Theo Cơ quan Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI) - Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) công bố ngày 1/8 vừa qua, Quân đội Mỹ đã điều động 67 lượt máy bay tới Biển Đông để thực hiện các hoạt động trinh sát, chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc. Con số này đã tăng lên đáng kể so với tháng năm và tháng sáu, trong đó gần gấp đôi số lượng của tháng năm.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.Trong đó, máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon xuất kích 29 lượt, máy bay trinh sát điện tử RC-135 xuất kích 12 lượt, máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion xuất kích 9 lượt, máy bay trinh sát điện tử EP-3E xuất kích 8 lượt, máy bay do thám chỉ huy E-8C xuất kích 7 lượt. Máy bay không người lái MQ-4C Triton và máy bay cảnh báo sớm E-3B mỗi loại xuất kích 1 lượt.
Ảnh: Sơ đồ số lần xuất kích tới Biển Đông của các máy bay trinh sát Mỹ trong tháng 7.Ngoài việc gia tăng về tần suất hoạt động, các máy bay Mỹ cũng gia tăng đáng kể về cường độ hoạt động. Chỉ trong tháng 7, đã có 13 lượt máy bay Mỹ cất cánh vào khung giờ bất thường (8 giờ tối đến 6 giờ sáng) nhằm trinh sát trên Biển Đông.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.Ngoài ra, cũng có 9 lượt máy bay đã đi đến khoảng cách 70 hải lý tính từ đường cơ sở Trung Quốc và 6 lượt đi đến khoảng cách 60 hải lý. Lần gần đây nhất, cách đường cơ sở Trung Quốc chỉ 40 hải lý.
Ảnh: Đường bay của chiếc tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon được ghi nhận gần lãnh thổ Trung Quốc vào ngày 23/7.Nền tảng Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông cũng phải thừa nhận rằng có thể có những thiếu xót trong quá trình phát hiện và phân tích dữ liệu, đồng thời các máy bay trinh sát nhỏ không được thống kê và không phải máy bay nào cũng bật bộ tiếp sóng tự động ADS-B.
Ảnh: Đường bay của chiếc KC-135 vào ngày 23/7 di chuyển đến rất gần lãnh thổ Trung Quốc.Hoạt động của các máy bay trinh sát cảnh báo sớm E-2D hoạt động trên tàu sân bay cũng không được tính đến. Ví dụ như nhóm hai tàu sân bay USS Ronal Reagan và USS Nimizt trong cuộc tập trận kép có thể đã xuất kích các máy bay E-2D của mình trên Biển Đông trong tháng 7. Do đó, con số thật chắc chắn sẽ còn nhiều hơn.
Ảnh: Máy bay do thám chỉ huy E-8C của Không quân Mỹ.Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố chính thức về việc Mỹ thường xuyên hiện diện tại Biển Đông nhằm “khoe cơ bắp” điển hình như cuộc tập trận tàu sân bay kép vừa qua trong tháng 7.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc - Đại tá Ren Guoqiang nói rằng Mỹ đã bỏ qua vấn đề ranh giới và tính khách quan trên Biển Đông. Rằng các cam kết của Mỹ với các đồng minh là không hề có lập trường, các cáo buộc bừa bãi và vô căn cứ nhắm vào Trung Quốc.
Ảnh: Máy bay tiếp dầu KC-135, loại đã áp sát lãnh thổ Trung Quốc vào ngày 23/7.Ông này cũng nói thêm rằng việc kích động quan hệ trong khu vực cũng như gửi tàu sân bay kép đến Biển Đông đã thể hiện đầy đủ tâm lý bá quyền của Mỹ. Cái gọi là “trọng tài Quốc tế” trên Biển Đông thực ra là kẻ phá hoại hòa bình, phá vỡ hợp tác giữa các nước và là kẻ xúi giục chiến tranh.
Ảnh: Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Không quân Mỹ.Dẫu vậy, việc can thiệp quá sâu vào tình hình Biển Đông hiện nay của Mỹ theo đánh giá khách quan là vô tình làm căng thẳng thêm mối quan hệ trong khu vực vốn đã không mấy tốt đẹp. Những báo cáo này cũng có thể cái cớ vô cùng rõ ràng cho việc Trung Quốc có thể triển khai thêm khí tài quân sự như máy bay chiến đấu hay oanh tạc cơ đến Biển Đông nhằm mục đích đối đầu với Mỹ và thực hiện các âm mưu quân sự hóa, độc chiếm vùng biển này.
