Vào ngày 23/1, một máy bay vận tải quân sự hạng trung Y-8 do Trung Quốc sản xuất đã gặp tai nạn khi hạ cánh xuống sân bay Lumpur ở Ấn Độ. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10h30 sáng (giờ địa phương), khiến ít nhất 8 trong số 14 người trên máy bay bị thương.Theo thông tin, chiếc máy bay này là máy bay vận tải Y-8 do Công ty Sản xuất Máy bay Thiểm Tây của Trung Quốc sản xuất và được Không quân Myanmar sử dụng.Chiếc máy bay này ban đầu được lên kế hoạch sử dụng để sơ tán quân nhân Myanmar vào bang Mizoram của Ấn Độ để xin tị nạn, sau các cuộc xung đột khốc liệt với các nhóm vũ trang nổi dậy. Cho đến nay, tổng cộng 635 binh sĩ Myanmar đã xin tị nạn ở Ấn Độ, trong đó có 276 người đã vào lãnh thổ Ấn Độ từ tuần trước.Do điều kiện hạ cánh tại sân bay Lumpur rất khó khăn và nơi đây luôn được coi là sân bay không dễ hạ cánh. Chiếc máy bay lớn lao qua đường băng và đâm vào một bụi cây nhỏ, vụ va chạm khiến thân máy bay vỡ làm đôi. Do việc xây dựng tại nhiều khu vực xung quanh sân bay đang diễn ra, nên nhiều phương tiện cứu hộ buộc phải đi đường vòng hoặc mắc kẹt tại các địa điểm xa. Sau vụ tai nạn, hoạt động tại sân bay tạm thời bị đình chỉ.Hãng thông tấn Ấn Độ Anni dẫn lời cảnh sát trưởng địa phương Anil Shukla cho biết: "Trong quá trình hạ cánh, máy bay đã trượt khỏi đường băng, gây hư hỏng máy bay. Máy bay chở 14 thành viên phi hành đoàn, 8 người trong số họ bị thương".Sự cố đáng tiếc này xảy ra trong bối cảnh Ấn Độ đang hồi hương 184 quân nhân Myanmar về nước. Các binh sĩ Myanmar vào bang Mizoram của Ấn Độ để thoát khỏi nguy hiểm, sau khi đụng độ với nhóm vũ trang Myanmar ở biên giới.Quân đội Ấn Độ tiết lộ, có 276 binh sĩ Myanmar đã tiến vào khu vực này vào tuần trước. Sau khi đàm phán, hai bên thống nhất cho phép các binh sĩ trở về nước trên máy bay của Không quân Myanmar. Hiện có khoảng 100 người lính đã trở về Myanmar.Các quan chức Ấn Độ cho biết, gần đây có 359 binh sĩ Myanmar đã được hồi hương từ Ấn Độ. Ngay từ tháng 11/2023, 104 quân nhân Myanmar đã được vận chuyển từ nhiều địa điểm đến thị trấn biên giới Moreh của Ấn Độ bằng trực thăng của Không quân Ấn Độ và sau đó đã được hồi hương. Y-8 là máy bay vận tải do Công ty máy bay Thiểm Tây của Trung Quốc sản xuất. Nguyên mẫu của nó là máy bay Antonov An-12 của Công ty Antonov của Liên Xô. Đây là loại máy bay vận tải hạng trung, sử dụng 4 động cơ cánh quạt.Từ khi chính thức được giới thiệu vào năm 1959 cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1973 tại Liên Xô, đã có tổng cộng 1.248 chiếc An-12 xuất xưởng. Nga và Ukraine là một trong số những quốc gia sở hữu nhiều chiếc An-12 do được kế thừa từ Liên Xô. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 chiếc An-12 vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác, gần 200 chiếc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vào đầu thập niên 1960, Trung Quốc được Liên Xô viện trợ máy bay An-12 và sau đó Công ty Sản xuất Máy bay Thiểm Tây của nước này đã sao chép thành mẫu máy bay Y-8.Y-8 cũng là một trong những máy bay vận tải quân sự lớn nhất Trung Quốc, trước khi máy bay vận tải hạng nặng Y-20 ra đời. Máy bay này chủ yếu được sử dụng để vận chuyển quân và cải hoán thành các phương tiện trinh sát trên không. Điều đáng nói, chiếc máy bay gặp nạn lần này là một trong hai chiếc Y-8F-200W, được bàn giao cho Không quân Myanmar vào năm 2016. Năm 2017, một chiếc Y-8F200W của Không quân Myanmar đã bị rơi gần biển Andaman, khiến toàn bộ 122 người trên máy bay thiệt mạng.Thảm họa rơi máy bay quân sự trên đã trở thành tai nạn hàng không thảm khốc nhất ở Myanmar, vượt qua vụ tai nạn máy bay Fokker F27 Friends 500 năm 1987, làm thiệt mạng 49 người. Như vậy cả hai chiếc Y-8F200W mà Không quân Myanmar nhận năm 2016 đều đã bị tai nạn. Chiếc máy bay Y-8F200W của Không quân Myanmar bị tai nạ ở sân bay Lumpur của Ấn Độ. Nguồn: Sina.
