Phi đoàn ném bom số 7 của Không quân Mỹ mới đây đã công bố quyết định hồi sinh một oanh tạc cơ B-1B Lancer để thay thế chiếc bị rơi tại Căn cứ không quân Dice, bang Texas.Chiếc B-1B nói trên đã đến Căn cứ Không quân Tinker vào ngày 8/2/2024 để "khôi phục và nâng cấp lớn", và sau khi công việc hoàn thành, cỗ máy hiện đại hóa sẽ đến Căn cứ Không quân Dice làm nhiệm vụ.Như vậy một trong 17 chiếc B-1B Lancer đã ngừng hoạt động từ tháng 2 đến tháng 9/2021 đã được lấy lại để phục hồi. Vào thời điểm đó có thông tin cho biết 4 trong số những oanh tạc cơ sẽ được bảo trì trong điều kiện thích hợp để sẵn sàng phục hồi bất cứ lúc nào.Ước tính việc khôi phục một chiếc máy bay như vậy có thể tiêu tốn hàng chục triệu USD. Ngoài ra việc gửi gần 20 chiếc B-1B khác đến "nghĩa địa" được giải thích là do Không quân Mỹ mong muốn tập trung thời gian và nguồn lực để hỗ trợ những chiếc còn lại trong đội hình.Đại tá Seth Spanier - chỉ huy Phi đoàn ném bom số 7 gọi việc Không quân Mỹ có kế hoạch khôi phục một chiếc máy bay đã được cất giữ từ vài năm qua để thực hiện nhiệm vụ tấn công là "không thể tin nổi".Ông Spanier nhấn mạnh: “Tất cả những nỗ lực này nói lên cam kết vững chắc của chúng tôi trong việc duy trì lực lượng tấn công trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu”.Đây thực sự là lần đầu tiên sau hai thập kỷ, máy bay ném bom B-1B Lancer sẽ trở lại hoạt động sau khi bị loại biên. Vào năm 2003, 33 chiếc đã ngừng hoạt động cùng lúc, trong khi đến tháng 9/2004, 7 chiếc lại đồng thời được đưa trở lại đội hình trực chiến.Mặc dù hoạt động chưa thực sự lâu, nhưng một số người đã tự hỏi khi nào phi đội 92 máy bay ném bom B-1B sẽ nghỉ hưu hoàn toàn, một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch của Không quân Mỹ về lực lượng oanh tạc cơ tương lai của họ.Giống như các máy bay cũ khác, B-1B lancer đã nhận được một số nâng cấp cực kỳ quan trọng, bao gồm sửa đổi khoang vũ khí cho phép nó tiếp nhận tên lửa siêu thanh.Là một phần của việc nâng cấp vũ khí này, máy bay ném bom đã nhận được bộ giá đỡ mới, tăng khả năng mang vũ khí nặng của máy bay lên tới 60%. Khoang vũ khí bên trong của chiếc Lancer hiện có thể mang theo 40 quả bom thay vì chỉ 24.B-1B cũng đã nhận được pod nhắm mục tiêu tích hợp thế hệ mới, kết nối nguồn cấp dữ liệu video với dữ liệu tình báo quan trọng khác cũng như công nghệ điều hướng nâng cấp, được gọi là Trạm chiến đấu tích hợp.Công nghệ này cho phép B-1B Lancer cập nhật thông tin tình báo và mục tiêu trong chuyến bay, đồng thời cung cấp cho phi công khả năng điều hướng nhanh hơn khi môi trường chiến đấu thay đổi.Những nâng cấp trên sẽ cải thiện khả năng thả bom và tấn công của máy bay, chiếc B-1B có thể bay cao tới 18 km, vận tốc nhanh hơn Mach 1,25 và thả các loại bom đầy uy lực như GBU-31, GBU-38, GBU-39 SDB và GBU-53 SDB II.Bất chấp những nâng cấp được thực hiện, nhiều người vẫn thắc mắc khi nào máy bay sẽ trở nên lỗi thời, nhất là khi nó không có khả năng tàng hình bởi đã được thiết kế từ nhiều thập kỷ trước.Các gói hiện đại hóa có thể cải thiện đáng kể chức năng cũng như hiệu suất hoạt động của máy bay trong tương lai, tuy nhiên Không quân Mỹ có nhiều câu hỏi quan trọng về phi đội máy bay ném bom B-1B Lancer cần được trả lời.Kế hoạch chế tạo số lượng lớn máy bay B-21 Raider mới và liên tục nâng cấp đối với oanh tạc cơ B-52 và B-2 có thể là lý do tại sao Không quân Mỹ đang lên kế hoạch loại biên theo từng giai đoạn đối với chiếc B-1B Lancer.Điều này có nghĩa là khi số lượng B-21 được sản xuất đủ, Mỹ sẽ loại bỏ dần các phi cơ B-1B. Tuy nhiên nhiều chiếc Lancer đã được nâng cấp, có thể tiếp tục phục vụ trong nhiều năm tới, khi Không quân Mỹ tìm cách duy trì sự sẵn sàng và cấu hình đội bay tối ưu.Nhưng với tư cách một oanh tạc cơ có khả năng đặc biệt, đồng thời còn là phương tiện mang vũ khí siêu thanh tiềm năng, B-1B dự kiến sẽ phục vụ thêm một thời gian khá dài nữa, để nó xứng đáng với danh hiệu "máy bay ném bom tốt nhất từng bay".
