Đại tá Viktor Murakhovsky - chuyên gia quân sự - Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva của Nga hồi tháng 11-2018 đã có bài viết gây chấn động về hiệu suất tác chiến thực tế của Pantsir-S1 tại Syria khi chống lại các máy bay không người lái cảm tử của phiến quân.Theo đó, hiệu suất tác chiến của tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Tula sản xuất chỉ đạt 19%, trong khi con số này ở Tor-M2U của Izhevsk lại đạt tới 80%.Ông Murakhovsky cho rằng Pantsir-S1 triển khai ở Syria không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như máy bay không người lái (UAV), radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay, gây rối loạn cho kíp điều khiển.Trước tình hình trên, vào tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Nga đã phải ra quyết định điều động thêm Tor-M2U tới căn cứ Hemimim ở Syria. Ngay khi triển khai, Tor-M2U đã cho thấy lỗi tai hại của Pantsir-S1 đã được khắc phục.Hiệu quả thực chiến giữa hai tổ hợp cũng được so sánh chi tiết, trong ngày 1/7/2018, Tor-M2U bắn rơi 4 UAV ở độ cao 3 km bằng 5 đạn tên lửa, còn Pantsir bắn rơi 3 máy bay nhưng lại sử dụng tới 13 tên lửa.Trong tuần tiếp theo, Tor-M2U bắn rơi thêm 7 UAV bằng 9 tên lửa, còn Pantsir-S1 chẳng hạ được chiếc nào. Trong nửa cuối tháng 7-2018, Tor-M2U tiếp tục tiêu diệt 7 UAV với 9 tên lửa, trong tháng 8/2018 là 8 UAV với 9 tên lửa.Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 tới tháng 10/2018, Tor-M2U đã bắn rơi tổng cộng 80 mục tiêu với khoảng 100 tên lửa sử dụng, cùng thời gian đó Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu quả 19%.Như vậy có thể thấy rằng đối với mục tiêu tương đối đơn giản là UAV tự chế nhưng hiệu quả tác chiến của Pantsir-S1 khác rất xa những gì Nga vẫn quảng cáo. Điểm yếu của Pantsir-S1 được nhìn thấy rõ hơn khi tổ hợp trong tay quân đội Syria bị UAV cảm tử Harop của Israel tiêu diệt ở cự ly gần, cả hai tên lửa 57E6 mà Pantsir-S1 phóng đi đều trượt mục tiêu.Trước tình hình trên, tại Triển lãm quân sự MILEX 2019, Giám đốc điều hành của Vysokotochnye Kompleksy, ông Sergei Mikhailov trong bài trả lời phỏng vấn đã cho biết họ sẽ sớm cho ra đời bản sửa lỗi có tên định danh Pantsir-S1M.Hệ thống Pantsir-S1M sẽ có khả năng đánh chặn máy bay không người lái, ngoài ra tổ hợp vũ khí này sẽ được trang bị thêm hai loại tên lửa mới có tầm bắn 30 km và một loại tầm cực ngắn.Quá trình phát triển của Pantsir-S1M được cho là đã hoàn thành, khi mới đây Trung tướng Yuri Grekhov cho biết "Hệ thống Pantsir-S1 hiện đã có thể phá hủy tên lửa và máy bay không người lái, bao gồm cả khi bay với tốc độ bằng 0 (trạng thái treo)"."Sẽ ngày càng tốn kém hơn cho nhiệm vụ tiêu diệt máy bay không người lái bằng tên lửa. Các phương tiện phá hủy khác cũng có sẵn, bao gồm những hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử", Phó tư lệnh lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga nói thêm.Có thể sắp tới phiên bản Pantsir-S1M sẽ sớm được đưa sang chiến trường Syria với mục đích "thử lửa" nhằm đánh giá thật chi tiết tính năng tác dụng của chúng trước khi bắt đầu bước vào chế tạo hàng loạt.
