Theo các chuyên gia Bulgarian Military, quyết định không đầu tư mua tiêm kích Su-35 của Indonesia là một điều đáng tiếc. Vào năm 2013, thỏa thuận hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Nga và Indonesia đã được ký kết. Thỏa thuận này mở đường cho Nga thành lập trung tâm bảo trì vũ khí ở Indonesia. Ảnh: TASS.Trung tâm này nhằm cung cấp các dịch vụ toàn diện cho các loại vũ khí do Nga sản xuất, hiện đang có trong biên chế của Không quân Indonesia. Những công việc chủ yếu của trung tâm bao gồm bảo trì, sửa chữa và đại tu các hệ thống vũ khí cho máy bay chiến đấu. Ảnh: Australian Defence Magazine.Hơn nữa, thỏa thuận cho phép thành lập các cơ quan liên doanh để nghiên cứu, phát triển và sản xuất vũ khí, đồng thời cung cấp hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho Jakarta. Nếu như Indonesia mua Su-35, thì ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia này đã có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Ảnh: The Jakarta Post.Theo Bulgarian Military, vào năm 2013, Indonesia đang trong quá trình đàm phán mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Đây là một thỏa thuận chung đã được ký kết với Moscow để Indonesia nhận được 11 máy bay chiến đấu với mức giá 1,15 tỷ USD. Ảnh: Codexperutrade.Dự kiến chỉ một nửa số tiền được thanh toán ở dạng tiền tệ. Số dư còn lại được đề xuất sẽ được thanh toán thông qua một thỏa thuận thương mại liên quan đến các mặt hàng như dầu cọ, cà phê và cao su.Thế nhưng, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ vào năm 2020. Trang tin Nikkei Asia cho rằng, những rào cản chính trị là nguyên nhân đằng sau sự kiện trên. Trong khi các phương tiện truyền thông châu Á đưa ra “những lời giải thích ngoại giao”, thì thực tế rõ ràng là các mối đe dọa trừng phạt từ Washington theo luật CAATSA đã buộc Indonesia phải tìm kiếm giải pháp thay thế.Sau đó, Indonesia đã lựa chọn mua máy bay Rafale của Pháp để thay thế cho Su-35. Để tránh làm Nga lo lắng hơn nữa, Indonesia đã chọn cách phớt lờ đề xuất mua máy bay F-16 của Mỹ.Thay vào đó, Indonesia lại bày tỏ sự quan tâm tới máy bay chiến đấu Rafale của Pháp. Đây được coi là sự lựa chọn khéo léo. Quyết định này đặc biệt quan trọng vì Indonesia hiện vẫn đang sử dụng những chiếc Su-27 và vẫn cần sự bảo đảm kỹ thuật từ Nga.Sukhoi Su-35 và Dassault Rafale đều là máy bay chiến đấu đa năng, cả hai đều có khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất. Cả Su-35 và Rafale đều được trang bị động cơ đôi, giúp chúng có tốc độ, khả năng cơ động và độ tin cậy cao.Một điểm tương đồng khác giữa Su-35 và Rafale là cả hai đều có công nghệ tàng hình. Mặc dù không phải là máy bay tàng hình hoàn toàn như F-35 nhưng những chiếc máy bay này có các yếu tố về kiểu dáng thiết kế và vật liệu giúp giảm tiết diện radar.Cả Su-35 và Rafale đều được trang bị hệ thống radar tiên tiến, Su-35 được trang bị radar Irbis-E, còn Rafale sử dụng radar quét mảng điện tử chủ động RBE2 AA. Các hệ thống này đều có khả năng phát hiện và theo dõi tầm xa, tấn công nhiều mục tiêu và chống lại các biện pháp đối phó điện tử.Cuối cùng, Su-35 và Rafale đều được thiết kế với tính năng tự động hóa và hỗ trợ phi công ở mức độ cao. Chúng kết hợp các hệ thống điều khiển tiên tiến giúp giảm khối lượng công việc của phi công và tăng cường độ an toàn cho chuyến bay. Ngoài ra, cả hai máy bay đều có màn hình buồng lái và hệ thống điện tử hàng không hiện đại, mang đến cho phi công khả năng nhận thức tình huống ở mức độ cao.Quan hệ giữa Indonesia và Nga không phải là mới được xây dựng, mà bắt nguồn kể từ khi Indonesia ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập. Mối quan hệ ban đầu được hình thành với Liên Xô và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với người kế nhiệm thời hiện đại là Nga.Trở lại năm 1962, khi Indonesia khẳng định chủ quyền của mình đối với khu vực Papua Barat (trước đây gọi là Irian Jaya Barat hay Tây Irian), nước này đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Liên Xô.Liên Xô đã tặng cho Indonesia tàu tuần dương lớp Irian, mang tên Ordzhonikidze. Đây là tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Liên Xô, một phần của Dự án 68-bis, thường được gọi là Sverdlov. Từ năm 1963 đến năm 1972, nó phục vụ trong Hải quân Indonesia với tên gọi KRI Irian (201) và tàu tuần dương này là một trong những tàu chiến lớn nhất có trong biên chế của Hải quân Indonesia.