Phi đoàn ném bom số 7 của Không quân Mỹ mới đây đã công bố quyết định hồi sinh một oanh tạc cơ B-1B Lancer để thay thế chiếc bị rơi tại Căn cứ không quân Dice, bang Texas.
Chiếc B-1B nói trên đã đến Căn cứ Không quân Tinker vào ngày 8/2/2024 để "khôi phục và nâng cấp lớn", và sau khi công việc hoàn thành, cỗ máy hiện đại hóa sẽ đến Căn cứ Không quân Dice làm nhiệm vụ.
Như vậy một trong 17 chiếc B-1B Lancer đã ngừng hoạt động từ tháng 2 đến tháng 9/2021 đã được lấy lại để phục hồi. Vào thời điểm đó có thông tin cho biết 4 trong số những oanh tạc cơ sẽ được bảo trì trong điều kiện thích hợp để sẵn sàng phục hồi bất cứ lúc nào.
Ước tính việc khôi phục một chiếc máy bay như vậy có thể tiêu tốn hàng chục triệu USD. Ngoài ra việc gửi gần 20 chiếc B-1B khác đến "nghĩa địa" được giải thích là do Không quân Mỹ mong muốn tập trung thời gian và nguồn lực để hỗ trợ những chiếc còn lại trong đội hình.
Đại tá Seth Spanier - chỉ huy Phi đoàn ném bom số 7 gọi việc Không quân Mỹ có kế hoạch khôi phục một chiếc máy bay đã được cất giữ từ vài năm qua để thực hiện nhiệm vụ tấn công là "không thể tin nổi".
Ông Spanier nhấn mạnh: “Tất cả những nỗ lực này nói lên cam kết vững chắc của chúng tôi trong việc duy trì lực lượng tấn công trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu”.
Đây thực sự là lần đầu tiên sau hai thập kỷ, máy bay ném bom B-1B Lancer sẽ trở lại hoạt động sau khi bị loại biên. Vào năm 2003, 33 chiếc đã ngừng hoạt động cùng lúc, trong khi đến tháng 9/2004, 7 chiếc lại đồng thời được đưa trở lại đội hình trực chiến.
Mặc dù hoạt động chưa thực sự lâu, nhưng một số người đã tự hỏi khi nào phi đội 92 máy bay ném bom B-1B sẽ nghỉ hưu hoàn toàn, một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch của Không quân Mỹ về lực lượng oanh tạc cơ tương lai của họ.
Giống như các máy bay cũ khác, B-1B lancer đã nhận được một số nâng cấp cực kỳ quan trọng, bao gồm sửa đổi khoang vũ khí cho phép nó tiếp nhận tên lửa siêu thanh.
Là một phần của việc nâng cấp vũ khí này, máy bay ném bom đã nhận được bộ giá đỡ mới, tăng khả năng mang vũ khí nặng của máy bay lên tới 60%. Khoang vũ khí bên trong của chiếc Lancer hiện có thể mang theo 40 quả bom thay vì chỉ 24.
B-1B cũng đã nhận được pod nhắm mục tiêu tích hợp thế hệ mới, kết nối nguồn cấp dữ liệu video với dữ liệu tình báo quan trọng khác cũng như công nghệ điều hướng nâng cấp, được gọi là Trạm chiến đấu tích hợp.
Công nghệ này cho phép B-1B Lancer cập nhật thông tin tình báo và mục tiêu trong chuyến bay, đồng thời cung cấp cho phi công khả năng điều hướng nhanh hơn khi môi trường chiến đấu thay đổi.
Những nâng cấp trên sẽ cải thiện khả năng thả bom và tấn công của máy bay, chiếc B-1B có thể bay cao tới 18 km, vận tốc nhanh hơn Mach 1,25 và thả các loại bom đầy uy lực như GBU-31, GBU-38, GBU-39 SDB và GBU-53 SDB II.
Bất chấp những nâng cấp được thực hiện, nhiều người vẫn thắc mắc khi nào máy bay sẽ trở nên lỗi thời, nhất là khi nó không có khả năng tàng hình bởi đã được thiết kế từ nhiều thập kỷ trước.
Các gói hiện đại hóa có thể cải thiện đáng kể chức năng cũng như hiệu suất hoạt động của máy bay trong tương lai, tuy nhiên Không quân Mỹ có nhiều câu hỏi quan trọng về phi đội máy bay ném bom B-1B Lancer cần được trả lời.
Kế hoạch chế tạo số lượng lớn máy bay B-21 Raider mới và liên tục nâng cấp đối với oanh tạc cơ B-52 và B-2 có thể là lý do tại sao Không quân Mỹ đang lên kế hoạch loại biên theo từng giai đoạn đối với chiếc B-1B Lancer.
Điều này có nghĩa là khi số lượng B-21 được sản xuất đủ, Mỹ sẽ loại bỏ dần các phi cơ B-1B. Tuy nhiên nhiều chiếc Lancer đã được nâng cấp, có thể tiếp tục phục vụ trong nhiều năm tới, khi Không quân Mỹ tìm cách duy trì sự sẵn sàng và cấu hình đội bay tối ưu.
Nhưng với tư cách một oanh tạc cơ có khả năng đặc biệt, đồng thời còn là phương tiện mang vũ khí siêu thanh tiềm năng, B-1B dự kiến sẽ phục vụ thêm một thời gian khá dài nữa, để nó xứng đáng với danh hiệu "máy bay ném bom tốt nhất từng bay".