Kế hoạch bổ sung máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan trong hơn một thập kỷ qua đã tập trung vào dòng máy bay chiến đấu JF-17 Thunder. JF-17 là sản phẩm hợp tác giữa Pakistan với Trung Quốc và nước này đã mua loại máy bay này từ các dây chuyền sản xuất trong nước và cả của Trung Quốc.Trước JF-17, Không quân Pakistan chủ yếu sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có trọng lượng rất nhẹ và máy bay phản lực tấn công như J-7, Mirage III, Mirage 5 và Q-5, với một phi đội tinh nhuệ F-16A/B Fighting Falcon thế hệ thứ tư.Sự xuất hiện của JF-17 đã cho phép Pakistan thay thế các máy bay phản lực thế hệ cũ hơn trong hạm đội của mình, bằng một máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại hơn, với nhiều điểm nổi bật hơn cả F-16 như có động cơ nhỏ hơn nhiều và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều.JF-17 dự kiến sẽ không thay thế cho tiêm kích F-16 trong biên chế. Tuy nhiên, phi đội F-16 của Pakistan đang “già đi” nhanh chóng, với phần lớn là các máy bay chiến đấu F-16A/B được mua vào đầu những năm 1980.Biến thể F-16 cũ này đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới cho nghỉ hưu, trong đó Ai Cập và Israel gần đây nhất cũng đã tiến hành loại khỏi biên chế và chỉ có Đài Loan và Venezuela dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng chúng do không có khả năng mua thay thế.Pakistan là quốc gia thứ ba trên thế giới được sở hữu F-16 sau Mỹ và Israel, đồng thời nước này cũng đã tiến hành nâng cấp loại máy bay này theo thời gian, tiêu biểu như tích hợp tên lửa không đối không AIM-120C hiện đại lên máy bay.Tuy nhiên, kết cấu kim loại của máy bay đang dần vượt quá khả năng giới hạn, có nghĩa là chi phí bảo dưỡng, sửa chữa sẽ tiếp tục tăng và ngày càng có áp lực buộc máy bay F-16 phải “nghỉ hưu” để chuyển sang loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn.Pakistan sẽ không thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng máy bay của Mỹ, vì Mỹ rất khó có thể cung cấp một loại máy bay có khả năng hơn F-16 như F-18E hoặc F-35A cho Pakistan. Ngoài ra một số báo cáo chỉ ra rằng Pakistan đang xem xét mua máy bay chiến đấu MiG-35 từ Nga cũng chưa được xác minh.Do đó, lựa chọn có khả năng nhất là Pakistan sẽ đợi cho đến khi chương trình dự án máy bay chiến đấu JF-17 đang hợp tác với Trung Quốc hoặc mua máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc. J-10C đã từng được triển khai tới Pakistan cho các bài tập liên kết đào tạo giữa hai nước và đã gây ấn tượng mạnh do khả năng tiên tiến của nó.J-10C được đưa vào hoạt động từ năm 2018 và giống như F-16 đây là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ. Được thiết kế sau F-16 vài thập kỷ, J-10 là một thiết kế tiên tiến hơn nhiều với lợi thế về hầu hết các thông số, bao gồm tốc độ cao hơn, tiết diện radar thấp hơn và khả năng cơ động lớn hơn nhiều.J-10C là biến thể J-10 mới nhất và có khả năng nhất, sử dụng động cơ vectơ lực đẩy để nâng cao khả năng cơ động, điều mà không máy bay chiến đấu phương Tây nào ngoài F-22 làm được. Bên cạnh đó, J-10 được thiết kế với các lớp phủ tàng hình giúp cải thiện khả năng sống sót.Máy bay sử dụng radar AESA hiện đại kết hợp với một số tên lửa không đối không tiên tiến hàng đầu thế giới là PL-15 và PL-10, J-10 là một trong hai máy bay đầu tiên trên thế giới được xác nhận sử dụng radar AESA để dẫn đường. Các tên lửa trên cũng sẽ được triển khai bởi các biến thể cải tiến sắp tới của JF-17.J-10C sẽ cung cấp cho Pakistan loại máy bay phản lực chiến đấu có năng lực nhất trong đội bay của mình, đồng thời có chi phí vận hành thấp hơn nhiều và nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với các khung máy bay F-16A cũ kỹ.Ngoài ra, việc trang bị tên lửa hành trình YJ-91 cho máy bay mang lại khả năng không đối đất nguy hiểm hơn nhiều, so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Pakistan.J-10C được cho là có khả năng vượt trội so với các máy bay phản lực hạng nặng của Nga thuộc dòng Flanker, phần lớn là nhờ radar và tên lửa tiên tiến hơn, máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo sẽ cung cấp một phương tiện hiệu quả để chống lại loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Ấn Độ là Su-30MKI.Việc mua J-10C của Pakistan cho đến nay vẫn là lựa chọn khả dĩ nhất nếu nước này muốn mua các máy bay chiến đấu mới ngoài JF-17, với việc Trung Quốc có khả năng cung cấp máy bay này với những điều kiện rất có lợi do quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ giữa hai nước. Nguồn ảnh: Flickr. Sức mạnh của chiến đấu cơ J-10 qua những thước phim đậm chất điện ảnh của Quân đội Trung Quốc. Nguồn: CNC.
