Oanh tạc cơ Tu-160 Ukraine từng là điểm thắt trong quan hệ giữa Kiev và Moskva vào đầu thập niên 1990, nhưng rồi mọi việc đã kết thúc một cách khá “có hậu”.Theo trang Sohu của Trung Quốc, sau khi Liên Xô tan rã, nhà nước Ukraine non trẻ được thừa hưởng gần như toàn bộ nền công nghiệp nặng hùng mạnh, bao gồm cả những cục thiết kế, phát triển và sản xuất vũ khí tiên tiến.Mặc dù vậy, chính quyền Ukraine không đặc biệt coi trọng di sản đáng mơ ước kể trên. Kết cục tất yếu là nhiều nhà xưởng, phương tiện tác chiến đã bị vô hiệu hóa. Tờ Sohu khẳng định, nguyên nhân chủ chốt dẫn tới tình trạng trên là sự lãnh đạo kém hiệu quả của các quan chức.“Trên thực tế Ukraine là một quốc gia rất may mắn bởi vì họ đã nhận được nhiều di sản tốt đẹp từ Liên Xô. Tuy nhiên chính quyền Kiev không coi trọng ‘sự giàu có’ này và bỏ lỡ nhiều cơ hội mở ra trước mắt họ”, trang Sohu viết.Ngoài số lượng lớn nhà máy, xí nghiệp, cục thiết kế....Ukraine còn nhận được một lượng lớn vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự khác nhau từ Liên Xô, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược.Đặc biệt hơn, Không quân Ukraine thừa hưởng một phi đội lớn máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 "Thiên nga trắng", sở dĩ có tên gọi này là vì vẻ ngoài trang nhã của chúng.Oanh tạc cơ Tu-160 sở hữu tốc độ đáng kinh ngạc, lên tới Mach 2, bất chấp kích thước khổng lồ của chúng, Thiên nga trắng có thể được sử dụng để thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ vào cơ sở hạ tầng của đối phương.Theo tờ báo Trung Quốc: “Nhiều quốc gia (trong đó có cả Bắc Kinh) từng mơ ước được sở hữu máy bay ném bom Tu-160 vì những đặc tính kỹ chiến thuật tuyệt vời của phương tiện tác chiến này".Trang Sohu viết tiếp, phía Nga nhận thức rõ tầm quan trọng của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160, bởi vậy Moskva đã nỗ lực rất nhiều để có thể lấy lại.Tuy vậy những cuộc đàm phán diễn ra vô cùng khó khăn bắt nguồn từ việc Kiev đòi số tiền rất lớn, cho nên hai bên không thống nhất được mức giá trong một thời gian dài.Đúng vào lúc Moskva bắt đầu hết hy vọng tìm được thỏa hiệp thì một sự kiện vô cùng bất ngờ đã xảy ra. Các nhà báo Trung Quốc khẳng định: “Ukraine đã mang đến cho Nga một sự ngạc nhiên rất lớn”.Cụ thể, chính quyền Ukraine vào thời điểm đó đã trở thành "con tin" cho tình trạng một quốc gia không được duy trì vũ khí hạt nhân và họ có nghĩa vụ phá hủy tất cả phương tiện mang phóng, dĩ nhiên máy bay ném bom Tu-160 cũng nằm trong số đó.Nhận thấy những oanh tạc cơ nói trên sẽ phải bỏ đi, Kiev đã đồng ý chuyển nhượng cho Nga để đổi lấy một phần nợ khí đốt. Một thời gian sau, các máy bay ném bom này gia nhập biên chế Không quân Nga và chúng tiếp tục phục vụ cho đến ngày nay.Nhưng không phải toàn bộ phi đội Tu-160 của Ukraine đều được giao lại cho Nga, một số chiếc vẫn bị phá hủy cùng với loại oanh tạc cơ siêu thanh khác là Tu-22M3.
Oanh tạc cơ Tu-160 Ukraine từng là điểm thắt trong quan hệ giữa Kiev và Moskva vào đầu thập niên 1990, nhưng rồi mọi việc đã kết thúc một cách khá “có hậu”.
Theo trang Sohu của Trung Quốc, sau khi Liên Xô tan rã, nhà nước Ukraine non trẻ được thừa hưởng gần như toàn bộ nền công nghiệp nặng hùng mạnh, bao gồm cả những cục thiết kế, phát triển và sản xuất vũ khí tiên tiến.
Mặc dù vậy, chính quyền Ukraine không đặc biệt coi trọng di sản đáng mơ ước kể trên. Kết cục tất yếu là nhiều nhà xưởng, phương tiện tác chiến đã bị vô hiệu hóa. Tờ Sohu khẳng định, nguyên nhân chủ chốt dẫn tới tình trạng trên là sự lãnh đạo kém hiệu quả của các quan chức.
“Trên thực tế Ukraine là một quốc gia rất may mắn bởi vì họ đã nhận được nhiều di sản tốt đẹp từ Liên Xô. Tuy nhiên chính quyền Kiev không coi trọng ‘sự giàu có’ này và bỏ lỡ nhiều cơ hội mở ra trước mắt họ”, trang Sohu viết.
Ngoài số lượng lớn nhà máy, xí nghiệp, cục thiết kế....Ukraine còn nhận được một lượng lớn vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự khác nhau từ Liên Xô, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược.
Đặc biệt hơn, Không quân Ukraine thừa hưởng một phi đội lớn máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 "Thiên nga trắng", sở dĩ có tên gọi này là vì vẻ ngoài trang nhã của chúng.
Oanh tạc cơ Tu-160 sở hữu tốc độ đáng kinh ngạc, lên tới Mach 2, bất chấp kích thước khổng lồ của chúng, Thiên nga trắng có thể được sử dụng để thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ vào cơ sở hạ tầng của đối phương.
Theo tờ báo Trung Quốc: “Nhiều quốc gia (trong đó có cả Bắc Kinh) từng mơ ước được sở hữu máy bay ném bom Tu-160 vì những đặc tính kỹ chiến thuật tuyệt vời của phương tiện tác chiến này".
Trang Sohu viết tiếp, phía Nga nhận thức rõ tầm quan trọng của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160, bởi vậy Moskva đã nỗ lực rất nhiều để có thể lấy lại.
Tuy vậy những cuộc đàm phán diễn ra vô cùng khó khăn bắt nguồn từ việc Kiev đòi số tiền rất lớn, cho nên hai bên không thống nhất được mức giá trong một thời gian dài.
Đúng vào lúc Moskva bắt đầu hết hy vọng tìm được thỏa hiệp thì một sự kiện vô cùng bất ngờ đã xảy ra. Các nhà báo Trung Quốc khẳng định: “Ukraine đã mang đến cho Nga một sự ngạc nhiên rất lớn”.
Cụ thể, chính quyền Ukraine vào thời điểm đó đã trở thành "con tin" cho tình trạng một quốc gia không được duy trì vũ khí hạt nhân và họ có nghĩa vụ phá hủy tất cả phương tiện mang phóng, dĩ nhiên máy bay ném bom Tu-160 cũng nằm trong số đó.
Nhận thấy những oanh tạc cơ nói trên sẽ phải bỏ đi, Kiev đã đồng ý chuyển nhượng cho Nga để đổi lấy một phần nợ khí đốt. Một thời gian sau, các máy bay ném bom này gia nhập biên chế Không quân Nga và chúng tiếp tục phục vụ cho đến ngày nay.
Nhưng không phải toàn bộ phi đội Tu-160 của Ukraine đều được giao lại cho Nga, một số chiếc vẫn bị phá hủy cùng với loại oanh tạc cơ siêu thanh khác là Tu-22M3.