Được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối tháng 6 vừa rồi tại triển lãm hải quân diễn ra tại St. Petersburg, Pantsir-ME – biến thể phòng không trên hạm của tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 chính thức lộ diện sau nhiều thông tin đồn đoán từ tận năm 2011. Và Pantsir-ME được kỳ vọng sẽ giúp Hải quân Nga hoàn thiện hệ thống vũ khí tấn công trên hạm của mình sau những cái tên thành công như Kalibr, 3S90M Shtil-1 hay A-190. Nguồn ảnh: livejournal.com.Theo đó nếu 3S90M Shtil-1 đóng vai trò như một tổ hợp phòng không tầm trung trên các tàu chiến Nga, thì Pantsir-ME sẽ là tổ hợp vũ khí đánh chặn và phòng không tầm gần. Thay thế cho những cái tên đã lỗi thời như AK-630 hay Kashtan, vốn là các tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần do Hải quân Liên Xô phát triển trước đây. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.Được phát triển dựa trên Pantsir-S1 nhưng Pantsir-ME vẫn có những nét đặc trưng của riêng mình để phù hợp hơn với nhiệm vụ phòng không trên hạm. Với sự thay đổi này nó có thể làm tốt vai trò của mình hơn khi hoạt động như một tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm ngắn trên hạm. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.Do đó có thể xem Pantsir-ME như một tổ hợp vũ khí đánh chặn thế hệ mới của Hải quân Nga trước những người đàn anh như Kashtan hay Kashtan-M vốn khá phổ biến trên các tàu chiến của Nga hiện tại. Tuy nhiên khác với những người tiền nhiệm của mình Pantsir-ME được tối ưu hóa tối đa khả năng tác chiến lẫn vận hành. Nguồn ảnh: livejournal.com.Trong ảnh ta có thể thấy thiết kế cơ bản của Pantsir-ME, với hệ thống vũ khí chính gồm 8 tên lửa phòng không tầm ngắn Hermes-K chia đều cho hai bên cùng với đó là hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18. Ở giữa trung tâm tổ hợp chính là đài radar theo dõi mục tiêu cùng tổ hợp trinh sát quang điện. Nguồn ảnh: Rostec.Trong ảnh ta có thể thấy thiết kế cơ bản của Pantsir-ME, với hệ thống vũ khí chính gồm 8 tên lửa phòng không tầm ngắn Hermes-K chia đều cho hai bên cùng với đó là hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18. Ở giữa trung tâm tổ hợp chính là đài radar theo dõi mục tiêu cùng tổ hợp trinh sát quang điện. Nguồn ảnh: Rostec.Nhìn chung cấu hình vũ khí của Pantsir-ME cũng tương tự như Kashtan hay Kashtan-M, dĩ nhiên nó được trang bị một bộ ruột khác nhất là về đài radar và tên lửa phòng không tầm ngắn cải tiến. Mặt khác thiết kế của Pantsir-ME cũng hiện đại và gọn gàng hơn so với Kashtan-M. Nguồn ảnh: infodefensa.com.Về tên lửa phòng không Hermes-K trên Pantsir-ME, nó được quảng cáo có tầm bắn tối đa lên đến 100km với tốc độ bay lên đến 1.300m/s và tấm bắn tối thiểu là 1.2km. Bên cạnh đó hệ thống tác chiến tiên tiến trên Pantsir-ME cho phép nó có thể triển khai cùng lúc nhiều tên lửa tấn công một hoặc nhiều mục tiêu khi cần thiết. Nguồn ảnh: livejournal.com.Vậy với 8 quả đạn tên lửa Hermes-K mà Pantsir-ME mang theo liệu có đủ cho tổ hợp này tác chiến liên tục ? Câu trả lời là có, khi người Nga trang bị cho Pantsir-ME một cối nạp đạn tự động ngay bên dưới sàn tàu, toàn bộ quá trình tái nạp đạn đều diễn ra hoàn toàn tự động, điều này cho phép tổ hợp phòng không có thể hoạt động liên tục với thời gian gián đoạn thấp nhất. Nguồn ảnh: livejournal.com.Theo CEO Tập đoàn quốc gia Rostec - ông Sergey Chemezov, Pantsir-ME là "sự tiến hóa hoàn hảo của Kashtan và Kashtan-M", nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu "nhanh gấp 3-4 lần so với tổ hợp Kashtan-M" và thời gian phản ứng (khi phát hiện mối đe dọa) chỉ từ 3-5 giây. Nguồn ảnh: livejournal.com.Trong ảnh là tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Kashtan do Liên Xô thiết kế trước đây, nó quá phức