Pháo phòng không tự hành Gepard do Đức chế tạo có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu của Không quân Nga nếu chúng được chuyển giao cho Quân đội Ukraine.Theo đại diện của Krauss-Maffei Wegman, tập đoàn này hiện đang có 50 tổ hợp Gepard trong tình trạng niêm cất bảo quản, chúng có thể được đưa vào hoạt động trong thời gian rất nhanh chóng nếu chính phủ Đức đồng ý chuyển giao cho Ukraine.Phương tiện tác chiến nói trên mặc dù đã cũ nhưng vẫn rất lợi hại, đây sẽ là sự bổ sung đáng giá cho các tổ hợp ZSU-23-4 hay Tunguska của Ukraine khi phải đối đầu Không quân Nga trong thời gian sắp tới.Hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard do Krauss-Maffei Wegmann thiết kế trên khung gầm xe tăng Leopard 1 vào cuối những năm 1960 và chính thức làm nhiệm vụ trực chiến từ nửa sau thập niên 1970, cho đến nay đã có khá nhiều gói nâng cấp được tiến hành.Tổ hợp được trang bị 2 khẩu pháo KDA cỡ 35 mm của công ty Orlikon, bố trí nằm dọc hai bên tháp pháo. Gepard được dùng để bảo vệ đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới cũng như những công trình quan trọng.Gepard có tất cả 2 loại radar - một radar cảnh giới bố trí ở phía sau tháp pháo và radar theo dõi mục tiêu nằm phía trước, bên cạnh đó còn có một máy đo xa laser đặt giữa hai nòng pháo, đi kèm cụm ống phóng đạn khói ngụy trang.Tổ hợp có trọng lượng chiến đấu 47,5 tấn, chiều dài 7,7 m, chiều cao 3,29 m, sử dụng động cơ diesel công suất 830 mã lực, cho tốc độ tối đa 65 km/h, phạm vi hoạt động 550 km với kíp chiến đấu 3 người.Mỗi hệ thống Gepard có thể tự tạo hỏa lực tại chỗ, di chuyển và bắn trúng mục tiêu trên không bay với tốc độ lên đến 400 m/s, độ cao tác xạ của pháo đạt 3.000 m và tầm xa đến 5.500 m. Tốc độ bắn đạt 550 phát/phút mỗi nòng.Hai khẩu pháo 35 mm của Gepard cho thời gian bắn liên tục 37 giây trước khi hết đạn (với 680 viên đạn cho cả hai nòng). Sơ tốc đầu nòng của đạn đạt con số 1.440 m/s.Ngoài phòng không, Gepard còn có thể đánh bại các mục tiêu mặt đất, kể cả xe bọc thép nhẹ ở khoảng cách lên đến 4,5 km thông qua đạn xuyên. Trạm radar của Gepard, tùy theo sửa đổi có thể phát hiện các đối tượng tấn công đường không cách xa 15 - 18 km.Hiện tại gói nâng cấp Gepard 1A2 được cho là có khả năng bắn đạn lắp ngòi điện tử định tầm nổ để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, đi kèm với việc tích hợp tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger trên tháp pháo.Nếu những tổ hợp pháo phòng không tự hành nói trên xuất hiện trong thành phần tác chiến của Quân đội Ukraine, rõ ràng các máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Nga sẽ phải thật cẩn trọng khi hoạt động.Tuy nhiên có một vấn đề rất đáng quan tâm, đó là các nguồn tin cho hay chỉ còn khoảng 30 nghìn viên đạn 35 mm của pháo phòng không tự hành Gepard đang được bảo quản, điều này sẽ làm phức tạp đáng kể việc xuất khẩu và sử dụng.Với tốc độ bắn cao, sẽ chẳng tốn nhiều thời gian để những tổ hợp Gepard này tiêu thụ hết cơ số đạn đi kèm, đây là vấn đề nan giải, có thể ảnh hưởng lớn mong muốn tiếp nhận của Ukraine.
