Trang quân sự Sina dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, tàu ngầm HMCS Chicoutimi (SSK-879) của Hải quân Hoàng gia Canada đã có chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản trong chuyến tuần tra châu Á. Ảnh: Sina.Tàu đã ghé cảng Yokosuka, Nhật Bản để thăm và làm việc với lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, kết hợp nạp nhiên liệu và tiếp tế nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn. Tàu ngầm SSK-879 sẽ làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương đến tháng 3/2018. Ảnh: Sina.HMCS Chicoutimi, thuộc lớp tàu ngầm Victoria là loại tàu ngầm "săn lùng-tiêu diệt" tầm xa của Hải quân Hoàng gia Canada. Lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện tàu này trước đây được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh vào những năm 1980 và ngưng hoạt động vào những năm 1990. Ảnh: Sina.Năm 1998, chính phủ Canada quyết định mua lại 4 tàu ngầm này với tổng giá trị 1 tỷ đô la Canada ( khoảng 790 triệu USD), bao gồm cả chi phí nâng cấp tàu theo yêu cầu hoạt động của Hải quân Hoàng gia Canada. Ảnh: Sina.Canada dự định đưa 4 tàu ngầm này vào hoạt động đầu những năm 2000. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển từ Anh sang Canada, các tàu ngầm này lần lượt gặp sự cố dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận về việc mua tàu cũ, cũng như quá trình kiểm tra lúc giao hàng. Ảnh: Sina. Trong đó, tàu SSK-879 từng xảy ra đám cháy lớn vào năm 2004 khiến động cơ ngưng hoạt động, 9 thủy thủ bị thương, tàu mất kiểm soát và trôi dạt trên biển. Tàu trôi tự do trên biển 3 ngày mới được các tàu cứu hộ kéo về cảng. Ảnh: Sina.Chính phủ Canada cáo buộc Anh giao tàu ngầm kém chất lượng, trong khi phía Anh đổ lỗi cho thủy thủ đoàn Canada không tuân thủ quy trình trong quá vận hành tàu. Ảnh: Sina.Chính phủ Anh hứa hỗ trợ phí cứu hộ cho Canada nhưng cũng nhắc khéo hải quân nước này phải cẩn thận trong quá trình sử dụng tàu ngầm. Ảnh: Sina.Quá trình sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm SSK-879 kéo dài đến năm 2014 mới được bàn giao trở lại cho hải quân. Tuy nhiên, người ta lại phát hiện vết nứt ở thân tàu chưa đầy một năm sau khi đưa vào sử dụng, vết nứt tương tự cũng được phát hiện trên tàu HMCS Victoria. Cả hai tàu phải đưa vào nhà máy để sửa chữa. Ảnh: Sina.Tháng 5/2017, tàu ngầm Chicoutimi phải quay trở lại cảng khi thủy thủ đoàn phát hiện vấn đề kỹ thuật với hệ thống pin chính vốn được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tàu khi lặn. Ảnh: Sina.Tàu ngầm Chicoutimi có chiều dài 70,2 m, rộng 7,1 m, lượng choán nước khi nổi 2.200 tấn, 2.500 tấn khi lặn. Ảnh: Sina.Tàu có thủy thủ đoàn 48 người, cộng thêm 7 thủy thủ học việc. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi mang theo 18 quả. Ảnh: Sina.Tàu ngầm nguyên bản của Anh sử dụng ngư lôi Tigerfish và tên lửa chống hạm Harpoon. Trong khi đó, Hải quân Canada đã yêu cầu nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực để sử dụng ngư lôi hạng nặng Mk48 của Mỹ. Ảnh: Sina.Nâng cấp hệ thống định vị thủy âm, kính tiềm vọng, cùng hệ thống đối phó điện tử mới. Ảnh: Sina.Xét về đặc tính kỹ thuật, tàu ngầm SSK-879 và lớp Victoria nói chung khá hiện đại. Tuy nhiên, những hệ thống điện tử hiện đại được đặt vào một thân tàu có thời gian sử dụng hơn 30 năm dẫn đến hiệu suất hoạt động không như mong muốn. Ảnh: Sina.
