Ly khai hồi phục siêu tăng hạng nặng IS-3 Liên Xô tại một bệ đài tưởng niệm Thế chiến thứ 2 tai khu vực Donbass. Được biết đây không phải là vũ khí duy nhất từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 được lực lượng dân quân miền Đông Ukraine khôi phục đưa vào chiến đấu.Tuy chiếc xe tăng hạng nặng IS-3 này đã ngưng hoạt động nhiều chục năm, nhưng các kỹ sư của phe ly khai vẫn thành công khi phục hồi chúng.Dù vậy, khẩu pháo chính lại không thể hoạt động. Thông thường các xe tăng khi đưa vào viện bảo tàng hoặc đưa lên các đài tưởng niệm đều bị vô hiệu hóa vũ khí chính.Tuy không thể sử dụng pháo chính, nhưng chiếc xe tăng này vẫn có thể trang bị các vũ khí hạng nhẹ, đồng thời với lớp giáp dày sẽ giúp ít nhiều cho phe ly khai khi xông pha vào phòng tuyến của quân chính phủ.Ngay khi phục hồi khả năng hoạt động, chiếc xe tăng IS-3 này được điều tới khu vực phòng tuyến giáp với quân chính phủ Ukraine.Nhưng đáng tiếc, chúng chưa kịp thị uy nhiều thì đã bị quân chính phủ bắt sống.Xe tăng hạng nặng IS-3 mang tên nhà lãnh đạo Josef Stalin được coi là một trong những chiếc xe tăng mạnh nhất trong Thế chiến thứ II.Xe tăng IS-3 hình thành từ tháng 10/1944, mẫu thiết kế mang tên “Đề án 703” được trình lên Tướng Zhukov và Vasilevski, sau đó được Nguyên soái Stalin chấp nhận để trang bị với tên gọi IS-3.Đây là mẫu thiết kế mới hoàn toàn, với tháp pháo tròn, thân xe vát nghiêng để tăng khả năng chịu đạn xuyên giáp tốt hơn.Pháo chính bán tự động D-25T cỡ nòng 122mm, với cơ số đạn dự trữ 28 viên trong đó có 18 viên đạn pháo nổ mảnh và 8 viên đạn xuyên giáp.Súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm và cho súng máy đồng trục 7,62mm. Bị coi là "con quái vật nặng nề" với trọng lượng lên tới 46 tấn, nhưng nhờ trang bị động cơ công suất 600 mã lực IS-3 vẫn có khả năng cơ động ở tốc độ tối đa lên tới 40 km/h.Xe tăng hạng nặng IS-3 được sản xuất hàng loạt cho đến giữa năm 1946 với 2.311 chiếc được sản xuất.IS-3 mặc dù vậy vẫn có nhiều khiếm khuyết từ lúc mới sản xuất, như động cơ và hộp số không đáng tin cậy, nên sau đó nó đã liên tục được nâng cấp với việc hoàn thiện động cơ và hệ thống truyền động, bánh chịu lực và hệ thống liên lạc được thay mới, kết quả là xe nặng tới 48,8 tấn.IS-3 phục vụ trong quân đội Liên Xô cho đến cuối thập niên 1950, những chương trình hiện đại hóa liên tục được mang ra để giữ IS-3 có thể đảm nhiệm trên chiến trường chiến tranh Lạnh.Nhưng điều gì phải đến cũng đã đến, thời của xe tăng hạng nặng đã hết, thay vào đó là xe tăng hạng trung lên ngôi như T-54, T-62."Quái vật" IS-3 dần đưa vào lực lượng huấn luyện rồi mang vào kho trước khi chuyển vào đích đến cuối cùng của nó là bảo tàng. Ngoài Liên Xô, IS-3 được xuất khẩu sang Ba Lan, Trung Quốc và một số quốc gia Trung Đông khác.Ở Ai Cập, IS-3 tham chiến với quân Israel, nhiều chiếc bị Israel thu được đã được nước này thay động cơ nguyên bản bằng động cơ xe tăng chủ lực T-54 để tiếp tục tác chiến.Có một câu chuyện thú vị về xe tăng IS-3 từ chính những người sử dụng nó, câu chuyện được kể bởi Dmitri Rotar, một cựu đại tá vốn từng là trung đoàn trưởng trung đoàn xe tăng hạng nặng IS-3 trong những năm 1950.“Năm 1956, đơn vị của tôi được ra lệnh tham gia hoạt động chống bạo loạn tại Hungary. Thời điểm đó đơn vị của tôi đóng tại Romania, cách đó chừng 350km, trung đoàn IS-3 của tôi được lệnh di chuyển nhanh nhất có thể đến Budapest", Dmitri Rotar cho biết."Xe tăng IS-3 của tôi đều di chuyển với tốc độ tối đa, điều này thực sự thử thách với xe tăng hạng nặng, và tôi phải nói rằng không hề có một chiếc IS-3 nào bị hỏng cả, không có một chiếc nào bị tụt lại phía sau. Đó là một ví dụ rõ ràng, tôi nghĩ IS-3 không phải là không đáng tin cậy, mà đơn giản là nó bị đánh giá quá thấp", Dmitri Rotar nhấn mạnh.Đối với Liên Xô, IS-3 là một chiếc xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới thời điểm nó ra đời, còn phương Tây cũng công nhận IS-3 là một mẫu thiết kế rất thành công.Ngày nay vẫn còn một vài chiếc IS-3 nguyên bản trong đó có một chiếc vẫn được lưu giữ tại bảo tàng xe tăng Kubinka, Moscow (Nga).