tạp và nặng nề khiến ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh chặn mục tiêu, bên cạnh đó cơ số đạn tên lửa của Kashtan cũng giới hạn ở 8 tên lửa. Nguồn ảnh: Rostec.Nếu tên lửa Hermes-K giúp Pantsir-ME đánh chặn các mục tiêu bay từ 2km trở lên, thì đối với các mục tiêu di chuyển vào trong phạm vi 2km trở xuống đã có bộ đôi pháo tự động 30mm AO-18. Chúng có tốc bộ bắn có thể đạt tới 10.000 phát/phút với tầm bắn hiệu quả chống các mục tiêu bay cỡ nhỏ lên đến 4.000m. Nguồn ảnh:Nếu so sánh sức mạnh giữa Pantsir-ME và Pantsir-S1, thì biến thể phòng không trên hạm này sở hữu sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với nguyên bản trên mặt đất của mình ở mọi mức độ. Do đó Pantsir-ME hoàn toàn xứng đáng trở “người gác đền” mới cho các tàu chiến Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Cận cảnh hệ thống vũ khí bên phải của Pantsir-ME với bốn tên lửa Hermes-K và pháo tự động AO-18. Nhìn chung thiết kế của chúng chả khác mấy so với Kashtan-M, nhưng nó có thể thay thế một loạt vũ khí phòng không trên hạm khác chỉ một tổ hợp vũ khí duy nhất ngoại từ các tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.Với thiết kế đơn giản Pantsir-ME, có thể được triển khai trên các nền tảng tàu chiến có lượng giãn nước hạn chế chỉ cần từ 300 tấn trở lên. Việc tích hợp Pantsir-ME lên trên các tàu chiến thế hệ cũ cũng không mấy khó khăn do thiết kế dạng modul của tổ hợp phòng không này. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối tháng 6 vừa rồi tại triển lãm hải quân diễn ra tại St. Petersburg, Pantsir-ME – biến thể phòng không trên hạm của tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 chính thức lộ diện sau nhiều thông tin đồn đoán từ tận năm 2011. Và Pantsir-ME được kỳ vọng sẽ giúp Hải quân Nga hoàn thiện hệ thống vũ khí tấn công trên hạm của mình sau những cái tên thành công như Kalibr, 3S90M Shtil-1 hay A-190. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Theo đó nếu 3S90M Shtil-1 đóng vai trò như một tổ hợp phòng không tầm trung trên các tàu chiến Nga, thì Pantsir-ME sẽ là tổ hợp vũ khí đánh chặn và phòng không tầm gần. Thay thế cho những cái tên đã lỗi thời như AK-630 hay Kashtan, vốn là các tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần do Hải quân Liên Xô phát triển trước đây. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.
Được phát triển dựa trên Pantsir-S1 nhưng Pantsir-ME vẫn có những nét đặc trưng của riêng mình để phù hợp hơn với nhiệm vụ phòng không trên hạm. Với sự thay đổi này nó có thể làm tốt vai trò của mình hơn khi hoạt động như một tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm ngắn trên hạm. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.
Do đó có thể xem Pantsir-ME như một tổ hợp vũ khí đánh chặn thế hệ mới của Hải quân Nga trước những người đàn anh như Kashtan hay Kashtan-M vốn khá phổ biến trên các tàu chiến của Nga hiện tại. Tuy nhiên khác với những người tiền nhiệm của mình Pantsir-ME được tối ưu hóa tối đa khả năng tác chiến lẫn vận hành. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Trong ảnh ta có thể thấy thiết kế cơ bản của Pantsir-ME, với hệ thống vũ khí chính gồm 8 tên lửa phòng không tầm ngắn Hermes-K chia đều cho hai bên cùng với đó là hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18. Ở giữa trung tâm tổ hợp chính là đài radar theo dõi mục tiêu cùng tổ hợp trinh sát quang điện. Nguồn ảnh: Rostec.Trong ảnh ta có thể thấy thiết kế cơ bản của Pantsir-ME, với hệ thống vũ khí chính gồm 8 tên lửa phòng không tầm ngắn Hermes-K chia đều cho hai bên cùng với đó là hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18. Ở giữa trung tâm tổ hợp chính là đài radar theo dõi mục tiêu cùng tổ hợp trinh sát quang điện. Nguồn ảnh: Rostec.
