Vào tháng 2/2018, một hợp đồng cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho Indonesia trị giá 1,15 tỷ USD đã được ký kết. Người ta cho rằng vào năm 2019, Indonesia sẽ được giao 8 máy bay Su-35, năm 2020 là ba chiếc nữa.Đối với Jakarta, hợp đồng này cực kỳ có lợi về mặt kinh tế, vì chi phí mua máy bay không quá cao, khi gói hợp đồng bao gồm cả vũ khí, phụ tùng thay thế và bảo dưỡng; và đặc biệt là Nga chấp nhận thanh toán theo kiểu “hàng đổi hàng”, chấp nhận lấy dầu cọ của Indonesia.Một lợi ích khác là hợp đồng, là máy bay chiến đấu được giao gần như tức thời. Các hợp đồng mua thiết bị quân sự phức tạp như vậy thường kéo dài; đối tác mua đôi khi phải đợi 4-5 năm.Việc hủy bỏ một hợp đồng béo bở như vậy đối với Indonesia sẽ không thể xảy ra, nếu người mua đổ lỗi cho tính năng của máy bay. Bởi lẽ, Su-35 được chuyên gia trên thế giới công nhận là máy bay chiến đấu đa năng tốt nhất thế hệ 4 ++.Cần lưu ý rằng, việc thay thế số máy bay chiến đấu cho Không quân Indonesia là vô cùng quan trọng. Lực lượng Không quân nước này hiện vẫn sử dụng máy bay chiến đấu F-5 Tiger, được sản xuất từ đầu thập niên 1970 và một số máy bay chiến đấu F-16A Block 15, được sản xuất năm 1981.Sự cân bằng của lực lượng Không quân Indonesia càng trở lên khập khiễng, khi hầu hết tất cả các máy bay chiến đấu của nước này, đều thuộc lớp máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Số máy bay chiến đấu hạng nặng, chỉ có 11 chiếc tiêm kích Su-30MK và 5 chiếc Su-27.Việc tăng cường lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại như Su-35 là yêu cầu cấp thiết với Không quân Indonesia. Tuy nhiên, các yếu tố chính trị và tham nhũng, đã ngăn cản Không quân Indonesia hiện đại hóa.Áp lực đối với Jakarta bắt đầu trước một tháng, khi ký hợp đồng. Vào năm 2017, Indonesia đã thông báo đấu thầu thay thế 10 chiếc F-5 Tigers, và đã có 3 công ty tham gia, đó là Su-35 của Nga, Typhoon của châu Âu và F-16 Viper của Mỹ. Su-35 đã giành chiến thắng.Vào tháng 1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bay đến Jakarta trong một chuyến thăm chính thức. Một trong những nhiệm vụ mà ông phải giải quyết, đó là ngăn chặn việc Indonesia mua máy bay Nga.Ông Mattis tuyên bố rõ ràng, nếu ký hợp đồng với Nga, Mỹ sẽ ngừng cung cấp phụ tùng thay thế cho F-16 (hiện Indonesia có khoảng 40 chiếc F-16). Và điều này tất nhiên sẽ tuân theo Đạo luật CAATSA của Mỹ (Chống lại kẻ thù của Mỹ, thông qua các biện pháp trừng phạt).Nhưng Jakarta không tuân theo, hợp đồng đã được ký kết. Và sau đó áp lực của Washington đối với Jakarta bắt đầu gia tăng. Cuối cùng, tình hình còn nghiêm trọng hơn nhiều so với các mối đe dọa kinh tế. Washington tuyên bố sẽ xem xét cắt tài chính, thông tin, sự ủng hộ chính trị và hỗ trợ phe đối lập Indonesia.Trong một tình huống khó khăn như vậy, Jakarta bắt đầu phải “xem xét” lại hợp đồng mua Su-35 của Nga; trong đó có những ý kiến cảnh báo khi mua Su-35, Indonesia đã viện dẫn 4 lý do khiến Không quân Nga từ chối mua Su-35.Trong 4 lý do đưa ra, thứ nhất Su-35 là một máy bay cũ (?), vì đây là một thay đổi nhỏ của Su-27. Thứ hai sử dụng radar quét điện tử thụ động (PESA), không tiên tiến bằng radar quét điện tử chủ động (AESA) mà J-16 của Trung Quốc đang sử dụng.Thứ ba là Su-35 có kích thước