Đại tá Viktor Murakhovsky - chuyên gia quân sự - Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva của Nga hồi tháng 11-2018 đã có bài viết gây chấn động về hiệu suất tác chiến thực tế của Pantsir-S1 tại Syria khi chống lại các máy bay không người lái cảm tử của phiến quân.
Theo đó, hiệu suất tác chiến của tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Tula sản xuất chỉ đạt 19%, trong khi con số này ở Tor-M2U của Izhevsk lại đạt tới 80%.
Ông Murakhovsky cho rằng Pantsir-S1 triển khai ở Syria không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như máy bay không người lái (UAV), radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay, gây rối loạn cho kíp điều khiển.
Trước tình hình trên, vào tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Nga đã phải ra quyết định điều động thêm Tor-M2U tới căn cứ Hemimim ở Syria. Ngay khi triển khai, Tor-M2U đã cho thấy lỗi tai hại của Pantsir-S1 đã được khắc phục.
Hiệu quả thực chiến giữa hai tổ hợp cũng được so sánh chi tiết, trong ngày 1/7/2018, Tor-M2U bắn rơi 4 UAV ở độ cao 3 km bằng 5 đạn tên lửa, còn Pantsir bắn rơi 3 máy bay nhưng lại sử dụng tới 13 tên lửa.
Trong tuần tiếp theo, Tor-M2U bắn rơi thêm 7 UAV bằng 9 tên lửa, còn Pantsir-S1 chẳng hạ được chiếc nào. Trong nửa cuối tháng 7-2018, Tor-M2U tiếp tục tiêu diệt 7 UAV với 9 tên lửa, trong tháng 8/2018 là 8 UAV với 9 tên lửa.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 tới tháng 10/2018, Tor-M2U đã bắn rơi tổng cộng 80 mục tiêu với khoảng 100 tên lửa sử dụng, cùng thời gian đó Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu quả 19%.
Như vậy có thể thấy rằng đối với mục tiêu tương đối đơn giản là UAV tự chế nhưng hiệu quả tác chiến của Pantsir-S1 khác rất xa những gì Nga vẫn quảng cáo.
Điểm yếu của Pantsir-S1 được nhìn thấy rõ hơn khi tổ hợp trong tay quân đội Syria bị UAV cảm tử Harop của Israel tiêu diệt ở cự ly gần, cả hai tên lửa 57E6 mà Pantsir-S1 phóng đi đều trượt mục tiêu.
Trước tình hình trên, tại Triển lãm quân sự MILEX 2019, Giám đốc điều hành của Vysokotochnye Kompleksy, ông Sergei Mikhailov trong bài trả lời phỏng vấn đã cho biết họ sẽ sớm cho ra đời bản sửa lỗi có tên định danh Pantsir-S1M.
Hệ thống Pantsir-S1M sẽ có khả năng đánh chặn máy bay không người lái, ngoài ra tổ hợp vũ khí này sẽ được trang bị thêm hai loại tên lửa mới có tầm bắn 30 km và một loại tầm cực ngắn.
Quá trình phát triển của Pantsir-S1M được cho là đã hoàn thành, khi mới đây Trung tướng Yuri Grekhov cho biết "Hệ thống Pantsir-S1 hiện đã có thể phá hủy tên lửa và máy bay không người lái, bao gồm cả khi bay với tốc độ bằng 0 (trạng thái treo)".
"Sẽ ngày càng tốn kém hơn cho nhiệm vụ tiêu diệt máy bay không người lái bằng tên lửa. Các phương tiện phá hủy khác cũng có sẵn, bao gồm những hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử", Phó tư lệnh lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga nói thêm.
Có thể sắp tới phiên bản Pantsir-S1M sẽ sớm được đưa sang chiến trường Syria với mục đích "thử lửa" nhằm đánh giá thật chi tiết tính năng tác dụng của chúng trước khi bắt đầu bước vào chế tạo hàng loạt.