Pháo phòng không tự hành Gepard do Đức chế tạo có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu của Không quân Nga nếu chúng được chuyển giao cho Quân đội Ukraine.
Theo đại diện của Krauss-Maffei Wegman, tập đoàn này hiện đang có 50 tổ hợp Gepard trong tình trạng niêm cất bảo quản, chúng có thể được đưa vào hoạt động trong thời gian rất nhanh chóng nếu chính phủ Đức đồng ý chuyển giao cho Ukraine.
Phương tiện tác chiến nói trên mặc dù đã cũ nhưng vẫn rất lợi hại, đây sẽ là sự bổ sung đáng giá cho các tổ hợp ZSU-23-4 hay Tunguska của Ukraine khi phải đối đầu Không quân Nga trong thời gian sắp tới.
Hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard do Krauss-Maffei Wegmann thiết kế trên khung gầm xe tăng Leopard 1 vào cuối những năm 1960 và chính thức làm nhiệm vụ trực chiến từ nửa sau thập niên 1970, cho đến nay đã có khá nhiều gói nâng cấp được tiến hành.
Tổ hợp được trang bị 2 khẩu pháo KDA cỡ 35 mm của công ty Orlikon, bố trí nằm dọc hai bên tháp pháo. Gepard được dùng để bảo vệ đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới cũng như những công trình quan trọng.
Gepard có tất cả 2 loại radar - một radar cảnh giới bố trí ở phía sau tháp pháo và radar theo dõi mục tiêu nằm phía trước, bên cạnh đó còn có một máy đo xa laser đặt giữa hai nòng pháo, đi kèm cụm ống phóng đạn khói ngụy trang.
Tổ hợp có trọng lượng chiến đấu 47,5 tấn, chiều dài 7,7 m, chiều cao 3,29 m, sử dụng động cơ diesel công suất 830 mã lực, cho tốc độ tối đa 65 km/h, phạm vi hoạt động 550 km với kíp chiến đấu 3 người.
Mỗi hệ thống Gepard có thể tự tạo hỏa lực tại chỗ, di chuyển và bắn trúng mục tiêu trên không bay với tốc độ lên đến 400 m/s, độ cao tác xạ của pháo đạt 3.000 m và tầm xa đến 5.500 m. Tốc độ bắn đạt 550 phát/phút mỗi nòng.
Hai khẩu pháo 35 mm của Gepard cho thời gian bắn liên tục 37 giây trước khi hết đạn (với 680 viên đạn cho cả hai nòng). Sơ tốc đầu nòng của đạn đạt con số 1.440 m/s.
Ngoài phòng không, Gepard còn có thể đánh bại các mục tiêu mặt đất, kể cả xe bọc thép nhẹ ở khoảng cách lên đến 4,5 km thông qua đạn xuyên. Trạm radar của Gepard, tùy theo sửa đổi có thể phát hiện các đối tượng tấn công đường không cách xa 15 - 18 km.
Hiện tại gói nâng cấp Gepard 1A2 được cho là có khả năng bắn đạn lắp ngòi điện tử định tầm nổ để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, đi kèm với việc tích hợp tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger trên tháp pháo.
Nếu những tổ hợp pháo phòng không tự hành nói trên xuất hiện trong thành phần tác chiến của Quân đội Ukraine, rõ ràng các máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Nga sẽ phải thật cẩn trọng khi hoạt động.
Tuy nhiên có một vấn đề rất đáng quan tâm, đó là các nguồn tin cho hay chỉ còn khoảng 30 nghìn viên đạn 35 mm của pháo phòng không tự hành Gepard đang được bảo quản, điều này sẽ làm phức tạp đáng kể việc xuất khẩu và sử dụng.
Với tốc độ bắn cao, sẽ chẳng tốn nhiều thời gian để những tổ hợp Gepard này tiêu thụ hết cơ số đạn đi kèm, đây là vấn đề nan giải, có thể ảnh hưởng lớn mong muốn tiếp nhận của Ukraine.