Vào giữa những năm 2000, Canada ngày càng nhận ra tầm quan trọng của xe tăng chiến đấu chủ lực khi những chiếc Leopard C2 (phiên bản Leopard 1) của họ được triển khai tại Afghanistan. Họ cần một chiếc MBT có khả năng bảo vệ tốt hơn trước mìn và các phương tiện nổ tự chế so với Leopard C2. Trong ảnh là một chiếc Leopard C2 của Canada. Nguồn ảnh: Pinterest.Do nền tảng Leopard C2 đã 40 tuổi, không còn tiềm năng hiện đại hóa và ngày càng khó khăn trong công tác đảm bảo chiến đấu, để cấp tốc nâng cao sức mạnh lực lượng thiết giáp, Canada đã quyết định mua lại 80 chiếc Leopard 2A4 và 20 xe Leopard 2A6 từ Quân đội Hà Lan, ngoài ra còn có thêm 20 chiếc Leopard 2A6 nữa mượn từ Đức. Nguồn ảnh: Missing-lynx.Các xe tăng Leopard 2A4 cũ và ít khả năng hơn được Canada biên chế cho các đơn vị huấn luyện, cần lưu ý rằng Canada đã mua được khá nhiều Leopard 2A4 và Pz.87 (phiên bản Leopard 2A4 sản xuất tại Thụy Sĩ), nhưng chúng lại bị chuyển đổi công năng thành phương tiện hỗ trợ như xe công binh và xe cứu kéo. Nguồn ảnh: Military Edge.Đến năm 2009, Canada ký hợp đồng với Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann của Đức để tân trang và nâng cấp 20 chiếc Leopard 2A4 mua từ Hà Lan lên chuẩn Leopard 2A4M CAN. Quá trình trên hoàn thành trong năm 2010 và 5 chiếc đã được cử tới tham chiến ở Afghanistan. Nguồn ảnh: flickr.com.Phiên bản Leopard 2A4M CAN chủ yếu được nâng cấp mức độ bảo vệ nhờ việc lắp thêm các tấm giáp composite, đặc biệt phát huy tác dụng khi chống lại đạn xuyên lõm hay vật liệu nổ tự chế (IED). Bộ giáp này tương tự như loại trang bị cho Leopard 2A7 nhưng khác biệt về chi tiết, trong đó có một tấm bảo vệ xe trước tác động của mìn được thêm vào. Nguồn ảnh: PinterestKhu vực phía sau thân xe và tháp pháo được lắp thêm giáp lồng, phát huy tác dụng cao đối với đạn rocket kiểu RPG-7. Một thay đổi nữa là tháp pháo sử dụng hệ thống điều khiển điện chứ không phải là thủy lực như nguyên bản. Trong ảnh là một chiếc Leopard 2A4M CAN của Canada tham chiến tại Afghanistan. Nguồn ảnh: Fighting-Vehicles.Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4M CAN có kíp chiến đấu 4 người (trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe), trọng lượng lên tới 62,5 tấn; chiều dài 9,61 m khi pháo quay về phía trước (thân dài 7,74 m); chiều rộng 4,05 m; chiều cao 2,5 m. Nguồn ảnh: Fighting-Vehicles.“Trái tim” của Leopard 2A4M CAN là động cơ diesel tăng áp MTU MB-837 Ka501 công suất máy 1.500 mã lực, cho tốc độ tối đa 72 km/h, tầm hoạt động 550 km. Xe có khả năng leo dốc 60%, đi trên mặt phẳng nghiêng 30%, vượt vật cản cao 1,15 m, vượt hào rộng 3 m, lội nước sâu 1 m khi chưa chuẩn bị hoặc lên tới 4 m nếu lắp thêm ống thở. Nguồn ảnh: Fighting-Vehicles.Leopard 2A4M CAN vẫn giữ lại khẩu pháo nòng trơn 120 mm L/44 với cơ số 42 viên đạn như ở người tiền nhiệm, tuy rằng ban đầu nó đã được lên kế hoạch lắp đặt pháo 120 mm L/55 tương tự phiên bản Leopard 2A6. Nguồn ảnh: military-today.Pháo L/55 có tầm bắn xa và chính xác hơn, triển khai được các loại đạn uy lực hơn, phát huy tác dụng rõ rệt khi tham gia đấu tăng. Nhưng vì chiến trường Afghanistan không yêu cầu khả năng này, cho nên cuối cùng khẩu pháo L/44 vẫn được giữ lại. Vũ khí phụ của nó gồm 2 khẩu súng máy C6 cỡ 7,62 mm, cơ số đạn là 4.750 viên. Nguồn ảnh: Armorama.Ngoài ra khi cần thiết thì Leopard 2A4M CAN vẫn có thể lắp thêm lưỡi ủi, bộ dụng cụ rà phá mìn… Sự quen thuộc trong việc sử dụng dòng xe tăng Leopard cộng với mức độ bảo vệ cao đã khiến Canada lựa chọn biến thể này chứ không phải M1 Abrams của Mỹ, có lẽ Quân đội Canada đã nhìn nhận ra vấn để của dòng xe tăng này trước người Mỹ và quyết định không gắn bó với nó. Nguồn ảnh: Reddit.Điều kỳ lạ hơn là lực lượng tăng thiết giáp của Canada đa phần đều do nước này tự trang bị hoặc mua từ châu Âu chứ không sử dụng các dòng xe bọc thép của Mỹ, ngoại trừ xe bọc thép chở quân M113 do nó đã quá phổ biến. Nguồn ảnh: Reddit.