Ảnh: Máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Theo Cơ quan Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI) - Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) công bố ngày 1/8 vừa qua, Quân đội Mỹ đã điều động 67 lượt máy bay tới Biển Đông để thực hiện các hoạt động trinh sát, chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc. Con số này đã tăng lên đáng kể so với tháng năm và tháng sáu, trong đó gần gấp đôi số lượng của tháng năm.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.
Trong đó, máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon xuất kích 29 lượt, máy bay trinh sát điện tử RC-135 xuất kích 12 lượt, máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion xuất kích 9 lượt, máy bay trinh sát điện tử EP-3E xuất kích 8 lượt, máy bay do thám chỉ huy E-8C xuất kích 7 lượt. Máy bay không người lái MQ-4C Triton và máy bay cảnh báo sớm E-3B mỗi loại xuất kích 1 lượt.
Ảnh: Sơ đồ số lần xuất kích tới Biển Đông của các máy bay trinh sát Mỹ trong tháng 7.
Ngoài việc gia tăng về tần suất hoạt động, các máy bay Mỹ cũng gia tăng đáng kể về cường độ hoạt động. Chỉ trong tháng 7, đã có 13 lượt máy bay Mỹ cất cánh vào khung giờ bất thường (8 giờ tối đến 6 giờ sáng) nhằm trinh sát trên Biển Đông.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, cũng có 9 lượt máy bay đã đi đến khoảng cách 70 hải lý tính từ đường cơ sở Trung Quốc và 6 lượt đi đến khoảng cách 60 hải lý. Lần gần đây nhất, cách đường cơ sở Trung Quốc chỉ 40 hải lý.
Ảnh: Đường bay của chiếc tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon được ghi nhận gần lãnh thổ Trung Quốc vào ngày 23/7.
Nền tảng Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông cũng phải thừa nhận rằng có thể có những thiếu xót trong quá trình phát hiện và phân tích dữ liệu, đồng thời các máy bay trinh sát nhỏ không được thống kê và không phải máy bay nào cũng bật bộ tiếp sóng tự động ADS-B.
Ảnh: Đường bay của chiếc KC-135 vào ngày 23/7 di chuyển đến rất gần lãnh thổ Trung Quốc.
Hoạt động của các máy bay trinh sát cảnh báo sớm E-2D hoạt động trên tàu sân bay cũng không được tính đến. Ví dụ như nhóm hai tàu sân bay USS Ronal Reagan và USS Nimizt trong cuộc tập trận kép có thể đã xuất kích các máy bay E-2D của mình trên Biển Đông trong tháng 7. Do đó, con số thật chắc chắn sẽ còn nhiều hơn.
Ảnh: Máy bay do thám chỉ huy E-8C của Không quân Mỹ.
Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố chính thức về việc Mỹ thường xuyên hiện diện tại Biển Đông nhằm “khoe cơ bắp” điển hình như cuộc tập trận tàu sân bay kép vừa qua trong tháng 7.
Ảnh: Máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc - Đại tá Ren Guoqiang nói rằng Mỹ đã bỏ qua vấn đề ranh giới và tính khách quan trên Biển Đông. Rằng các cam kết của Mỹ với các đồng minh là không hề có lập trường, các cáo buộc bừa bãi và vô căn cứ nhắm vào Trung Quốc.
Ảnh: Máy bay tiếp dầu KC-135, loại đã áp sát lãnh thổ Trung Quốc vào ngày 23/7.
Ông này cũng nói thêm rằng việc kích động quan hệ trong khu vực cũng như gửi tàu sân bay kép đến Biển Đông đã thể hiện đầy đủ tâm lý bá quyền của Mỹ. Cái gọi là “trọng tài Quốc tế” trên Biển Đông thực ra là kẻ phá hoại hòa bình, phá vỡ hợp tác giữa các nước và là kẻ xúi giục chiến tranh.
Ảnh: Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Không quân Mỹ.
Dẫu vậy, việc can thiệp quá sâu vào tình hình Biển Đông hiện nay của Mỹ theo đánh giá khách quan là vô tình làm căng thẳng thêm mối quan hệ trong khu vực vốn đã không mấy tốt đẹp. Những báo cáo này cũng có thể cái cớ vô cùng rõ ràng cho việc Trung Quốc có thể triển khai thêm khí tài quân sự như máy bay chiến đấu hay oanh tạc cơ đến Biển Đông nhằm mục đích đối đầu với Mỹ và thực hiện các âm mưu quân sự hóa, độc chiếm vùng biển này.
Ảnh: Máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1