Từ ngày 4/3 đến ngày 9/3/2024, ba máy bay chiến đấu Rafale đã rời căn cứ không quân 118 ở Mont-de-Marsan đến Romania, đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác quân sự giữa Pháp, Bỉ, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Army Recognition.Hợp tác này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của phi đội hàng không gồm 33 thành viên (5 phi công và 28 nhân viên mặt đất) sử dụng máy bay vận tải Airbus A400M. Điều này khẳng định cam kết của NATO trong việc tăng cường khả năng phòng thủ dọc theo sườn phía đông của tổ chức này. Ảnh: Wikipedia.Trong hoạt động này, các chiến đấu cơ Rafale đã thực hiện 12 phi vụ, tổng cộng 30 giờ bay, bao gồm các cuộc tập trận hỗ trợ trên không và các nhiệm vụ chung với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ và Romania. Ảnh: Wikipedia.Kế hoạch trên là một phần của chiến dịch MORANE và là một nội dung quan trọng trong sáng kiến “Lá chắn trên không” của NATO, được đưa ra nhằm đối phó với sự leo thang căng thẳng từ xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 2/2022. Ảnh: Air Force reserve Command.Qua đó khẳng định cam kết của Liên minh này, nhằm đảm bảo khả năng răn đe cũng như việc phòng thủ vững chắc cho các thành viên của mình, đặc biệt là những nước nằm gần khu vực xung đột.Trước đó hồi tháng 5/2022, với sự hỗ trợ của 300 binh sĩ Bỉ và Hà Lan, Pháp đã khởi xướng chiến dịch Eagle, triển khai 500 binh sĩ đến Constanta, Romania, nhằm củng cố các nhóm chiến đấu tiền phương tăng cường của NATO.Mặt khác Pháp cũng đã bổ sung hệ thống phòng không đất đối không SAMP/T (MAMBA), giúp tăng cường hơn nữa khả năng của NATO trong việc bảo vệ lực lượng của mình và duy trì an ninh trong khu vực.Sự hiện diện của NATO, với minh chứng bằng việc triển khai chiến đấu cơ Rafale ở Romania, đang cho thấy quyết tâm của tổ chức này. Qua đó, gửi đi một thông điệp rõ ràng về sự đoàn kết và quyết tâm bảo vệ tất cả các thành viên Liên minh trước mọi hình thức “xâm lược”.Hơn nữa, việc nâng cao khả năng tương tác và sẵn sàng chiến đấu của các nước thành viên NATO, được xem là yếu tố then chốt để duy trì lợi thế chiến lược trong một khu vực được đánh giá thường xuyên gia tăng căng thẳng địa chính trị.Rafale được thiết kế với khả năng chiến đấu "đa năng", máy bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tính linh hoạt của Rafale cho phép thực hiện việc kiểm soát trên không, bảo đảm an ninh, răn đe hạt nhân, triển khai lực lượng và hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất,...Với kết cấu cánh tam giác tạo thành hình mũi tên giúp Rafale tăng khả năng cơ động và hiệu suất bay tối ưu, kể cả ở góc tấn công cao. Máy bay còn sử dụng hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số fly-by-wire đảm bảo sự an toàn và ổn định đặc biệt, ngay cả trong điều kiện bay phức tạp.Tính năng này cho phép Rafale tự động bám theo địa hình khi không có tầm nhìn, từ đó nâng cao khả năng xuyên phá và khả năng sống sót trong không phận đối phương.Máy bay được trang bị động cơ M88-2 của Safran Aircraft Engines, tuy nhỏ gọn nhưng rất mạnh mẽ, cung cấp lực đẩy tốt. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các công nghệ tiên tiến giúp nâng cao độ bền và giảm chi phí vận hành.Nhờ thiết kế đặc biệt, Rafale có thể đạt tốc độ tối đa trên Mach 1,8, khả năng bay siêu tốc đạt Mach 1,4 và có thể hoạt động ở độ cao 17.000m. Máy bay có thể hoạt động liên tục 12 giờ khi tiếp nhiên liệu trên không và phạm vi bay lên tới 1.800 km.