Ly khai hồi phục siêu tăng hạng nặng IS-3 Liên Xô tại một bệ đài tưởng niệm Thế chiến thứ 2 tai khu vực Donbass. Được biết đây không phải là vũ khí duy nhất từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 được lực lượng dân quân miền Đông Ukraine khôi phục đưa vào chiến đấu.
Tuy chiếc xe tăng hạng nặng IS-3 này đã ngưng hoạt động nhiều chục năm, nhưng các kỹ sư của phe ly khai vẫn thành công khi phục hồi chúng.
Dù vậy, khẩu pháo chính lại không thể hoạt động. Thông thường các xe tăng khi đưa vào viện bảo tàng hoặc đưa lên các đài tưởng niệm đều bị vô hiệu hóa vũ khí chính.
Tuy không thể sử dụng pháo chính, nhưng chiếc xe tăng này vẫn có thể trang bị các vũ khí hạng nhẹ, đồng thời với lớp giáp dày sẽ giúp ít nhiều cho phe ly khai khi xông pha vào phòng tuyến của quân chính phủ.
Ngay khi phục hồi khả năng hoạt động, chiếc xe tăng IS-3 này được điều tới khu vực phòng tuyến giáp với quân chính phủ Ukraine.
Nhưng đáng tiếc, chúng chưa kịp thị uy nhiều thì đã bị quân chính phủ bắt sống.
Xe tăng hạng nặng IS-3 mang tên nhà lãnh đạo Josef Stalin được coi là một trong những chiếc xe tăng mạnh nhất trong Thế chiến thứ II.
Xe tăng IS-3 hình thành từ tháng 10/1944, mẫu thiết kế mang tên “Đề án 703” được trình lên Tướng Zhukov và Vasilevski, sau đó được Nguyên soái Stalin chấp nhận để trang bị với tên gọi IS-3.
Đây là mẫu thiết kế mới hoàn toàn, với tháp pháo tròn, thân xe vát nghiêng để tăng khả năng chịu đạn xuyên giáp tốt hơn.
Pháo chính bán tự động D-25T cỡ nòng 122mm, với cơ số đạn dự trữ 28 viên trong đó có 18 viên đạn pháo nổ mảnh và 8 viên đạn xuyên giáp.
Súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm và cho súng máy đồng trục 7,62mm. Bị coi là "con quái vật nặng nề" với trọng lượng lên tới 46 tấn, nhưng nhờ trang bị động cơ công suất 600 mã lực IS-3 vẫn có khả năng cơ động ở tốc độ tối đa lên tới 40 km/h.
Xe tăng hạng nặng IS-3 được sản xuất hàng loạt cho đến giữa năm 1946 với 2.311 chiếc được sản xuất.
IS-3 mặc dù vậy vẫn có nhiều khiếm khuyết từ lúc mới sản xuất, như động cơ và hộp số không đáng tin cậy, nên sau đó nó đã liên tục được nâng cấp với việc hoàn thiện động cơ và hệ thống truyền động, bánh chịu lực và hệ thống liên lạc được thay mới, kết quả là xe nặng tới 48,8 tấn.
IS-3 phục vụ trong quân đội Liên Xô cho đến cuối thập niên 1950, những chương trình hiện đại hóa liên tục được mang ra để giữ IS-3 có thể đảm nhiệm trên chiến trường chiến tranh Lạnh.
Nhưng điều gì phải đến cũng đã đến, thời của xe tăng hạng nặng đã hết, thay vào đó là xe tăng hạng trung lên ngôi như T-54, T-62.
"Quái vật" IS-3 dần đưa vào lực lượng huấn luyện rồi mang vào kho trước khi chuyển vào đích đến cuối cùng của nó là bảo tàng. Ngoài Liên Xô, IS-3 được xuất khẩu sang Ba Lan, Trung Quốc và một số quốc gia Trung Đông khác.
Ở Ai Cập, IS-3 tham chiến với quân Israel, nhiều chiếc bị Israel thu được đã được nước này thay động cơ nguyên bản bằng động cơ xe tăng chủ lực T-54 để tiếp tục tác chiến.
Có một câu chuyện thú vị về xe tăng IS-3 từ chính những người sử dụng nó, câu chuyện được kể bởi Dmitri Rotar, một cựu đại tá vốn từng là trung đoàn trưởng trung đoàn xe tăng hạng nặng IS-3 trong những năm 1950.
“Năm 1956, đơn vị của tôi được ra lệnh tham gia hoạt động chống bạo loạn tại Hungary. Thời điểm đó đơn vị của tôi đóng tại Romania, cách đó chừng 350km, trung đoàn IS-3 của tôi được lệnh di chuyển nhanh nhất có thể đến Budapest", Dmitri Rotar cho biết.
"Xe tăng IS-3 của tôi đều di chuyển với tốc độ tối đa, điều này thực sự thử thách với xe tăng hạng nặng, và tôi phải nói rằng không hề có một chiếc IS-3 nào bị hỏng cả, không có một chiếc nào bị tụt lại phía sau. Đó là một ví dụ rõ ràng, tôi nghĩ IS-3 không phải là không đáng tin cậy, mà đơn giản là nó bị đánh giá quá thấp", Dmitri Rotar nhấn mạnh.
Đối với Liên Xô, IS-3 là một chiếc xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới thời điểm nó ra đời, còn phương Tây cũng công nhận IS-3 là một mẫu thiết kế rất thành công.
Ngày nay vẫn còn một vài chiếc IS-3 nguyên bản trong đó có một chiếc vẫn được lưu giữ tại bảo tàng xe tăng Kubinka, Moscow (Nga).