Trang quân sự Sina dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, tàu ngầm HMCS Chicoutimi (SSK-879) của Hải quân Hoàng gia Canada đã có chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản trong chuyến tuần tra châu Á. Ảnh: Sina.
Tàu đã ghé cảng Yokosuka, Nhật Bản để thăm và làm việc với lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, kết hợp nạp nhiên liệu và tiếp tế nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn. Tàu ngầm SSK-879 sẽ làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương đến tháng 3/2018. Ảnh: Sina.
HMCS Chicoutimi, thuộc lớp tàu ngầm Victoria là loại tàu ngầm "săn lùng-tiêu diệt" tầm xa của Hải quân Hoàng gia Canada. Lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện tàu này trước đây được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh vào những năm 1980 và ngưng hoạt động vào những năm 1990. Ảnh: Sina.
Năm 1998, chính phủ Canada quyết định mua lại 4 tàu ngầm này với tổng giá trị 1 tỷ đô la Canada ( khoảng 790 triệu USD), bao gồm cả chi phí nâng cấp tàu theo yêu cầu hoạt động của Hải quân Hoàng gia Canada. Ảnh: Sina.
Canada dự định đưa 4 tàu ngầm này vào hoạt động đầu những năm 2000. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển từ Anh sang Canada, các tàu ngầm này lần lượt gặp sự cố dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận về việc mua tàu cũ, cũng như quá trình kiểm tra lúc giao hàng. Ảnh: Sina.
Trong đó, tàu SSK-879 từng xảy ra đám cháy lớn vào năm 2004 khiến động cơ ngưng hoạt động, 9 thủy thủ bị thương, tàu mất kiểm soát và trôi dạt trên biển. Tàu trôi tự do trên biển 3 ngày mới được các tàu cứu hộ kéo về cảng. Ảnh: Sina.
Chính phủ Canada cáo buộc Anh giao tàu ngầm kém chất lượng, trong khi phía Anh đổ lỗi cho thủy thủ đoàn Canada không tuân thủ quy trình trong quá vận hành tàu. Ảnh: Sina.
Chính phủ Anh hứa hỗ trợ phí cứu hộ cho Canada nhưng cũng nhắc khéo hải quân nước này phải cẩn thận trong quá trình sử dụng tàu ngầm. Ảnh: Sina.
Quá trình sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm SSK-879 kéo dài đến năm 2014 mới được bàn giao trở lại cho hải quân. Tuy nhiên, người ta lại phát hiện vết nứt ở thân tàu chưa đầy một năm sau khi đưa vào sử dụng, vết nứt tương tự cũng được phát hiện trên tàu HMCS Victoria. Cả hai tàu phải đưa vào nhà máy để sửa chữa. Ảnh: Sina.
Tháng 5/2017, tàu ngầm Chicoutimi phải quay trở lại cảng khi thủy thủ đoàn phát hiện vấn đề kỹ thuật với hệ thống pin chính vốn được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tàu khi lặn. Ảnh: Sina.
Tàu ngầm Chicoutimi có chiều dài 70,2 m, rộng 7,1 m, lượng choán nước khi nổi 2.200 tấn, 2.500 tấn khi lặn. Ảnh: Sina.
Tàu có thủy thủ đoàn 48 người, cộng thêm 7 thủy thủ học việc. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi mang theo 18 quả. Ảnh: Sina.
Tàu ngầm nguyên bản của Anh sử dụng ngư lôi Tigerfish và tên lửa chống hạm Harpoon. Trong khi đó, Hải quân Canada đã yêu cầu nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực để sử dụng ngư lôi hạng nặng Mk48 của Mỹ. Ảnh: Sina.
Nâng cấp hệ thống định vị thủy âm, kính tiềm vọng, cùng hệ thống đối phó điện tử mới. Ảnh: Sina.
Xét về đặc tính kỹ thuật, tàu ngầm SSK-879 và lớp Victoria nói chung khá hiện đại. Tuy nhiên, những hệ thống điện tử hiện đại được đặt vào một thân tàu có thời gian sử dụng hơn 30 năm dẫn đến hiệu suất hoạt động không như mong muốn. Ảnh: Sina.