Kế hoạch bổ sung máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan trong hơn một thập kỷ qua đã tập trung vào dòng máy bay chiến đấu JF-17 Thunder. JF-17 là sản phẩm hợp tác giữa Pakistan với Trung Quốc và nước này đã mua loại máy bay này từ các dây chuyền sản xuất trong nước và cả của Trung Quốc.
Trước JF-17, Không quân Pakistan chủ yếu sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có trọng lượng rất nhẹ và máy bay phản lực tấn công như J-7, Mirage III, Mirage 5 và Q-5, với một phi đội tinh nhuệ F-16A/B Fighting Falcon thế hệ thứ tư.
Sự xuất hiện của JF-17 đã cho phép Pakistan thay thế các máy bay phản lực thế hệ cũ hơn trong hạm đội của mình, bằng một máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại hơn, với nhiều điểm nổi bật hơn cả F-16 như có động cơ nhỏ hơn nhiều và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều.
JF-17 dự kiến sẽ không thay thế cho tiêm kích F-16 trong biên chế. Tuy nhiên, phi đội F-16 của Pakistan đang “già đi” nhanh chóng, với phần lớn là các máy bay chiến đấu F-16A/B được mua vào đầu những năm 1980.
Biến thể F-16 cũ này đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới cho nghỉ hưu, trong đó Ai Cập và Israel gần đây nhất cũng đã tiến hành loại khỏi biên chế và chỉ có Đài Loan và Venezuela dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng chúng do không có khả năng mua thay thế.
Pakistan là quốc gia thứ ba trên thế giới được sở hữu F-16 sau Mỹ và Israel, đồng thời nước này cũng đã tiến hành nâng cấp loại máy bay này theo thời gian, tiêu biểu như tích hợp tên lửa không đối không AIM-120C hiện đại lên máy bay.
Tuy nhiên, kết cấu kim loại của máy bay đang dần vượt quá khả năng giới hạn, có nghĩa là chi phí bảo dưỡng, sửa chữa sẽ tiếp tục tăng và ngày càng có áp lực buộc máy bay F-16 phải “nghỉ hưu” để chuyển sang loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn.
Pakistan sẽ không thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng máy bay của Mỹ, vì Mỹ rất khó có thể cung cấp một loại máy bay có khả năng hơn F-16 như F-18E hoặc F-35A cho Pakistan. Ngoài ra một số báo cáo chỉ ra rằng Pakistan đang xem xét mua máy bay chiến đấu MiG-35 từ Nga cũng chưa được xác minh.
Do đó, lựa chọn có khả năng nhất là Pakistan sẽ đợi cho đến khi chương trình dự án máy bay chiến đấu JF-17 đang hợp tác với Trung Quốc hoặc mua máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc. J-10C đã từng được triển khai tới Pakistan cho các bài tập liên kết đào tạo giữa hai nước và đã gây ấn tượng mạnh do khả năng tiên tiến của nó.
J-10C được đưa vào hoạt động từ năm 2018 và giống như F-16 đây là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ. Được thiết kế sau F-16 vài thập kỷ, J-10 là một thiết kế tiên tiến hơn nhiều với lợi thế về hầu hết các thông số, bao gồm tốc độ cao hơn, tiết diện radar thấp hơn và khả năng cơ động lớn hơn nhiều.
J-10C là biến thể J-10 mới nhất và có khả năng nhất, sử dụng động cơ vectơ lực đẩy để nâng cao khả năng cơ động, điều mà không máy bay chiến đấu phương Tây nào ngoài F-22 làm được. Bên cạnh đó, J-10 được thiết kế với các lớp phủ tàng hình giúp cải thiện khả năng sống sót.
Máy bay sử dụng radar AESA hiện đại kết hợp với một số tên lửa không đối không tiên tiến hàng đầu thế giới là PL-15 và PL-10, J-10 là một trong hai máy bay đầu tiên trên thế giới được xác nhận sử dụng radar AESA để dẫn đường. Các tên lửa trên cũng sẽ được triển khai bởi các biến thể cải tiến sắp tới của JF-17.
J-10C sẽ cung cấp cho Pakistan loại máy bay phản lực chiến đấu có năng lực nhất trong đội bay của mình, đồng thời có chi phí vận hành thấp hơn nhiều và nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với các khung máy bay F-16A cũ kỹ.
Ngoài ra, việc trang bị tên lửa hành trình YJ-91 cho máy bay mang lại khả năng không đối đất nguy hiểm hơn nhiều, so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Pakistan.
J-10C được cho là có khả năng vượt trội so với các máy bay phản lực hạng nặng của Nga thuộc dòng Flanker, phần lớn là nhờ radar và tên lửa tiên tiến hơn, máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo sẽ cung cấp một phương tiện hiệu quả để chống lại loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Ấn Độ là Su-30MKI.
Việc mua J-10C của Pakistan cho đến nay vẫn là lựa chọn khả dĩ nhất nếu nước này muốn mua các máy bay chiến đấu mới ngoài JF-17, với việc Trung Quốc có khả năng cung cấp máy bay này với những điều kiện rất có lợi do quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ giữa hai nước. Nguồn ảnh: Flickr.
Sức mạnh của chiến đấu cơ J-10 qua những thước phim đậm chất điện ảnh của Quân đội Trung Quốc. Nguồn: CNC.