Từ một vũ khí được kỳ vọng sẽ tạo ra sức hút trên chiến trường nhưng tại Syria, Pantsir-S1 lại trở thành vũ khí đáng thất vọng nhất. Tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống này chỉ là 19%.Đây là tỷ lệ quá thấp cho một hệ thống đánh chặn tầm gần hiện đại nhất của Nga.Giới bình luận đánh giá, hệ thống Pantsir-S1 xuất sắc trong thử nghiệm nhưng lại tệ hại khi thực chiến. Điều này phần nào đã chứng minh kết quả giữa thực tế chiến trường và trong điều kiện thử nghiệm không phải lúc nào cũng "nằm trên cùng đường thẳng".Khi Nga triển khai hệ thống đánh chặn này qua Syria, ai cũng hy vọng rằng, các cuộc tấn công của đối phương sẽ giảm đi.Ngay cả Nga cũng quảng bá, năng lực tác chiến của hệ thống Pantsir-S1 là "có một không hai".Thậm chí Nga và Syria đều tô điểm cho hệ thống này vinh quang khi cho biết chúng đã lập công đầu trong việc đánh chặn 71 tên lửa hành trình của liên quân Mỹ, Pháp, Anh bắn vào Syria.Danh tiếng của Pantsir-S1 thậm chí còn nổi trội hơn cả hệ thống S-400.Nhưng rồi ngay sau đó Nga và Syria đều sửa lại rút bớt các con số tên lửa liên quân bị bắn rơi.Việc liên tục điều chỉnh này khiến giới quan sát nghi ngờ rằng, không rõ thực chất phòng không Syria có thắng lợi như công bố?Sau đó giới chức quân đội Nga lại vô tình tiết lộ hệ thống Pantsir-S1 không đạt hiệu quả như mong muốn tại Syria.Từ đó các "lời có cánh" dành cho Pantsir-S1 dần ít đi và Nga cho biết đang phát triển hệ thống Pantsir-S2 mạnh hơn.Điều này khiến Nga trượt không ít hợp đồng về cung cấp hệ thống phòng không tầm thấp trên thị trường xuất khẩu.Tại chiến trường Syria, radar của Pantsir-S1 thường xuyên rơi vào tình trạng hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, thậm chí còn nhận định nhầm chim hải âu là... máy bay không người lái.Xác suất trúng đích của tên lửa 57E6 trang bị cho Pantsir-S1 cũng bị phàn nàn là chỉ đạt tới con số 19% khi chống lại mục tiêu đơn giản như máy bay không người lái tự chế của phiến quân.Một số ý kiến khác thì lạc quan hơn khi cho rằng, thực ra Pantsir-S1 vẫn rất cực mạnh, ngoài một số yếu tố thời tiết thì năng lực tác chiến của quân đội Syria mới chính là vấn đề.Năng lực của các binh sĩ Syria được đánh giá là tệ khi không tuân thủ các quy định sử dụng vũ khí tác chiến.Việc thiếu kỷ luật, không tuân thủ quy định của nhà sản xuất vũ khí khiến cho hệ thống này đã không phát huy tối đa tác dụng.Tuy vậy giới phân tích độc lập cũng cho rằng nguyên nhân binh sĩ Syria tác chiến kém cũng chỉ là một phần, phần còn lại vẫn chính là thông số tác chiến của Pantsir-S1 không như mong đợi.Điều này buộc Nga phải triệt thoái bớt hệ thống Pantsir-S1 về nước và tiến hành tinh chỉnh lại một số trong thiết kế của hệ thống đánh chặn này để chúng làm việc hiệu quả hơn.Sau đó chúng sẽ được tái triển khai sang Syria để kiểm tra năng lực tác chiến. Trước đó hệ thống Pantsir-S1 các vũ khí khác của Nga như Su-34, trực thăng Ka-52... cũng được rút về nước để tinh chỉnh, sau đó tái điều sang Syria.Việc tái triển khai số lượng lớn nhằm để kiểm tra lại thông số chiến đấu và cũng là để lấy lại danh tiếng, nhằm cứu vãn Pantsir-S1 trên thị trường xuất khẩu."Cho đến nay, hơn 30 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S đã được triển khai tới Syria. Những hệ thống tên lửa này được sản xuất tại Cục thiết kế dụng cụ KBP ở thành phố Tula, Nga. Đây là những tên lửa và pháo hiện đại”, hãng tin Politika Segodnya dẫn lời ông Khatylev nói.Chuyên gia quân sự Nga cũng lưu ý rằng, một số lượng đáng kể các hệ thống tên lửa như vậy hoàn toàn có thể đẩy lùi một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn với hàng trăm tên lửa hành trình hay đạn đạo, đồng thời bảo vệ không phận rộng khoảng 10.000 km2.Con số chính xác các hệ thống phòng không trên được quân đội Nga điều tới Syria không được tiết lộ, tuy nhiên, nó vượt qua đáng kể số lượng hệ thống phòng không được triển khai trên lãnh thổ Syria vào năm ngoái.