Từ ngày 4/3 đến ngày 9/3/2024, ba
máy bay chiến đấu Rafale đã rời căn cứ không quân 118 ở Mont-de-Marsan đến Romania, đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác quân sự giữa Pháp, Bỉ, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Army Recognition.
Hợp tác này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của phi đội hàng không gồm 33 thành viên (5 phi công và 28 nhân viên mặt đất) sử dụng máy bay vận tải Airbus A400M. Điều này khẳng định cam kết của NATO trong việc tăng cường khả năng phòng thủ dọc theo sườn phía đông của tổ chức này. Ảnh: Wikipedia.
Trong hoạt động này, các chiến đấu cơ
Rafale đã thực hiện 12 phi vụ, tổng cộng 30 giờ bay, bao gồm các cuộc tập trận hỗ trợ trên không và các nhiệm vụ chung với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ và Romania. Ảnh: Wikipedia.
Kế hoạch trên là một phần của chiến dịch MORANE và là một nội dung quan trọng trong sáng kiến “Lá chắn trên không” của NATO, được đưa ra nhằm đối phó với sự leo thang căng thẳng từ xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 2/2022. Ảnh: Air Force reserve Command.
Qua đó khẳng định cam kết của Liên minh này, nhằm đảm bảo khả năng răn đe cũng như việc phòng thủ vững chắc cho các thành viên của mình, đặc biệt là những nước nằm gần khu vực xung đột.
Trước đó hồi tháng 5/2022, với sự hỗ trợ của 300 binh sĩ Bỉ và Hà Lan, Pháp đã khởi xướng chiến dịch Eagle, triển khai 500 binh sĩ đến Constanta, Romania, nhằm củng cố các nhóm chiến đấu tiền phương tăng cường của NATO.
Mặt khác Pháp cũng đã bổ sung hệ thống phòng không đất đối không SAMP/T (MAMBA), giúp tăng cường hơn nữa khả năng của NATO trong việc bảo vệ lực lượng của mình và duy trì an ninh trong khu vực.
Sự hiện diện của NATO, với minh chứng bằng việc triển khai chiến đấu cơ Rafale ở Romania, đang cho thấy quyết tâm của tổ chức này. Qua đó, gửi đi một thông điệp rõ ràng về sự đoàn kết và quyết tâm bảo vệ tất cả các thành viên Liên minh trước mọi hình thức “xâm lược”.
Hơn nữa, việc nâng cao khả năng tương tác và sẵn sàng chiến đấu của các nước thành viên NATO, được xem là yếu tố then chốt để duy trì lợi thế chiến lược trong một khu vực được đánh giá thường xuyên gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Rafale được thiết kế với khả năng chiến đấu "đa năng", máy bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tính linh hoạt của Rafale cho phép thực hiện việc kiểm soát trên không, bảo đảm an ninh, răn đe hạt nhân, triển khai lực lượng và hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất,...
Với kết cấu cánh tam giác tạo thành hình mũi tên giúp Rafale tăng khả năng cơ động và hiệu suất bay tối ưu, kể cả ở góc tấn công cao. Máy bay còn sử dụng hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số fly-by-wire đảm bảo sự an toàn và ổn định đặc biệt, ngay cả trong điều kiện bay phức tạp.
Tính năng này cho phép Rafale tự động bám theo địa hình khi không có tầm nhìn, từ đó nâng cao khả năng xuyên phá và khả năng sống sót trong không phận đối phương.
Máy bay được trang bị động cơ M88-2 của Safran Aircraft Engines, tuy nhỏ gọn nhưng rất mạnh mẽ, cung cấp lực đẩy tốt. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các công nghệ tiên tiến giúp nâng cao độ bền và giảm chi phí vận hành.
Nhờ thiết kế đặc biệt, Rafale có thể đạt tốc độ tối đa trên Mach 1,8, khả năng bay siêu tốc đạt Mach 1,4 và có thể hoạt động ở độ cao 17.000m. Máy bay có thể hoạt động liên tục 12 giờ khi tiếp nhiên liệu trên không và phạm vi bay lên tới 1.800 km.