Đoạn video vừa được truyền thông Anh đăng tải cho thấy, máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Hoàng gia Anh, đã rơi ngay khi rời cầu nhảy của hàng không mẫu hạm.Có thể dễ dàng nhận ra, phi công đã thoát ra khỏi máy bay trước khi chiếc F-35B này trượt khỏi cầu nhảy. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Anh, không có thiệt hại về người trong vụ việc này.Chiếc chiến đấu cơ F-35B tới nay đã nằm dưới đáy biến hơn một tuần, nhưng vẫn chưa được trục vớt, khiến Anh và Mỹ lo ngại, các công nghệ bí mật có thể rơi vào tay nước ngoài.Trước đó, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã cho biết, sự cố rơi F-35B liên quan tới một lỗi con người, theo đó, họng hút gió của chiếc máy bay, đã chưa được tháo bỏ tấm chắn trước khi máy bay cất cánh.Việc tấm đậy họng hút gió vẫn còn trên máy bay, đã khiến động cơ không thể hút đủ gió để tạo động lực, khiến chiếc máy bay không cất cánh nổi.Trong đoạn video được đăng tải, có thể thấy phi công dường như đã nhận ra rằng máy bay không đủ vận tốc cất cánh, và lựa chọn thoát hiểm bằng ghế phóng.Loại ghế phóng được sử dụng trên chiếc F-35B là ghế phòng dạng Zero - nghĩa là có thể giúp phi công thoát ly an toàn, ngay cả khi máy bay còn đang đậu trên mặt đất.Việc một tiêm kích F-35B rơi ở vùng biển quốc tế, sẽ là cơ hội cực kỳ to lớn cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Nga và Trung Quốc.Do đây là vùng biển quốc tế, mọi tàu nổi, tàu ngầm của bất cứ quốc gia nào đều có thể tiếp cận xác của chiếc F-35B. Và chỉ cần mang được một mảnh nhỏ của chiếc tiêm kích này về nước, cũng có thể "bắt bài" được khả năng tàng hình của F-35B.Cụ thể, khả năng tàng hình của F-35B không những tới từ kiểu dáng khí động học độc đáo, mà còn nằm ở lớp sơn chống phản xạ radar nó mang trên mình.Chỉ với một mảnh vỡ nhỏ của chiếc tiêm kích này, các chuyên gia có thể sử dụng công nghệ đảo ngược, để tìm ra chính xác điểm yếu của lớp vỏ tàng hình, giúp tìm được cách dò F-35B chính xác trên màn hình radar.Cuộc đua tìm kiếm xác chiếc F-35B hiện vẫn chưa tới hồi kết, bản thân Anh và Mỹ dù biết chính xác vị trí chìm của chiếc tiêm kích này, cũng rất khó để tiến hành trục vớt, do chiếc máy bay được cho là đang nằm ở độ sâu hàng trăm mét dưới lòng biển.Hiện, vẫn chưa rõ có những ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn tiêm kích F-35B lần này, vì rõ ràng vụ tai nạn này là do lỗi con người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đoạn video vừa được truyền thông Anh đăng tải cho thấy, máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Hoàng gia Anh, đã rơi ngay khi rời cầu nhảy của hàng không mẫu hạm.
Có thể dễ dàng nhận ra, phi công đã thoát ra khỏi máy bay trước khi chiếc F-35B này trượt khỏi cầu nhảy. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Anh, không có thiệt hại về người trong vụ việc này.
Chiếc chiến đấu cơ F-35B tới nay đã nằm dưới đáy biến hơn một tuần, nhưng vẫn chưa được trục vớt, khiến Anh và Mỹ lo ngại, các công nghệ bí mật có thể rơi vào tay nước ngoài.
Trước đó, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã cho biết, sự cố rơi F-35B liên quan tới một lỗi con người, theo đó, họng hút gió của chiếc máy bay, đã chưa được tháo bỏ tấm chắn trước khi máy bay cất cánh.
Việc tấm đậy họng hút gió vẫn còn trên máy bay, đã khiến động cơ không thể hút đủ gió để tạo động lực, khiến chiếc máy bay không cất cánh nổi.
Trong đoạn video được đăng tải, có thể thấy phi công dường như đã nhận ra rằng máy bay không đủ vận tốc cất cánh, và lựa chọn thoát hiểm bằng ghế phóng.
Loại ghế phóng được sử dụng trên chiếc F-35B là ghế phòng dạng Zero - nghĩa là có thể giúp phi công thoát ly an toàn, ngay cả khi máy bay còn đang đậu trên mặt đất.
Việc một tiêm kích F-35B rơi ở vùng biển quốc tế, sẽ là cơ hội cực kỳ to lớn cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Nga và Trung Quốc.
Do đây là vùng biển quốc tế, mọi tàu nổi, tàu ngầm của bất cứ quốc gia nào đều có thể tiếp cận xác của chiếc F-35B. Và chỉ cần mang được một mảnh nhỏ của chiếc tiêm kích này về nước, cũng có thể "bắt bài" được khả năng tàng hình của F-35B.
Cụ thể, khả năng tàng hình của F-35B không những tới từ kiểu dáng khí động học độc đáo, mà còn nằm ở lớp sơn chống phản xạ radar nó mang trên mình.
Chỉ với một mảnh vỡ nhỏ của chiếc tiêm kích này, các chuyên gia có thể sử dụng công nghệ đảo ngược, để tìm ra chính xác điểm yếu của lớp vỏ tàng hình, giúp tìm được cách dò F-35B chính xác trên màn hình radar.
Cuộc đua tìm kiếm xác chiếc F-35B hiện vẫn chưa tới hồi kết, bản thân Anh và Mỹ dù biết chính xác vị trí chìm của chiếc tiêm kích này, cũng rất khó để tiến hành trục vớt, do chiếc máy bay được cho là đang nằm ở độ sâu hàng trăm mét dưới lòng biển.
Hiện, vẫn chưa rõ có những ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn tiêm kích F-35B lần này, vì rõ ràng vụ tai nạn này là do lỗi con người. Nguồn ảnh: Pinterest.