Từ một vũ khí được kỳ vọng sẽ tạo ra sức hút trên chiến trường nhưng tại Syria, Pantsir-S1 lại trở thành vũ khí đáng thất vọng nhất. Tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống này chỉ là 19%.
Đây là tỷ lệ quá thấp cho một hệ thống đánh chặn tầm gần hiện đại nhất của Nga.
Giới bình luận đánh giá, hệ thống Pantsir-S1 xuất sắc trong thử nghiệm nhưng lại tệ hại khi thực chiến. Điều này phần nào đã chứng minh kết quả giữa thực tế chiến trường và trong điều kiện thử nghiệm không phải lúc nào cũng "nằm trên cùng đường thẳng".
Khi Nga triển khai hệ thống đánh chặn này qua Syria, ai cũng hy vọng rằng, các cuộc tấn công của đối phương sẽ giảm đi.
Ngay cả Nga cũng quảng bá, năng lực tác chiến của hệ thống Pantsir-S1 là "có một không hai".
Thậm chí Nga và Syria đều tô điểm cho hệ thống này vinh quang khi cho biết chúng đã lập công đầu trong việc đánh chặn 71 tên lửa hành trình của liên quân Mỹ, Pháp, Anh bắn vào Syria.
Danh tiếng của Pantsir-S1 thậm chí còn nổi trội hơn cả hệ thống S-400.
Nhưng rồi ngay sau đó Nga và Syria đều sửa lại rút bớt các con số tên lửa liên quân bị bắn rơi.
Việc liên tục điều chỉnh này khiến giới quan sát nghi ngờ rằng, không rõ thực chất phòng không Syria có thắng lợi như công bố?
Sau đó giới chức quân đội Nga lại vô tình tiết lộ hệ thống Pantsir-S1 không đạt hiệu quả như mong muốn tại Syria.
Từ đó các "lời có cánh" dành cho Pantsir-S1 dần ít đi và Nga cho biết đang phát triển hệ thống Pantsir-S2 mạnh hơn.
Điều này khiến Nga trượt không ít hợp đồng về cung cấp hệ thống phòng không tầm thấp trên thị trường xuất khẩu.
Tại chiến trường Syria, radar của Pantsir-S1 thường xuyên rơi vào tình trạng hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, thậm chí còn nhận định nhầm chim hải âu là... máy bay không người lái.
Xác suất trúng đích của tên lửa 57E6 trang bị cho Pantsir-S1 cũng bị phàn nàn là chỉ đạt tới con số 19% khi chống lại mục tiêu đơn giản như máy bay không người lái tự chế của phiến quân.
Một số ý kiến khác thì lạc quan hơn khi cho rằng, thực ra Pantsir-S1 vẫn rất cực mạnh, ngoài một số yếu tố thời tiết thì năng lực tác chiến của quân đội Syria mới chính là vấn đề.
Năng lực của các binh sĩ Syria được đánh giá là tệ khi không tuân thủ các quy định sử dụng vũ khí tác chiến.
Việc thiếu kỷ luật, không tuân thủ quy định của nhà sản xuất vũ khí khiến cho hệ thống này đã không phát huy tối đa tác dụng.
Tuy vậy giới phân tích độc lập cũng cho rằng nguyên nhân binh sĩ Syria tác chiến kém cũng chỉ là một phần, phần còn lại vẫn chính là thông số tác chiến của Pantsir-S1 không như mong đợi.
Điều này buộc Nga phải triệt thoái bớt hệ thống Pantsir-S1 về nước và tiến hành tinh chỉnh lại một số trong thiết kế của hệ thống đánh chặn này để chúng làm việc hiệu quả hơn.
Sau đó chúng sẽ được tái triển khai sang Syria để kiểm tra năng lực tác chiến. Trước đó hệ thống Pantsir-S1 các vũ khí khác của Nga như Su-34, trực thăng Ka-52... cũng được rút về nước để tinh chỉnh, sau đó tái điều sang Syria.
Việc tái triển khai số lượng lớn nhằm để kiểm tra lại thông số chiến đấu và cũng là để lấy lại danh tiếng, nhằm cứu vãn Pantsir-S1 trên thị trường xuất khẩu.
"Cho đến nay, hơn 30 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S đã được triển khai tới Syria. Những hệ thống tên lửa này được sản xuất tại Cục thiết kế dụng cụ KBP ở thành phố Tula, Nga. Đây là những tên lửa và pháo hiện đại”, hãng tin Politika Segodnya dẫn lời ông Khatylev nói.
Chuyên gia quân sự Nga cũng lưu ý rằng, một số lượng đáng kể các hệ thống tên lửa như vậy hoàn toàn có thể đẩy lùi một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn với hàng trăm tên lửa hành trình hay đạn đạo, đồng thời bảo vệ không phận rộng khoảng 10.000 km2.
Con số chính xác các hệ thống phòng không trên được quân đội Nga điều tới Syria không được tiết lộ, tuy nhiên, nó vượt qua đáng kể số lượng hệ thống phòng không được triển khai trên lãnh thổ Syria vào năm ngoái.