Theo kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, trong tháng 4 vừa qua tại trường bắn Chi Lăng, tỉnh An Giang, Quân khu 9 đã tổ chức bắn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ tích hợp một số mẫu pháo kéo, pháo phòng không trên khung gầm xe bánh xích M548. Nguồn ảnh: QPVN.Các tổ hợp vũ khí cải tiến sử dụng pháo 85mm, 76mm, 37mm và 105mm do các đơn vị quân khí thuộc Quân khu 9 chế tạo đã tiến hành bắn thử nghiệm các mục tiêu tĩnh ở cự ly 900m, 800m, 600m và 500m. Nguồn ảnh: QPVN.Trong biên chế pháo binh Việt Nam hiện tại, các mẫu pháo có cỡ nòng tương tự chỉ có pháo dã chiến D-44 (85mm), pháo chống tăng ZiS-3 (76mm), pháo phòng không 61-K hoặc Type 65 (37mm) và lựu pháo M101 (105mm). Đây đều là các mẫu pháo tiêu chuẩn của Quân đội ta, hầu hết chúng đều có thời gian phục vụ đã khá dài. Nguồn ảnh: QPVN.Việc cơ giới hóa thành công các mẫu pháo kéo và pháo phòng không thế hệ cũ trên trên xe bánh xích M548 được xem là bước đột phá của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong một vài năm trở lại gần đây. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để không chỉ Quân khu 9 mà trong toàn quân thực hiện các đề án nâng cấp và cải tiến trang bị khí tài hiện có. Nguồn ảnh: QPVN.Bởi với yêu cầu tác chiến trong tình hình mới các mẫu pháo kéo như D-44 hay ZiS-3 dù có uy lực và sức công phá lớn nhưng lại thiếu khả năng cơ động, dễ bị vô hiệu hóa trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó với việc được cơ giới hóa khả năng cơ động của các mẫu pháo kéo và pháo phòng không sẽ nâng lên đáng kể. Không chỉ trong di chuyển hành quân mà còn cả trong triển khai và thu khí tài. Mặt khác biên chế pháo thủ cho các tổ hợp vũ khí tự hành cũng sẽ được giảm xuống so với tổ đội pháo thông thường khi một số vị trí đã được tối ưu hóa. Nguồn ảnh: QPVN.Nhận định này hoàn toàn có cơ sở với kết quả bắn nghiệm thu xuất sắc của các mẫu tổ hợp pháo tự hành cải tiến tại trường bắn Chi Lăng, tỉnh An Giang hôm 16/4 vừa qua. Kết quả bắn cho thấy hệ thống khung gầm bánh xích và bệ đỡ và pháo bảo đảm chất lượng, hoạt động tốt, tính ổn định của xe khi hành quân và từng phát bắn đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép đáp ứng được các yêu cầu kỹ chiến thuật đề ra. Nguồn ảnh: QPVN.Trước các mẫu pháo kéo D-44 và ZiS-3, trong năm 2018 Quân khu 9 cũng đã tích hợp thành công hai mẫu pháo phòng không ZSU-23-2 và lựu pháo M101 lên trên xe bánh xích M548, với kết quả bắn thử nghiệm được đánh giá cao. Nguồn ảnh: QĐND.Trong đó khó khăn lớn nhất vẫn là việc tích hợp pháo 105mm lên trên xe M548, khi mẫu pháo này có trọng lượng khá lớn, độ giật sau mỗi phát bắn khá mạnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khung gầm xe từ đó làm suy giảm độ bền của khí tài sau một thời gian sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy nhiên kết quả bắn thử nghiệm pháo tự hành M548 trong thời gian qua đã chứng minh điều ngược lại, thậm chí Quân khu 9 còn cải tiến trang bị thêm tổ hợp pháo này một súng máy 7.62mm trên nóc xe làm nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: QPVN.Những năm qua, Quân khu 9 đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ khoa học nghiên cứu lắp đặt vũ khí lên phương tiện cơ động. Nổi bật là từ năm 2017 đến nay đã nghiên cứu và nhân rộng được 17 tổ hợp xe thiết giáp lắp đặt 33 khẩu súng các loại. Nguồn ảnh: TTXVN.Trong đó có 4 tổ hợp xe M548 gắn pháo 105mm M101 đi kèm cả súng máy PKMS; 1 tổ hợp xe M548 gắn pháo phòng không nòng kép 23mm ZSU-23-2; 12 tổ hợp xe thiết giáp M113 gắn súng cối 100mm M106, M125 tích hợp cả súng máy phòng không 12.7mm. Nguồn ảnh: TTXVN.Các tổ hợp vũ khí cải tiến trên đều đã được trang bị cho đơn vị và đang được khai thác ở các trạng thái sử dụng khác nhau, phát huy có hiệu quả trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật hằng năm, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng của Quân khu 9. Nguồn ảnh: TTXVN.Hình ảnh lần lượt từ ngoài vào là pháo chống tăng ZiS-3, pháo phòng không 61-K và lựu pháo M101. Nguồn ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem video: Bất ngờ trước những cải tiến vũ khí của Việt Nam. (nguồn QPVN)
Theo kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, trong tháng 4 vừa qua tại trường bắn Chi Lăng, tỉnh An Giang, Quân khu 9 đã tổ chức bắn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ tích hợp một số mẫu pháo kéo, pháo phòng không trên khung gầm xe bánh xích M548. Nguồn ảnh: QPVN.
