Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 7, hiện cả Nga và Ukraine ngày nay đang tăng tốc vận chuyển vũ khí, khí tài ra tiền tuyến, quân đội Nga thậm chí còn tung ra một số lượng lớn vũ khí hạng nặng từ thời Liên Xô.Những vũ khí được chế tạo dưới thời Liên Xô, đều với mục đích là cho một cuộc chiến tổng lực trên chiến trường châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, nên có sức công phá lớn. Số vũ khí này tuy hơi lạc hậu, nhưng lại đảm bảo sức mạnh hỏa lực của quân đội Nga.Theo thống kê, quân đội Nga bắn 50.000 quả đạn mỗi ngày, tức là gấp 10 lần quân đội Ukraine và đã đạt mức “bão hòa” về hỏa lực trên chiến trường. Không có gì ngạc nhiên, khi quân đội Ukraine không chịu được đòn tấn công bằng pháo dữ dội như vậy.Nhưng để đạt được mật độ hỏa lực như vậy, thì các khẩu pháo của Quân đội Nga thậm chí đã bắn quá tính năng cho phép, khiến nhiều khẩu pháo bị hỏng hóc, mòn nòng nhanh, dẫn đến đạn bay không chính xác; thậm chí có khẩu còn "nổ tung" nòng trong khi bắn. Siêu pháo 2S7 Pion là loại pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất trong quân đội Nga hiện tại và đã trở thành hỏa lực chủ lực của quân đội Nga. Vì có hỏa lực mạnh, quân đội Nga đã đưa hơn 170 khẩu 2S7 ra chiến trường, nhằm tạo ưu thế về hỏa lực với Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, chính vì khai thác quá tính năng của khẩu siêu pháo này, đã khiến pháo bị nổ nòng khi bắn? Tạp chí Quốc phòng Ukraine đăng tải những hình ảnh từ chiến trường, cho thấy nòng pháo của khẩu 2S7 đã vỡ tung, và nguyên nhân của việc này không gì khác chính là do sử dụng quá mức. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần 6 tháng, trong khoảng thời gian này, pháo binh Nga đã bắn phá không ngừng, và rõ ràng là đã quá tải, nên mới xảy ra tình trạng "nổ nòng". Việc khẩu siêu pháo của Quân đội Nga “nổ nòng”, cho thấy quân đội Nga, có vấn đề trong việc bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật.Pháo binh trong quá trình sử dụng cần được sửa chữa, bảo dưỡng, kể cả việc thay nòng pháo; nhưng nhìn nòng khẩu pháo 2S7 bị vỡ toác, quân đội Nga rõ ràng không có thời gian để bảo dưỡng, thay thế.Điều này cho thấy Quân đội Nga đang có vấn đề về công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Mặc dù quân đội Nga còn rất nhiều pháo trong kho, nhưng sẽ không để một “sát thủ lớn” như vậy "nổ nòng", trừ khi thực sự cần thiết.Thứ hai, tùy theo lượng đạn bắn ra, sớm muộn gì pháo binh Nga cũng sẽ hết đạn. Với số lượng đạn mỗi ngày tiêu thụ khoảng 50.000 viên đạn pháo các cỡ, đã đạt tới giới hạn của nòng pháo; đặc biệt là các loại nòng pháo do Liên Xô chế tạo, mới nhất cũng đã hơn 30 năm. Do đó, nếu tiếp tục sử dụng mà không thay thế, sẽ xảy ra tình trạng "nổ nòng", và đây không phải là lần đầu tiên pháo Nga phát nổ; nếu không giải quyết kịp thời vấn đề này, thì pháo binh Nga sẽ phải giảm mật độ bắn phá trong thời gian tới.Tuy nhiên, quân đội Nga đang phải đối mặt với vấn đề công tác bảo đảm kỹ thuật, nhất là trong điều kiện hỏa lực pháo binh bắn phá gần như đạt đỉnh và thiếu nhân lực thợ kỹ thuật; do vậy, biết là có thể dẫn đến việc pháo bắn “nổ nòng”, nhưng Nga cũng khó giải quyết trong một thời gian ngắn. Để khắc phục, không chỉ là việc bảo đảm công tác kỹ thuật, mà chính là quân đội Nga phải phải thay đổi cách đánh. Xem xét từ góc độ các trận chiến đấu của Quân đội Nga vừa qua, mặc dù hỏa lực bao trùm hiệu quả nhưng vẫn chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn quân đội Ukraine.Chính vì vậy, quân đội Nga nên cải thiện khả năng tấn công chính xác của mình. Ngoài ra, những thiếu sót về hậu cần cũng cần được bù đắp kịp thời, nếu không chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn.Hiện quân đội Nga dù có lợi thế trên chiến trường, tuy nhiên lợi thế này một phần lớn là do năng lực cũng như kho vũ khí của Ukraine có hạn.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 7, hiện cả Nga và Ukraine ngày nay đang tăng tốc vận chuyển vũ khí, khí tài ra tiền tuyến, quân đội Nga thậm chí còn tung ra một số lượng lớn vũ khí hạng nặng từ thời Liên Xô.