lớn, vì vậy nó dễ dàng bị bắn trúng bằng tên lửa và cuối cùng là việc bảo dưỡng Su-35 đắt hơn nhiều so với F-35. Tiếc là những lý do mà không ai có thể chấp thuận.Giới lãnh đạo Quân đội Indonesia ảo tưởng, nếu từ chối Su-35, Mỹ sẽ đồng ý bán F-35 cho Indonesia. Tất nhiên Mỹ không cung cấp F-35 cho Indonesia mà khuyên Indonesia, trong quá trình chờ xếp hàng chờ đến lượt, nên mua những máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16; và tất nhiên Indonesia nói “không”.Một ý tưởng không kém phần “phiêu lưu” của lãnh đạo Indonesia, khi quyết định mua lại số Typhoon cũ từ Áo, với số lượng 15 chiếc và đơn giá cho một chiếc máy bay cũ, có tính năng kém xa Su-35 là 124 triệu USD/chiếc. Sự kiện này đã làm “rối tung” chính trường Indonesia, bắt buộc nước này phải từ bỏ hợp đồng “điên rồ” này.Là quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Indonesia nhận thấy, phải làm gì để “xứng tầm khu vực”; Jakarta đã chuyển hướng sang Hàn Quốc, với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KF-21. Indonesia dự định mua 50 chiếc KF-21; nhưng ngày đó “chắc còn xa”, vì nguyên mẫu KF-21 mới bay thử hồi tháng 5.Và đột nhiên, một thông báo được đưa ra, trong chuyến thăm Jakarta của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, một hợp đồng đã nhanh chóng được ký kết, về việc Indonesia mua 36 máy bay chiến đấu Rafale, được chế tạo mới; chứ không phải máy bay đã qua sử dụng.Dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết cuối cùng vào năm 2022. Dư luận ở Nga cho rằng, đây là bằng chứng cho thấy, Indonesia cuối cùng đã từ bỏ Su-35 để quay sang Rafale của Pháp. Mặc dù hợp đồng với Su-35 của Nga đã thực sự “kết thúc” từ một năm trước.Việc Indonesia đột ngột chọn mua Rafale quả là bất ngờ, giới quan sát cho rằng, Mỹ “vất vả” ngăn chặn Nga bán Su-35, nhưng Indonesia lại chọn máy bay Pháp, đúng là kết cục “Cốc mò cò xơi”; không chỉ thương vụ Su-35 với Indonesia mà cả với Ai Cập.Bài học mua 36 chiếc Rafale của Ấn Độ vẫn còn nóng hổi, khi có nhiều dấu hiệu “tham nhũng” của hợp đồng. Các chính trị gia đối lập Ấn Độ cho rằng, hợp đồng này là “vụ lừa đảo quốc phòng lớn nhất trong lịch sử”, khi New Delhi phải trả cho mỗi chiếc Rafale giá 220 triệu euro và toàn bộ hợp đồng trị giá 7,8 tỷ Euro.Jakarta có thể trả số tiền tương tự như Ấn Độ không? Hơn nữa, người Pháp sẽ không lấy dầu cọ và máy bay Pháp chưa từng được sử dụng trong Không quân Indonesia. Và điều này có nghĩa là, việc triển khai và bảo dưỡng Raphael sẽ khó hơn nhiều so với Su-35.Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 36 chiếc Rafale cách đây 5 năm. Đến nay, chỉ có 12 máy bay chiến đấu được nhận. Nếu mọi thứ tiếp tục tiến triển với tốc độ như vậy, thì toàn bộ đơn đặt hàng sẽ được nhận vào cuối thập kỷ này.Và sau khi giao xong hàng cho Ấn Độ và Ai Cập, thì sau đó mới đến lượt Indonesia. Chắc chắn Pháp sẽ không xây dựng thêm nhà máy để đẩy nhanh tốc độ sản xuất Rafale. Và trong thương vụ này, chỉ có Mỹ, Nga và Indonesia là bị “thiệt đơn, thiệt kép”; và Pháp là kẻ “ngư ông đắc lợi”. Nguồn ảnh: Flickr. Dù xét ở nhiều khía cạnh, Su-35 rõ ràng vượt trội hơn hẳn Rafale. Tuy nhiên các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ, vẫn luôn có sức mạnh "vô địch" trên khắp thế giới. Nguồn: Armies.
