Theo thông tin trên trang web Russia Today TV ngày 25/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày ngày 25 rằng, quân đội Nga đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum của Ukraine trong vòng chưa đầy 24 giờ.Theo Russia Today TV, quân đội Nga cho biết, hai chiếc MiG-29 đã bị hỏa lực phòng không mặt đất của Nga bắn hạ ở tỉnh Dnepropetrovsk, phía đông nam Ukraine. Đây là lần thứ hai trong hai tháng qua, có nhiều MiG-29 bị bắn rơi. Ngày 27/10 năm nay, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 7 máy bay chiến đấu MiG-29 trong vòng 24 giờ. Vậy Không quân Ukraine có bao nhiêu máy bay chiến đấu MiG-29 và đã mất bao nhiêu chiếc, nhiệm vụ chiến đấu chính của loại máy bay chiến đấu này là gì?MiG-29 là máy bay chiến đấu tuyến trước, do Cục thiết kế Mikoyan phát triển từ thời Liên Xô, chủ yếu làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trên chiến trường. MiG-29 có khả năng cơ động tốt và có thể thực hiện các cuộc không đối không tầm trung, bằng tên lửa dẫn đường radar bán chủ động.Nhưng khi mới ra đời, nhược điểm của tiêm kích MiG-29 cũng lộ rõ. Khi bắt đầu phát triển, MiG-29 chủ yếu được sử dụng để chiến đấu trong khuôn khổ không quân chiến thuật, thực hiện nhiệm vụ không chiến bảo vệ lực lượng chiến đấu tuyến trước của Liên Xô.Do vậy trong chiến đấu, MiG-29 sẽ nhận được một lượng lớn thông tin tình báo và hỗ trợ từ mặt đất, do đó radar và các cảm biến nhận biết tình huống khác của nó tương đối lạc hậu so với các máy bay chiến đấu cùng thời của phương Tây.Nhược điểm lớn nữa của MiG-29 là tầm hoạt động tương đối ngắn, nên nó chỉ có thể hoạt động gần khu vực sân bay, mà không thể thực hiện thâm nhập sâu vào không phận đối phương và các nhiệm vụ khác như chiến đấu cơ F-16 cùng thời của Mỹ.Do vậy MiG-29 còn được coi là thiếu hiệu quả trong thực chiến, khi "không có chiếc MiG-29 Ukraine nào, có thể bay đến giữa sông Dnieper” (Ảnh chiếc MiG-29 của Ukraine bố trí sát mặt trận, bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy).Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Không quân Ukraine có khoảng 20 chiếc MiG-29, 8 trong số đó được sử dụng để huấn luyện và một số máy bay đã bị loại biên, nhưng vẫn có hồ sơ sửa chữa và đã tái sử dụng sau khi chiến tranh bùng phát. Vì vậy, trong những ngày đầu của cuộc chiến, Không quân Ukraine có khoảng hơn 20 chiếc MiG-29.Sau khi xung đột nổ ra, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào sân bay của Ukraine, phá hủy một số máy bay chiến đấu MiG-29. Trong các trận đánh sau đó, cũng ghi nhận máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine bị bắn rơi. Tuy nhiên theo truyền thông Ukraine, chiến đấu cơ MiG-29 của họ cũng “lập nhiều chiến công”, nổi tiếng nhất chính là huyền thoại "Bóng ma Kiev". Truyền thông Ukraine cho rằng, một máy bay MiG-29 của Ukraine đã bắn hạ nhiều máy bay Nga, trong đó có cả máy bay chiến đấu Su-35. Sau đó, huyền thoại "Bóng ma Kiev" được chứng minh là một chiến dịch tuyên truyền của Ukraine, nhằm nâng cao tinh thần cho phi công máy bay chiến đấu, cũng như quân và dân Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Còn các video được tung lên mạng, cũng là video dựng trên máy tính.Để bổ sung cho số máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine bị “rơi rụng”, Ba Lan và Slovakia đã liên tiếp chuyển giao hàng chục máy bay chiến đấu MiG-29 trong kho cho Ukraine. Việc này đã nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu của Không quân Ukraine.Do khả năng tác chiến của MiG-29 Ukraine, không còn đủ để đối phó với các máy bay chiến đấu hiệu suất cao như Su-30SM và Su-35 của Nga, nên được Ukraine chuyển đổi thành máy bay tấn công phóng tên lửa chống bức xạ tấn công radar mặt đất của Nga, bằng cách trang bị giá treo mới và có thể phóng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất.Do cần phải thực hiện nhiệm vụ chống bức xạ ở tuyến đầu, nên những cựu tiêm kích phòng không này, đã phải rời khỏi vòng tròn phòng không Kiev được bảo vệ bởi tên lửa đất