Không quân Mỹ tiếp tục chứng minh khả năng làm nhiệm vụ xuyên lục địa, với việc điều động máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer bay thẳng từ Mỹ đến châu Á để tuần tra trên Biển Đông.Một thành viên phi hành đoàn chuẩn bị lên máy bay để làm nhiệm vụ. Hai chiếc B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota vào sáng sớm 28/4. Chuyến làm nhiệm vụ đến Biển Đông kéo dài 32 giờ.Lần gần nhất Mỹ điều động máy bay ném bom B-1B bay thẳng đến châu Á là vào ngày 22/4, khi một chiếc B-1B bay đến Nhật Bản để tập trận cùng 6 tiêm kích của Mỹ và 15 tiêm kích của Nhật Bản.Việc máy bay ném bom B-1B tuần tra Biển Đông diễn ra cùng thời điểm Hải quân Mỹ liên tiếp điều động 2 chiến hạm thuộc Hạm đội 7 áp sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong các hoạt động tuần hành tự do hàng hải vào ngày 28-29/4. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng cáo buộc Trung Quốc lợi dụng hoàn cảnh để "bắt nạt" các láng giềng ở Biển Đông, quan ngại trước "cách hành xử khiêu khích" và "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông.Hoạt động này thể hiện mô hình xây dựng Không quân chiến lược Mỹ trở nên năng động hơn, phù hợp với các mục tiêu của chiến lược quốc phòng quốc gia về sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom chiến lược Mỹ, thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực.Đây là lần hiếm hoi Mỹ thực hiện tuần hành tự do hàng hải ở Biển Đông cả trên biển lẫn trên không. Giới phân tích cho rằng các nhiệm vụ tăng cường là dấu hiệu chiến lược mới của Lầu Năm Góc.Một nhân viên trên máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 chăm chú theo dõi để điều chỉnh vòi bơm nhiên liệu tiếp cận máy bay B-1B. Khả năng tiếp nhiên liệu trên không giúp Lancer hoạt động liên tục trên không và gần như không giới hạn về địa lý.Các sĩ quan tại trung tâm chỉ huy ở căn cứ Ellsworth. Họ đeo khẩu trang trong quá trình làm nhiệm vụ để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19. Với bộ 3 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, B-1B và B-2, Lầu Năm Góc có thể triển khai chúng ở bất cứ đâu.Phi cơ B-1B chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên không. Việc điều động máy bay ném bom bay thẳng từ Mỹ đến châu Á là một phần trong chiến lược "không thể đoán trước được", giúp cho lực lượng quân sự Mỹ trở nên linh hoạt và khó đoán hơn.Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội 7, Hải quân Mỹ cho biết máy bay Mỹ sẽ bay, tàu thuyền sẽ di chuyển ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Động thái này cũng chứng minh rằng Không quân chiến lược Mỹ vẫn hiện diện ở châu Á, dù đã rút máy bay khỏi đảo Guam.
Không quân Mỹ tiếp tục chứng minh khả năng làm nhiệm vụ xuyên lục địa, với việc điều động máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer bay thẳng từ Mỹ đến châu Á để tuần tra trên Biển Đông.
Một thành viên phi hành đoàn chuẩn bị lên máy bay để làm nhiệm vụ. Hai chiếc B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota vào sáng sớm 28/4. Chuyến làm nhiệm vụ đến Biển Đông kéo dài 32 giờ.
Lần gần nhất Mỹ điều động máy bay ném bom B-1B bay thẳng đến châu Á là vào ngày 22/4, khi một chiếc B-1B bay đến Nhật Bản để tập trận cùng 6 tiêm kích của Mỹ và 15 tiêm kích của Nhật Bản.
Việc máy bay ném bom B-1B tuần tra Biển Đông diễn ra cùng thời điểm Hải quân Mỹ liên tiếp điều động 2 chiến hạm thuộc Hạm đội 7 áp sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong các hoạt động tuần hành tự do hàng hải vào ngày 28-29/4. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng cáo buộc Trung Quốc lợi dụng hoàn cảnh để "bắt nạt" các láng giềng ở Biển Đông, quan ngại trước "cách hành xử khiêu khích" và "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hoạt động này thể hiện mô hình xây dựng Không quân chiến lược Mỹ trở nên năng động hơn, phù hợp với các mục tiêu của chiến lược quốc phòng quốc gia về sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom chiến lược Mỹ, thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Đây là lần hiếm hoi Mỹ thực hiện tuần hành tự do hàng hải ở Biển Đông cả trên biển lẫn trên không. Giới phân tích cho rằng các nhiệm vụ tăng cường là dấu hiệu chiến lược mới của Lầu Năm Góc.
Một nhân viên trên máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 chăm chú theo dõi để điều chỉnh vòi bơm nhiên liệu tiếp cận máy bay B-1B. Khả năng tiếp nhiên liệu trên không giúp Lancer hoạt động liên tục trên không và gần như không giới hạn về địa lý.
Các sĩ quan tại trung tâm chỉ huy ở căn cứ Ellsworth. Họ đeo khẩu trang trong quá trình làm nhiệm vụ để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19. Với bộ 3 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, B-1B và B-2, Lầu Năm Góc có thể triển khai chúng ở bất cứ đâu.
Phi cơ B-1B chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên không. Việc điều động máy bay ném bom bay thẳng từ Mỹ đến châu Á là một phần trong chiến lược "không thể đoán trước được", giúp cho lực lượng quân sự Mỹ trở nên linh hoạt và khó đoán hơn.
Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội 7, Hải quân Mỹ cho biết máy bay Mỹ sẽ bay, tàu thuyền sẽ di chuyển ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Động thái này cũng chứng minh rằng Không quân chiến lược Mỹ vẫn hiện diện ở châu Á, dù đã rút máy bay khỏi đảo Guam.