Vào tháng 2/2018, một hợp đồng cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho Indonesia trị giá 1,15 tỷ USD đã được ký kết. Người ta cho rằng vào năm 2019, Indonesia sẽ được giao 8 máy bay Su-35, năm 2020 là ba chiếc nữa.
Đối với Jakarta, hợp đồng này cực kỳ có lợi về mặt kinh tế, vì chi phí mua máy bay không quá cao, khi gói hợp đồng bao gồm cả vũ khí, phụ tùng thay thế và bảo dưỡng; và đặc biệt là Nga chấp nhận thanh toán theo kiểu “hàng đổi hàng”, chấp nhận lấy dầu cọ của Indonesia.
Một lợi ích khác là hợp đồng, là máy bay chiến đấu được giao gần như tức thời. Các hợp đồng mua thiết bị quân sự phức tạp như vậy thường kéo dài; đối tác mua đôi khi phải đợi 4-5 năm.
Việc hủy bỏ một hợp đồng béo bở như vậy đối với Indonesia sẽ không thể xảy ra, nếu người mua đổ lỗi cho tính năng của máy bay. Bởi lẽ, Su-35 được chuyên gia trên thế giới công nhận là máy bay chiến đấu đa năng tốt nhất thế hệ 4 ++.
Cần lưu ý rằng, việc thay thế số máy bay chiến đấu cho Không quân Indonesia là vô cùng quan trọng. Lực lượng Không quân nước này hiện vẫn sử dụng máy bay chiến đấu F-5 Tiger, được sản xuất từ đầu thập niên 1970 và một số máy bay chiến đấu F-16A Block 15, được sản xuất năm 1981.
Sự cân bằng của lực lượng Không quân Indonesia càng trở lên khập khiễng, khi hầu hết tất cả các máy bay chiến đấu của nước này, đều thuộc lớp máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Số máy bay chiến đấu hạng nặng, chỉ có 11 chiếc tiêm kích Su-30MK và 5 chiếc Su-27.
Việc tăng cường lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại như Su-35 là yêu cầu cấp thiết với Không quân Indonesia. Tuy nhiên, các yếu tố chính trị và tham nhũng, đã ngăn cản Không quân Indonesia hiện đại hóa.
Áp lực đối với Jakarta bắt đầu trước một tháng, khi ký hợp đồng. Vào năm 2017, Indonesia đã thông báo đấu thầu thay thế 10 chiếc F-5 Tigers, và đã có 3 công ty tham gia, đó là Su-35 của Nga, Typhoon của châu Âu và F-16 Viper của Mỹ. Su-35 đã giành chiến thắng.
Vào tháng 1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bay đến Jakarta trong một chuyến thăm chính thức. Một trong những nhiệm vụ mà ông phải giải quyết, đó là ngăn chặn việc Indonesia mua máy bay Nga.
Ông Mattis tuyên bố rõ ràng, nếu ký hợp đồng với Nga, Mỹ sẽ ngừng cung cấp phụ tùng thay thế cho F-16 (hiện Indonesia có khoảng 40 chiếc F-16). Và điều này tất nhiên sẽ tuân theo Đạo luật CAATSA của Mỹ (Chống lại kẻ thù của Mỹ, thông qua các biện pháp trừng phạt).
Nhưng Jakarta không tuân theo, hợp đồng đã được ký kết. Và sau đó áp lực của Washington đối với Jakarta bắt đầu gia tăng. Cuối cùng, tình hình còn nghiêm trọng hơn nhiều so với các mối đe dọa kinh tế. Washington tuyên bố sẽ xem xét cắt tài chính, thông tin, sự ủng hộ chính trị và hỗ trợ phe đối lập Indonesia.
Trong một tình huống khó khăn như vậy, Jakarta bắt đầu phải “xem xét” lại hợp đồng mua Su-35 của Nga; trong đó có những ý kiến cảnh báo khi mua Su-35, Indonesia đã viện dẫn 4 lý do khiến Không quân Nga từ chối mua Su-35.
Trong 4 lý do đưa ra, thứ nhất Su-35 là một máy bay cũ (?), vì đây là một thay đổi nhỏ của Su-27. Thứ hai sử dụng radar quét điện tử thụ động (PESA), không tiên tiến bằng radar quét điện tử chủ động (AESA) mà J-16 của Trung Quốc đang sử dụng.