đối không và tiến sâu vào tuyến đầu của chiến trường, nơi giao tranh đang diễn ra.Do máy bay chiến đấu MiG-29 không có khả năng tàng hình, nên có thể dễ dàng bị radar phòng không của Nga phát hiện và hướng dẫn máy bay chiến đấu đánh chặn; hoặc sử dụng tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa để tiêu diệt. Do tên lửa chống bức xạ AGM-88 được gắn vào mấu treo vũ khí của tên lửa không đối không tầm trung R-27, nên máy bay chiến đấu MiG-29 khi thực hiện nhiệm vụ chống bức xạ không có khả năng không chiến tầm trung và có thể chỉ mang thêm 2 đến 4 tên lửa không đối không tầm ngắn để tự vệ trong tầm nhìn. Do phải mang tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM, đây là loại tên lửa chống bức xạ hạng nặng, nên đã làm cho hiệu suất bay của tiêm kích MiG-29 càng kém đi. Khi chạm trán tiêm kích Nga trước khi phóng tên lửa chống bức xạ, MiG-29 gần như không thể đánh trả.Các quan chức Ukraine đã miễn cưỡng tiết lộ đầy đủ chi tiết về tổn thất quân sự để duy trì tinh thần và an ninh hoạt động. Tuy nhiên, nguồn tin tình báo mở và hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng, Ukraine đã mất một số máy bay chiến đấu MiG-29 kể từ khi xung đột leo thang. Các nhà phân tích độc lập ước tính, Không quân Ukraine có thể đã mất từ 10 đến 15 máy bay chiến đấu MiG-29; trong khi báo cáo chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, có nhiều máy bay chiến đấu MiG-29 bị bắn hạ hơn.Tóm lại, MiG-29 chỉ là thành viên tiêu biểu trong loạt tiêm kích của Không quân Ukraine trong một cuộc chiến kéo dài. Nhưng chính việc mất đi các phi công chiến đấu, sẽ khiến hiệu quả chiến đấu suy giảm nhanh chóng, so với việc mất đi các máy bay.Bởi xét cho cùng, dù sao Ukraine vẫn có sự hỗ trợ của các quốc gia Đông Âu, từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw trước kia về máy bay chiến đấu. Nhưng việc đào tạo phi công không diễn ra trong một sớm một chiều; nhất là những phi công có kinh nghiệm.
Theo thông tin trên trang web Russia Today TV ngày 25/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày ngày 25 rằng, quân đội Nga đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum của Ukraine trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Theo Russia Today TV, quân đội Nga cho biết, hai chiếc MiG-29 đã bị hỏa lực phòng không mặt đất của Nga bắn hạ ở tỉnh Dnepropetrovsk, phía đông nam Ukraine. Đây là lần thứ hai trong hai tháng qua, có nhiều MiG-29 bị bắn rơi.
Ngày 27/10 năm nay, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 7 máy bay chiến đấu MiG-29 trong vòng 24 giờ. Vậy Không quân Ukraine có bao nhiêu máy bay chiến đấu MiG-29 và đã mất bao nhiêu chiếc, nhiệm vụ chiến đấu chính của loại máy bay chiến đấu này là gì?
MiG-29 là máy bay chiến đấu tuyến trước, do Cục thiết kế Mikoyan phát triển từ thời Liên Xô, chủ yếu làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trên chiến trường. MiG-29 có khả năng cơ động tốt và có thể thực hiện các cuộc không đối không tầm trung, bằng tên lửa dẫn đường radar bán chủ động.
Nhưng khi mới ra đời, nhược điểm của tiêm kích MiG-29 cũng lộ rõ. Khi bắt đầu phát triển, MiG-29 chủ yếu được sử dụng để chiến đấu trong khuôn khổ không quân chiến thuật, thực hiện nhiệm vụ không chiến bảo vệ lực lượng chiến đấu tuyến trước của Liên Xô.
Do vậy trong chiến đấu, MiG-29 sẽ nhận được một lượng lớn thông tin tình báo và hỗ trợ từ mặt đất, do đó radar và các cảm biến nhận biết tình huống khác của nó tương đối lạc hậu so với các máy bay chiến đấu cùng thời của phương Tây.
Nhược điểm lớn nữa của MiG-29 là tầm hoạt động tương đối ngắn, nên nó chỉ có thể hoạt động gần khu vực sân bay, mà không thể thực hiện thâm nhập sâu vào không phận đối phương và các nhiệm vụ khác như chiến đấu cơ F-16 cùng thời của Mỹ.
Do vậy MiG-29 còn được coi là thiếu hiệu quả trong thực chiến, khi "không có chiếc MiG-29 Ukraine nào, có thể bay đến giữa sông Dnieper” (Ảnh chiếc MiG-29 của Ukraine bố trí sát mặt trận, bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy).