Các tổ hợp vũ khí cải tiến sử dụng pháo 85mm, 76mm, 37mm và 105mm do các đơn vị quân khí thuộc Quân khu 9 chế tạo đã tiến hành bắn thử nghiệm các mục tiêu tĩnh ở cự ly 900m, 800m, 600m và 500m. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong biên chế pháo binh Việt Nam hiện tại, các mẫu pháo có cỡ nòng tương tự chỉ có pháo dã chiến D-44 (85mm), pháo chống tăng ZiS-3 (76mm), pháo phòng không 61-K hoặc Type 65 (37mm) và lựu pháo M101 (105mm). Đây đều là các mẫu pháo tiêu chuẩn của Quân đội ta, hầu hết chúng đều có thời gian phục vụ đã khá dài. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc cơ giới hóa thành công các mẫu pháo kéo và pháo phòng không thế hệ cũ trên trên xe bánh xích M548 được xem là bước đột phá của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong một vài năm trở lại gần đây. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để không chỉ Quân khu 9 mà trong toàn quân thực hiện các đề án nâng cấp và cải tiến trang bị khí tài hiện có. Nguồn ảnh: QPVN.
Bởi với yêu cầu tác chiến trong tình hình mới các mẫu pháo kéo như D-44 hay ZiS-3 dù có uy lực và sức công phá lớn nhưng lại thiếu khả năng cơ động, dễ bị vô hiệu hóa trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó với việc được cơ giới hóa khả năng cơ động của các mẫu pháo kéo và pháo phòng không sẽ nâng lên đáng kể. Không chỉ trong di chuyển hành quân mà còn cả trong triển khai và thu khí tài. Mặt khác biên chế pháo thủ cho các tổ hợp vũ khí tự hành cũng sẽ được giảm xuống so với tổ đội pháo thông thường khi một số vị trí đã được tối ưu hóa. Nguồn ảnh: QPVN.
Nhận định này hoàn toàn có cơ sở với kết quả bắn nghiệm thu xuất sắc của các mẫu tổ hợp pháo tự hành cải tiến tại trường bắn Chi Lăng, tỉnh An Giang hôm 16/4 vừa qua. Kết quả bắn cho thấy hệ thống khung gầm bánh xích và bệ đỡ và pháo bảo đảm chất lượng, hoạt động tốt, tính ổn định của xe khi hành quân và từng phát bắn đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép đáp ứng được các yêu cầu kỹ chiến thuật đề ra. Nguồn ảnh: QPVN.
Trước các mẫu pháo kéo D-44 và ZiS-3, trong năm 2018 Quân khu 9 cũng đã tích hợp thành công hai mẫu pháo phòng không ZSU-23-2 và lựu pháo M101 lên trên xe bánh xích M548, với kết quả bắn thử nghiệm được đánh giá cao. Nguồn ảnh: QĐND.
Trong đó khó khăn lớn nhất vẫn là việc tích hợp pháo 105mm lên trên xe M548, khi mẫu pháo này có trọng lượng khá lớn, độ giật sau mỗi phát bắn khá mạnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khung gầm xe từ đó làm suy giảm độ bền của khí tài sau một thời gian sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy nhiên kết quả bắn thử nghiệm pháo tự hành M548 trong thời gian qua đã chứng minh điều ngược lại, thậm chí Quân khu 9 còn cải tiến trang bị thêm tổ hợp pháo này một súng máy 7.62mm trên nóc xe làm nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: QPVN.
Những năm qua, Quân khu 9 đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ khoa học nghiên cứu lắp đặt vũ khí lên phương tiện cơ động. Nổi bật là từ năm 2017 đến nay đã nghiên cứu và nhân rộng được 17 tổ hợp xe thiết giáp lắp đặt 33 khẩu súng các loại. Nguồn ảnh: TTXVN.
Trong đó có 4 tổ hợp xe M548 gắn pháo 105mm M101 đi kèm cả súng máy PKMS; 1 tổ hợp xe M548 gắn pháo phòng không nòng kép 23mm ZSU-23-2; 12 tổ hợp xe thiết giáp M113 gắn súng cối 100mm M106, M125 tích hợp cả súng máy phòng không 12.7mm. Nguồn ảnh: TTXVN.
Các tổ hợp vũ khí cải tiến trên đều đã được trang bị cho đơn vị và đang được khai thác ở các trạng thái sử dụng khác nhau, phát huy có hiệu quả trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật hằng năm, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng của Quân khu 9. Nguồn ảnh: TTXVN.
Hình ảnh lần lượt từ ngoài vào là pháo chống tăng ZiS-3, pháo phòng không 61-K và lựu pháo M101. Nguồn ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ trước những cải tiến vũ khí của Việt Nam. (nguồn QPVN)