Vào ngày 23/1, một máy bay vận tải quân sự hạng trung Y-8 do Trung Quốc sản xuất đã gặp tai nạn khi hạ cánh xuống sân bay Lumpur ở Ấn Độ. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10h30 sáng (giờ địa phương), khiến ít nhất 8 trong số 14 người trên máy bay bị thương.
Theo thông tin, chiếc máy bay này là máy bay vận tải Y-8 do Công ty Sản xuất Máy bay Thiểm Tây của Trung Quốc sản xuất và được Không quân Myanmar sử dụng.
Chiếc máy bay này ban đầu được lên kế hoạch sử dụng để sơ tán quân nhân Myanmar vào bang Mizoram của Ấn Độ để xin tị nạn, sau các cuộc xung đột khốc liệt với các nhóm vũ trang nổi dậy. Cho đến nay, tổng cộng 635 binh sĩ Myanmar đã xin tị nạn ở Ấn Độ, trong đó có 276 người đã vào lãnh thổ Ấn Độ từ tuần trước.
Do điều kiện hạ cánh tại sân bay Lumpur rất khó khăn và nơi đây luôn được coi là sân bay không dễ hạ cánh. Chiếc máy bay lớn lao qua đường băng và đâm vào một bụi cây nhỏ, vụ va chạm khiến thân máy bay vỡ làm đôi.
Do việc xây dựng tại nhiều khu vực xung quanh sân bay đang diễn ra, nên nhiều phương tiện cứu hộ buộc phải đi đường vòng hoặc mắc kẹt tại các địa điểm xa. Sau vụ tai nạn, hoạt động tại sân bay tạm thời bị đình chỉ.
Hãng thông tấn Ấn Độ Anni dẫn lời cảnh sát trưởng địa phương Anil Shukla cho biết: "Trong quá trình hạ cánh, máy bay đã trượt khỏi đường băng, gây hư hỏng máy bay. Máy bay chở 14 thành viên phi hành đoàn, 8 người trong số họ bị thương".
Sự cố đáng tiếc này xảy ra trong bối cảnh Ấn Độ đang hồi hương 184 quân nhân Myanmar về nước. Các binh sĩ Myanmar vào bang Mizoram của Ấn Độ để thoát khỏi nguy hiểm, sau khi đụng độ với nhóm vũ trang Myanmar ở biên giới.
Quân đội Ấn Độ tiết lộ, có 276 binh sĩ Myanmar đã tiến vào khu vực này vào tuần trước. Sau khi đàm phán, hai bên thống nhất cho phép các binh sĩ trở về nước trên máy bay của Không quân Myanmar. Hiện có khoảng 100 người lính đã trở về Myanmar.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, gần đây có 359 binh sĩ Myanmar đã được hồi hương từ Ấn Độ. Ngay từ tháng 11/2023, 104 quân nhân Myanmar đã được vận chuyển từ nhiều địa điểm đến thị trấn biên giới Moreh của Ấn Độ bằng trực thăng của Không quân Ấn Độ và sau đó đã được hồi hương.
Y-8 là máy bay vận tải do Công ty máy bay Thiểm Tây của Trung Quốc sản xuất. Nguyên mẫu của nó là máy bay Antonov An-12 của Công ty Antonov của Liên Xô. Đây là loại máy bay vận tải hạng trung, sử dụng 4 động cơ cánh quạt.
Từ khi chính thức được giới thiệu vào năm 1959 cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1973 tại Liên Xô, đã có tổng cộng 1.248 chiếc An-12 xuất xưởng. Nga và Ukraine là một trong số những quốc gia sở hữu nhiều chiếc An-12 do được kế thừa từ Liên Xô.
Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 chiếc An-12 vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác, gần 200 chiếc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Vào đầu thập niên 1960, Trung Quốc được Liên Xô viện trợ máy bay An-12 và sau đó Công ty Sản xuất Máy bay Thiểm Tây của nước này đã sao chép thành mẫu máy bay Y-8.
Y-8 cũng là một trong những máy bay vận tải quân sự lớn nhất Trung Quốc, trước khi máy bay vận tải hạng nặng Y-20 ra đời. Máy bay này chủ yếu được sử dụng để vận chuyển quân và cải hoán thành các phương tiện trinh sát trên không.
Điều đáng nói, chiếc máy bay gặp nạn lần này là một trong hai chiếc Y-8F-200W, được bàn giao cho Không quân Myanmar vào năm 2016. Năm 2017, một chiếc Y-8F200W của Không quân Myanmar đã bị rơi gần biển Andaman, khiến toàn bộ 122 người trên máy bay thiệt mạng.
Thảm họa rơi máy bay quân sự trên đã trở thành tai nạn hàng không thảm khốc nhất ở Myanmar, vượt qua vụ tai nạn máy bay Fokker F27 Friends 500 năm 1987, làm thiệt mạng 49 người. Như vậy cả hai chiếc Y-8F200W mà Không quân Myanmar nhận năm 2016 đều đã bị tai nạn.
Chiếc máy bay Y-8F200W của Không quân Myanmar bị tai nạ ở sân bay Lumpur của Ấn Độ. Nguồn: Sina.