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Không quân Ukraine có khoảng 20 chiếc MiG-29, 8 trong số đó được sử dụng để huấn luyện và một số máy bay đã bị loại biên, nhưng vẫn có hồ sơ sửa chữa và đã tái sử dụng sau khi chiến tranh bùng phát. Vì vậy, trong những ngày đầu của cuộc chiến, Không quân Ukraine có khoảng hơn 20 chiếc MiG-29.
Sau khi xung đột nổ ra, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào sân bay của Ukraine, phá hủy một số máy bay chiến đấu MiG-29. Trong các trận đánh sau đó, cũng ghi nhận máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine bị bắn rơi.
Tuy nhiên theo truyền thông Ukraine, chiến đấu cơ MiG-29 của họ cũng “lập nhiều chiến công”, nổi tiếng nhất chính là huyền thoại "Bóng ma Kiev". Truyền thông Ukraine cho rằng, một máy bay MiG-29 của Ukraine đã bắn hạ nhiều máy bay Nga, trong đó có cả máy bay chiến đấu Su-35.
Sau đó, huyền thoại "Bóng ma Kiev" được chứng minh là một chiến dịch tuyên truyền của Ukraine, nhằm nâng cao tinh thần cho phi công máy bay chiến đấu, cũng như quân và dân Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Còn các video được tung lên mạng, cũng là video dựng trên máy tính.
Để bổ sung cho số máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine bị “rơi rụng”, Ba Lan và Slovakia đã liên tiếp chuyển giao hàng chục máy bay chiến đấu MiG-29 trong kho cho Ukraine. Việc này đã nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu của Không quân Ukraine.
Do khả năng tác chiến của MiG-29 Ukraine, không còn đủ để đối phó với các máy bay chiến đấu hiệu suất cao như Su-30SM và Su-35 của Nga, nên được Ukraine chuyển đổi thành máy bay tấn công phóng tên lửa chống bức xạ tấn công radar mặt đất của Nga, bằng cách trang bị giá treo mới và có thể phóng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất.
Do cần phải thực hiện nhiệm vụ chống bức xạ ở tuyến đầu, nên những cựu tiêm kích phòng không này, đã phải rời khỏi vòng tròn phòng không Kiev được bảo vệ bởi tên lửa đất đối không và tiến sâu vào tuyến đầu của chiến trường, nơi giao tranh đang diễn ra.
Do máy bay chiến đấu MiG-29 không có khả năng tàng hình, nên có thể dễ dàng bị radar phòng không của Nga phát hiện và hướng dẫn máy bay chiến đấu đánh chặn; hoặc sử dụng tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa để tiêu diệt.
Do tên lửa chống bức xạ AGM-88 được gắn vào mấu treo vũ khí của tên lửa không đối không tầm trung R-27, nên máy bay chiến đấu MiG-29 khi thực hiện nhiệm vụ chống bức xạ không có khả năng không chiến tầm trung và có thể chỉ mang thêm 2 đến 4 tên lửa không đối không tầm ngắn để tự vệ trong tầm nhìn.
Do phải mang tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM, đây là loại tên lửa chống bức xạ hạng nặng, nên đã làm cho hiệu suất bay của tiêm kích MiG-29 càng kém đi. Khi chạm trán tiêm kích Nga trước khi phóng tên lửa chống bức xạ, MiG-29 gần như không thể đánh trả.
Các quan chức Ukraine đã miễn cưỡng tiết lộ đầy đủ chi tiết về tổn thất quân sự để duy trì tinh thần và an ninh hoạt động. Tuy nhiên, nguồn tin tình báo mở và hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng, Ukraine đã mất một số máy bay chiến đấu MiG-29 kể từ khi xung đột leo thang.
Các nhà phân tích độc lập ước tính, Không quân Ukraine có thể đã mất từ 10 đến 15 máy bay chiến đấu MiG-29; trong khi báo cáo chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, có nhiều máy bay chiến đấu MiG-29 bị bắn hạ hơn.
Tóm lại, MiG-29 chỉ là thành viên tiêu biểu trong loạt tiêm kích của Không quân Ukraine trong một cuộc chiến kéo dài. Nhưng chính việc mất đi các phi công chiến đấu, sẽ khiến hiệu quả chiến đấu suy giảm nhanh chóng, so với việc mất đi các máy bay.
Bởi xét cho cùng, dù sao Ukraine vẫn có sự hỗ trợ của các quốc gia Đông Âu, từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw trước kia về máy bay chiến đấu. Nhưng việc đào tạo phi công không diễn ra trong một sớm một chiều; nhất là những phi công có kinh nghiệm.