Thứ ba là Su-35 có kích thước lớn, vì vậy nó dễ dàng bị bắn trúng bằng tên lửa và cuối cùng là việc bảo dưỡng Su-35 đắt hơn nhiều so với F-35. Tiếc là những lý do mà không ai có thể chấp thuận.
Giới lãnh đạo Quân đội Indonesia ảo tưởng, nếu từ chối Su-35, Mỹ sẽ đồng ý bán F-35 cho Indonesia. Tất nhiên Mỹ không cung cấp F-35 cho Indonesia mà khuyên Indonesia, trong quá trình chờ xếp hàng chờ đến lượt, nên mua những máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16; và tất nhiên Indonesia nói “không”.
Một ý tưởng không kém phần “phiêu lưu” của lãnh đạo Indonesia, khi quyết định mua lại số Typhoon cũ từ Áo, với số lượng 15 chiếc và đơn giá cho một chiếc máy bay cũ, có tính năng kém xa Su-35 là 124 triệu USD/chiếc. Sự kiện này đã làm “rối tung” chính trường Indonesia, bắt buộc nước này phải từ bỏ hợp đồng “điên rồ” này.
Là quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Indonesia nhận thấy, phải làm gì để “xứng tầm khu vực”; Jakarta đã chuyển hướng sang Hàn Quốc, với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KF-21. Indonesia dự định mua 50 chiếc KF-21; nhưng ngày đó “chắc còn xa”, vì nguyên mẫu KF-21 mới bay thử hồi tháng 5.
Và đột nhiên, một thông báo được đưa ra, trong chuyến thăm Jakarta của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, một hợp đồng đã nhanh chóng được ký kết, về việc Indonesia mua 36 máy bay chiến đấu Rafale, được chế tạo mới; chứ không phải máy bay đã qua sử dụng.
Dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết cuối cùng vào năm 2022. Dư luận ở Nga cho rằng, đây là bằng chứng cho thấy, Indonesia cuối cùng đã từ bỏ Su-35 để quay sang Rafale của Pháp. Mặc dù hợp đồng với Su-35 của Nga đã thực sự “kết thúc” từ một năm trước.
Việc Indonesia đột ngột chọn mua Rafale quả là bất ngờ, giới quan sát cho rằng, Mỹ “vất vả” ngăn chặn Nga bán Su-35, nhưng Indonesia lại chọn máy bay Pháp, đúng là kết cục “Cốc mò cò xơi”; không chỉ thương vụ Su-35 với Indonesia mà cả với Ai Cập.
Bài học mua 36 chiếc Rafale của Ấn Độ vẫn còn nóng hổi, khi có nhiều dấu hiệu “tham nhũng” của hợp đồng. Các chính trị gia đối lập Ấn Độ cho rằng, hợp đồng này là “vụ lừa đảo quốc phòng lớn nhất trong lịch sử”, khi New Delhi phải trả cho mỗi chiếc Rafale giá 220 triệu euro và toàn bộ hợp đồng trị giá 7,8 tỷ Euro.
Jakarta có thể trả số tiền tương tự như Ấn Độ không? Hơn nữa, người Pháp sẽ không lấy dầu cọ và máy bay Pháp chưa từng được sử dụng trong Không quân Indonesia. Và điều này có nghĩa là, việc triển khai và bảo dưỡng Raphael sẽ khó hơn nhiều so với Su-35.
Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 36 chiếc Rafale cách đây 5 năm. Đến nay, chỉ có 12 máy bay chiến đấu được nhận. Nếu mọi thứ tiếp tục tiến triển với tốc độ như vậy, thì toàn bộ đơn đặt hàng sẽ được nhận vào cuối thập kỷ này.
Và sau khi giao xong hàng cho Ấn Độ và Ai Cập, thì sau đó mới đến lượt Indonesia. Chắc chắn Pháp sẽ không xây dựng thêm nhà máy để đẩy nhanh tốc độ sản xuất Rafale. Và trong thương vụ này, chỉ có Mỹ, Nga và Indonesia là bị “thiệt đơn, thiệt kép”; và Pháp là kẻ “ngư ông đắc lợi”. Nguồn ảnh: Flickr.
Dù xét ở nhiều khía cạnh, Su-35 rõ ràng vượt trội hơn hẳn Rafale. Tuy nhiên các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ, vẫn luôn có sức mạnh "vô địch" trên khắp thế giới. Nguồn: Armies.