Theo các chuyên gia Bulgarian Military, quyết định không đầu tư mua tiêm kích Su-35 của Indonesia là một điều đáng tiếc. Vào năm 2013, thỏa thuận hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Nga và Indonesia đã được ký kết. Thỏa thuận này mở đường cho Nga thành lập trung tâm bảo trì vũ khí ở Indonesia. Ảnh: TASS.
Trung tâm này nhằm cung cấp các dịch vụ toàn diện cho các loại vũ khí do Nga sản xuất, hiện đang có trong biên chế của Không quân Indonesia. Những công việc chủ yếu của trung tâm bao gồm bảo trì, sửa chữa và đại tu các hệ thống vũ khí cho máy bay chiến đấu. Ảnh: Australian Defence Magazine.
Hơn nữa, thỏa thuận cho phép thành lập các cơ quan liên doanh để nghiên cứu, phát triển và sản xuất vũ khí, đồng thời cung cấp hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho Jakarta. Nếu như Indonesia mua Su-35, thì ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia này đã có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Ảnh: The Jakarta Post.
Theo Bulgarian Military, vào năm 2013, Indonesia đang trong quá trình đàm phán mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Đây là một thỏa thuận chung đã được ký kết với Moscow để Indonesia nhận được 11 máy bay chiến đấu với mức giá 1,15 tỷ USD. Ảnh: Codexperutrade.
Dự kiến chỉ một nửa số tiền được thanh toán ở dạng tiền tệ. Số dư còn lại được đề xuất sẽ được thanh toán thông qua một thỏa thuận thương mại liên quan đến các mặt hàng như dầu cọ, cà phê và cao su.
Thế nhưng, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ vào năm 2020. Trang tin Nikkei Asia cho rằng, những rào cản chính trị là nguyên nhân đằng sau sự kiện trên. Trong khi các phương tiện truyền thông châu Á đưa ra “những lời giải thích ngoại giao”, thì thực tế rõ ràng là các mối đe dọa trừng phạt từ Washington theo luật CAATSA đã buộc Indonesia phải tìm kiếm giải pháp thay thế.
Sau đó, Indonesia đã lựa chọn mua máy bay Rafale của Pháp để thay thế cho Su-35. Để tránh làm Nga lo lắng hơn nữa, Indonesia đã chọn cách phớt lờ đề xuất mua máy bay F-16 của Mỹ.
Thay vào đó, Indonesia lại bày tỏ sự quan tâm tới máy bay chiến đấu Rafale của Pháp. Đây được coi là sự lựa chọn khéo léo. Quyết định này đặc biệt quan trọng vì Indonesia hiện vẫn đang sử dụng những chiếc Su-27 và vẫn cần sự bảo đảm kỹ thuật từ Nga.
Sukhoi Su-35 và Dassault Rafale đều là máy bay chiến đấu đa năng, cả hai đều có khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất. Cả Su-35 và Rafale đều được trang bị động cơ đôi, giúp chúng có tốc độ, khả năng cơ động và độ tin cậy cao.
Một điểm tương đồng khác giữa Su-35 và Rafale là cả hai đều có công nghệ tàng hình. Mặc dù không phải là máy bay tàng hình hoàn toàn như F-35 nhưng những chiếc máy bay này có các yếu tố về kiểu dáng thiết kế và vật liệu giúp giảm tiết diện radar.
Cả Su-35 và Rafale đều được trang bị hệ thống radar tiên tiến, Su-35 được trang bị radar Irbis-E, còn Rafale sử dụng radar quét mảng điện tử chủ động RBE2 AA. Các hệ thống này đều có khả năng phát hiện và theo dõi tầm xa, tấn công nhiều mục tiêu và chống lại các biện pháp đối phó điện tử.
Cuối cùng, Su-35 và Rafale đều được thiết kế với tính năng tự động hóa và hỗ trợ phi công ở mức độ cao. Chúng kết hợp các hệ thống điều khiển tiên tiến giúp giảm khối lượng công việc của phi công và tăng cường độ an toàn cho chuyến bay. Ngoài ra, cả hai máy bay đều có màn hình buồng lái và hệ thống điện tử hàng không hiện đại, mang đến cho phi công khả năng nhận thức tình huống ở mức độ cao.
Quan hệ giữa Indonesia và Nga không phải là mới được xây dựng, mà bắt nguồn kể từ khi Indonesia ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập. Mối quan hệ ban đầu được hình thành với Liên Xô và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với người kế nhiệm thời hiện đại là Nga.
Trở lại năm 1962, khi Indonesia khẳng định chủ quyền của mình đối với khu vực Papua Barat (trước đây gọi là Irian Jaya Barat hay Tây Irian), nước này đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Liên Xô.
Liên Xô đã tặng cho Indonesia tàu tuần dương lớp Irian, mang tên Ordzhonikidze. Đây là tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Liên Xô, một phần của Dự án 68-bis, thường được gọi là Sverdlov. Từ năm 1963 đến năm 1972, nó phục vụ trong Hải quân Indonesia với tên gọi KRI Irian (201) và tàu tuần dương này là một trong những tàu chiến lớn nhất có trong biên chế của Hải quân Indonesia.