Nhìn chung cấu hình vũ khí của Pantsir-ME cũng tương tự như Kashtan hay Kashtan-M, dĩ nhiên nó được trang bị một bộ ruột khác nhất là về đài radar và tên lửa phòng không tầm ngắn cải tiến. Mặt khác thiết kế của Pantsir-ME cũng hiện đại và gọn gàng hơn so với Kashtan-M. Nguồn ảnh: infodefensa.com.
Về tên lửa phòng không Hermes-K trên Pantsir-ME, nó được quảng cáo có tầm bắn tối đa lên đến 100km với tốc độ bay lên đến 1.300m/s và tấm bắn tối thiểu là 1.2km. Bên cạnh đó hệ thống tác chiến tiên tiến trên Pantsir-ME cho phép nó có thể triển khai cùng lúc nhiều tên lửa tấn công một hoặc nhiều mục tiêu khi cần thiết. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Vậy với 8 quả đạn tên lửa Hermes-K mà Pantsir-ME mang theo liệu có đủ cho tổ hợp này tác chiến liên tục ? Câu trả lời là có, khi người Nga trang bị cho Pantsir-ME một cối nạp đạn tự động ngay bên dưới sàn tàu, toàn bộ quá trình tái nạp đạn đều diễn ra hoàn toàn tự động, điều này cho phép tổ hợp phòng không có thể hoạt động liên tục với thời gian gián đoạn thấp nhất. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Theo CEO Tập đoàn quốc gia Rostec - ông Sergey Chemezov, Pantsir-ME là "sự tiến hóa hoàn hảo của Kashtan và Kashtan-M", nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu "nhanh gấp 3-4 lần so với tổ hợp Kashtan-M" và thời gian phản ứng (khi phát hiện mối đe dọa) chỉ từ 3-5 giây. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Trong ảnh là tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Kashtan do Liên Xô thiết kế trước đây, nó quá phức tạp và nặng nề khiến ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh chặn mục tiêu, bên cạnh đó cơ số đạn tên lửa của Kashtan cũng giới hạn ở 8 tên lửa. Nguồn ảnh: Rostec.
Nếu tên lửa Hermes-K giúp Pantsir-ME đánh chặn các mục tiêu bay từ 2km trở lên, thì đối với các mục tiêu di chuyển vào trong phạm vi 2km trở xuống đã có bộ đôi pháo tự động 30mm AO-18. Chúng có tốc bộ bắn có thể đạt tới 10.000 phát/phút với tầm bắn hiệu quả chống các mục tiêu bay cỡ nhỏ lên đến 4.000m. Nguồn ảnh:
Nếu so sánh sức mạnh giữa Pantsir-ME và Pantsir-S1, thì biến thể phòng không trên hạm này sở hữu sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn hẳn so với nguyên bản trên mặt đất của mình ở mọi mức độ. Do đó Pantsir-ME hoàn toàn xứng đáng trở “người gác đền” mới cho các tàu chiến Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Cận cảnh hệ thống vũ khí bên phải của Pantsir-ME với bốn tên lửa Hermes-K và pháo tự động AO-18. Nhìn chung thiết kế của chúng chả khác mấy so với Kashtan-M, nhưng nó có thể thay thế một loạt vũ khí phòng không trên hạm khác chỉ một tổ hợp vũ khí duy nhất ngoại từ các tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Với thiết kế đơn giản Pantsir-ME, có thể được triển khai trên các nền tảng tàu chiến có lượng giãn nước hạn chế chỉ cần từ 300 tấn trở lên. Việc tích hợp Pantsir-ME lên trên các tàu chiến thế hệ cũ cũng không mấy khó khăn do thiết kế dạng modul của tổ hợp phòng không này. Nguồn ảnh: livejournal.com.