Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME chính là phiên bản hải quân của tổ hợp Pantsir-S1 rất nổi tiếng của Nga, nó được phát triển nhằm thay thế cho Kashtan và Palma.Sở dĩ Nga cho ra đời biến thể Pantsir-M do Pantsir-S1 nhận được rất nhiều đánh giá tích cực trong quá trình bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim tại Syria, khi đánh chặn thành công nhiều tên lửa và máy bay không người lái của phiến quân.Vũ khí của Pantsir-ME gồm 2 pháo bắn nhanh GSh-6-30 cỡ 30 mm có tốc độ tác xạ 10.000 phát/phút cùng tên lửa đánh chặn 57E6 tầm xa 20 km dẫn bằng radar, tạo ra ô phòng không rộng hơn đáng kể khi đặt cạnh 9M311 của Palma/Kashtan (8 km).Hiện nay hải quân Nga đã lắp đặt hệ thống Pantsir-ME trên một số tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Karakurt để đánh giá trước khi nhân rộng trên nhiều lớp chiến hạm khác.Tuy nhiên cần lưu ý rằng biến thể trên đất liền Pantsir-S1 sau thời gian đầu được đánh giá tích cực thì đã bộc lộ nhiều nhược điểm về khả năng nhận diện mục tiêu, cũng như độ chính xác của vũ khí.Thậm chí uy danh của Pantsir-S1 còn bị tổn hại nghiêm trọng khi nhiều tổ hợp bị máy bay không người lái của Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt dễ dàng khi tận dụng được "vùng mù" của vũ khí.Chính vì vậy giới chuyên môn cho rằng rất có thể những nhược điểm trên cũng tồn tại trên biến thể hải quân Pantsir-ME, điều này đã được chứng thực một phần qua cuộc thử nghiệm mới nhất.Mặc dù nhà sản xuất quảng cáo là có độ tin cậy cao, nhưng trong bài bắn đạn thật, Pantsir-ME đã cho thấy rằng hiệu quả của khẩu pháo cao tốc trang bị cho nó là tương đối thấp.Căn cứ vào đoạn video được công bố, tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME đã thực hành tấn công máy bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình diệt hạm.Chỉ trong nửa giây, 2 khẩu pháo GSh-6-30 6 đã bắn ra gần 200 quả đạn vào mục tiêu, tuy nhiên căn cứ hình ảnh được trình bày, nhiều viên đạn đã đi chệch rất xa."Hiệu suất chiến đấu thấp như vậy của Pantsir-ME cần được khắc phục bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại hơn", một chuyên gia quân sự Nga bình luận.Thực tế cho thấy trong số hàng trăm quả đạn pháo 30 mm được Pantsir-ME bắn ra thì chỉ duy nhất 1 quả trúng mục tiêu, điều này cho thấy vũ khí trên đã có màn thể hiện rất thiếu thuyết phục.Tình hình có khá hơn với tên lửa đánh chặn, nhưng rõ ràng pháo bắn nhanh cần phải được cải thiện bởi vì trong trường hợp chiến đấu thực sự, hiệu quả của Pantsir-M đòi hỏi phải cao hơn nhiều.Không chỉ có vậy, một nhược điểm nữa của Pantsir-ME cũng bị chỉ ra đó là module tác chiến của nó tỏ ra khá nặng nề, tốc độ xoay trở chậm, khiến thời gian phản ứng bị trễ.Trước thực tế trên, tham vọng của nhà sản xuất đó là "phủ sóng" Pantsir-M trên mọi tàu chiến mặt nước của hải quân Nga vẫn đang là giấc mơ khó thành hiện thực.
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME chính là phiên bản hải quân của tổ hợp Pantsir-S1 rất nổi tiếng của Nga, nó được phát triển nhằm thay thế cho Kashtan và Palma.
Sở dĩ Nga cho ra đời biến thể Pantsir-M do Pantsir-S1 nhận được rất nhiều đánh giá tích cực trong quá trình bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim tại Syria, khi đánh chặn thành công nhiều tên lửa và máy bay không người lái của phiến quân.
Vũ khí của Pantsir-ME gồm 2 pháo bắn nhanh GSh-6-30 cỡ 30 mm có tốc độ tác xạ 10.000 phát/phút cùng tên lửa đánh chặn 57E6 tầm xa 20 km dẫn bằng radar, tạo ra ô phòng không rộng hơn đáng kể khi đặt cạnh 9M311 của Palma/Kashtan (8 km).
Hiện nay hải quân Nga đã lắp đặt hệ thống Pantsir-ME trên một số tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Karakurt để đánh giá trước khi nhân rộng trên nhiều lớp chiến hạm khác.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng biến thể trên đất liền Pantsir-S1 sau thời gian đầu được đánh giá tích cực thì đã bộc lộ nhiều nhược điểm về khả năng nhận diện mục tiêu, cũng như độ chính xác của vũ khí.
Thậm chí uy danh của Pantsir-S1 còn bị tổn hại nghiêm trọng khi nhiều tổ hợp bị máy bay không người lái của Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt dễ dàng khi tận dụng được "vùng mù" của vũ khí.
Chính vì vậy giới chuyên môn cho rằng rất có thể những nhược điểm trên cũng tồn tại trên biến thể hải quân Pantsir-ME, điều này đã được chứng thực một phần qua cuộc thử nghiệm mới nhất.
Mặc dù nhà sản xuất quảng cáo là có độ tin cậy cao, nhưng trong bài bắn đạn thật, Pantsir-ME đã cho thấy rằng hiệu quả của khẩu pháo cao tốc trang bị cho nó là tương đối thấp.
Căn cứ vào đoạn video được công bố, tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME đã thực hành tấn công máy bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình diệt hạm.
Chỉ trong nửa giây, 2 khẩu pháo GSh-6-30 6 đã bắn ra gần 200 quả đạn vào mục tiêu, tuy nhiên căn cứ hình ảnh được trình bày, nhiều viên đạn đã đi chệch rất xa.
"Hiệu suất chiến đấu thấp như vậy của Pantsir-ME cần được khắc phục bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại hơn", một chuyên gia quân sự Nga bình luận.
Thực tế cho thấy trong số hàng trăm quả đạn pháo 30 mm được Pantsir-ME bắn ra thì chỉ duy nhất 1 quả trúng mục tiêu, điều này cho thấy vũ khí trên đã có màn thể hiện rất thiếu thuyết phục.
Tình hình có khá hơn với tên lửa đánh chặn, nhưng rõ ràng pháo bắn nhanh cần phải được cải thiện bởi vì trong trường hợp chiến đấu thực sự, hiệu quả của Pantsir-M đòi hỏi phải cao hơn nhiều.
Không chỉ có vậy, một nhược điểm nữa của Pantsir-ME cũng bị chỉ ra đó là module tác chiến của nó tỏ ra khá nặng nề, tốc độ xoay trở chậm, khiến thời gian phản ứng bị trễ.
Trước thực tế trên, tham vọng của nhà sản xuất đó là "phủ sóng" Pantsir-M trên mọi tàu chiến mặt nước của hải quân Nga vẫn đang là giấc mơ khó thành hiện thực.