, được thử lửa trong thực chiến tại chiến trường Ukraine trong thời gian gần 2 năm qua.
Mặc dù Su-35 được tối ưu hóa tốt cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng Su-35 cũng được thiết kế để đảm bảo hiệu suất rất cao trong các nhiệm vụ không đối đất và chống tàu. Đồng thời được triển khai để chế áp lực lượng phòng không Ukraine bằng tên lửa chống bức xạ Kh-31.
Tên lửa chống bức xạ Kh-31 là loại vũ khí dẫn đường chính xác, được Su-35 sử dụng cho các hoạt động chế áp phòng không đối phương. Với tên lửa Kh-31, Su-35 có thể tiêu diệt các đài radar của đối phương theo nguyên tắc “bắn và quên”. Đồng thời hiệu suất bay tối ưu của Kh-31 giúp chúng tránh bị bắn hạ khi bay tới mục tiêu.
Khả năng tiến hành tác chiến điện tử rất mạnh của Su-35 khẳng định vai trò cao trong áp chế phòng không đối phương. Việc sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử như Khibny-M và radar Irbis-E giúp Su-35 có khả năng tác chiến điện tử rất mạnh.
Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị hai radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), hoạt động ở băng tần L (từ 1,0 GHz đến 2,0 GHz), được lắp ở trên cánh chính của Su-35. Sự kết hợp độc đáo của các cảm biến này giúp Su-35 thêm tính năng cho các cuộc tấn công điện tử vào mục tiêu của đối phương.
Vị thế ưu tú của Su-35 trong lực lượng không quân Nga gần đây đã được phản ánh qua việc nó được sử dụng để hộ tống chuyên cơ của Tổng thống Putin trong chuyến thăm Abu Dhabi và Riyadh từ ngày 6/12.
Bốn chiếc Su-35 hộ tống được trang bị tên lửa không đối không R-77-1 và R-73 và hạ cánh xuống thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cùng với máy bay chuyên cơ Il-96 của Tổng thống.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố sau sứ mệnh hộ tống: "Những chiếc Su-35 hộ tống được điều khiển bởi các phi công hàng đầu, trang bị nhiều loại vũ khí không đối không khác nhau; máy bay cất cánh từ một sân bay quân sự ở Nga trong điều kiện thời tiết xấu với mưa lớn và gió giật mạnh".