Những vũ khí được chế tạo dưới thời Liên Xô, đều với mục đích là cho một cuộc chiến tổng lực trên chiến trường châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, nên có sức công phá lớn. Số vũ khí này tuy hơi lạc hậu, nhưng lại đảm bảo sức mạnh hỏa lực của quân đội Nga.
Theo thống kê, quân đội Nga bắn 50.000 quả đạn mỗi ngày, tức là gấp 10 lần quân đội Ukraine và đã đạt mức “bão hòa” về hỏa lực trên chiến trường. Không có gì ngạc nhiên, khi quân đội Ukraine không chịu được đòn tấn công bằng pháo dữ dội như vậy.
Nhưng để đạt được mật độ hỏa lực như vậy, thì các khẩu pháo của Quân đội Nga thậm chí đã bắn quá tính năng cho phép, khiến nhiều khẩu pháo bị hỏng hóc, mòn nòng nhanh, dẫn đến đạn bay không chính xác; thậm chí có khẩu còn "nổ tung" nòng trong khi bắn.
Siêu pháo 2S7 Pion là loại pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất trong quân đội Nga hiện tại và đã trở thành hỏa lực chủ lực của quân đội Nga. Vì có hỏa lực mạnh, quân đội Nga đã đưa hơn 170 khẩu 2S7 ra chiến trường, nhằm tạo ưu thế về hỏa lực với Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, chính vì khai thác quá tính năng của khẩu siêu pháo này, đã khiến pháo bị nổ nòng khi bắn? Tạp chí Quốc phòng Ukraine đăng tải những hình ảnh từ chiến trường, cho thấy nòng pháo của khẩu 2S7 đã vỡ tung, và nguyên nhân của việc này không gì khác chính là do sử dụng quá mức.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần 6 tháng, trong khoảng thời gian này, pháo binh Nga đã bắn phá không ngừng, và rõ ràng là đã quá tải, nên mới xảy ra tình trạng "nổ nòng".
Việc khẩu siêu pháo của Quân đội Nga “nổ nòng”, cho thấy quân đội Nga, có vấn đề trong việc bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật.
Pháo binh trong quá trình sử dụng cần được sửa chữa, bảo dưỡng, kể cả việc thay nòng pháo; nhưng nhìn nòng khẩu pháo 2S7 bị vỡ toác, quân đội Nga rõ ràng không có thời gian để bảo dưỡng, thay thế.
Điều này cho thấy Quân đội Nga đang có vấn đề về công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Mặc dù quân đội Nga còn rất nhiều pháo trong kho, nhưng sẽ không để một “sát thủ lớn” như vậy "nổ nòng", trừ khi thực sự cần thiết.
Thứ hai, tùy theo lượng đạn bắn ra, sớm muộn gì pháo binh Nga cũng sẽ hết đạn. Với số lượng đạn mỗi ngày tiêu thụ khoảng 50.000 viên đạn pháo các cỡ, đã đạt tới giới hạn của nòng pháo; đặc biệt là các loại nòng pháo do Liên Xô chế tạo, mới nhất cũng đã hơn 30 năm.
Do đó, nếu tiếp tục sử dụng mà không thay thế, sẽ xảy ra tình trạng "nổ nòng", và đây không phải là lần đầu tiên pháo Nga phát nổ; nếu không giải quyết kịp thời vấn đề này, thì pháo binh Nga sẽ phải giảm mật độ bắn phá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, quân đội Nga đang phải đối mặt với vấn đề công tác bảo đảm kỹ thuật, nhất là trong điều kiện hỏa lực pháo binh bắn phá gần như đạt đỉnh và thiếu nhân lực thợ kỹ thuật; do vậy, biết là có thể dẫn đến việc pháo bắn “nổ nòng”, nhưng Nga cũng khó giải quyết trong một thời gian ngắn.
Để khắc phục, không chỉ là việc bảo đảm công tác kỹ thuật, mà chính là quân đội Nga phải phải thay đổi cách đánh. Xem xét từ góc độ các trận chiến đấu của Quân đội Nga vừa qua, mặc dù hỏa lực bao trùm hiệu quả nhưng vẫn chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn quân đội Ukraine.
Chính vì vậy, quân đội Nga nên cải thiện khả năng tấn công chính xác của mình. Ngoài ra, những thiếu sót về hậu cần cũng cần được bù đắp kịp thời, nếu không chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn.
Hiện quân đội Nga dù có lợi thế trên chiến trường, tuy nhiên lợi thế này một phần lớn là do năng lực cũng như kho vũ khí của Ukraine có hạn.