Vào giữa những năm 2000, Canada ngày càng nhận ra tầm quan trọng của xe tăng chiến đấu chủ lực khi những chiếc Leopard C2 (phiên bản Leopard 1) của họ được triển khai tại Afghanistan. Họ cần một chiếc MBT có khả năng bảo vệ tốt hơn trước mìn và các phương tiện nổ tự chế so với Leopard C2. Trong ảnh là một chiếc Leopard C2 của Canada. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do nền tảng Leopard C2 đã 40 tuổi, không còn tiềm năng hiện đại hóa và ngày càng khó khăn trong công tác đảm bảo chiến đấu, để cấp tốc nâng cao sức mạnh lực lượng thiết giáp, Canada đã quyết định mua lại 80 chiếc Leopard 2A4 và 20 xe Leopard 2A6 từ Quân đội Hà Lan, ngoài ra còn có thêm 20 chiếc Leopard 2A6 nữa mượn từ Đức. Nguồn ảnh: Missing-lynx.
Các xe tăng Leopard 2A4 cũ và ít khả năng hơn được Canada biên chế cho các đơn vị huấn luyện, cần lưu ý rằng Canada đã mua được khá nhiều Leopard 2A4 và Pz.87 (phiên bản Leopard 2A4 sản xuất tại Thụy Sĩ), nhưng chúng lại bị chuyển đổi công năng thành phương tiện hỗ trợ như xe công binh và xe cứu kéo. Nguồn ảnh: Military Edge.
Đến năm 2009, Canada ký hợp đồng với Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann của Đức để tân trang và nâng cấp 20 chiếc Leopard 2A4 mua từ Hà Lan lên chuẩn Leopard 2A4M CAN. Quá trình trên hoàn thành trong năm 2010 và 5 chiếc đã được cử tới tham chiến ở Afghanistan. Nguồn ảnh: flickr.com.
Phiên bản Leopard 2A4M CAN chủ yếu được nâng cấp mức độ bảo vệ nhờ việc lắp thêm các tấm giáp composite, đặc biệt phát huy tác dụng khi chống lại đạn xuyên lõm hay vật liệu nổ tự chế (IED). Bộ giáp này tương tự như loại trang bị cho Leopard 2A7 nhưng khác biệt về chi tiết, trong đó có một tấm bảo vệ xe trước tác động của mìn được thêm vào. Nguồn ảnh: Pinterest
Khu vực phía sau thân xe và tháp pháo được lắp thêm giáp lồng, phát huy tác dụng cao đối với đạn rocket kiểu RPG-7. Một thay đổi nữa là tháp pháo sử dụng hệ thống điều khiển điện chứ không phải là thủy lực như nguyên bản. Trong ảnh là một chiếc Leopard 2A4M CAN của Canada tham chiến tại Afghanistan. Nguồn ảnh: Fighting-Vehicles.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4M CAN có kíp chiến đấu 4 người (trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe), trọng lượng lên tới 62,5 tấn; chiều dài 9,61 m khi pháo quay về phía trước (thân dài 7,74 m); chiều rộng 4,05 m; chiều cao 2,5 m. Nguồn ảnh: Fighting-Vehicles.
“Trái tim” của Leopard 2A4M CAN là động cơ diesel tăng áp MTU MB-837 Ka501 công suất máy 1.500 mã lực, cho tốc độ tối đa 72 km/h, tầm hoạt động 550 km. Xe có khả năng leo dốc 60%, đi trên mặt phẳng nghiêng 30%, vượt vật cản cao 1,15 m, vượt hào rộng 3 m, lội nước sâu 1 m khi chưa chuẩn bị hoặc lên tới 4 m nếu lắp thêm ống thở. Nguồn ảnh: Fighting-Vehicles.
Leopard 2A4M CAN vẫn giữ lại khẩu pháo nòng trơn 120 mm L/44 với cơ số 42 viên đạn như ở người tiền nhiệm, tuy rằng ban đầu nó đã được lên kế hoạch lắp đặt pháo 120 mm L/55 tương tự phiên bản Leopard 2A6. Nguồn ảnh: military-today.
Pháo L/55 có tầm bắn xa và chính xác hơn, triển khai được các loại đạn uy lực hơn, phát huy tác dụng rõ rệt khi tham gia đấu tăng. Nhưng vì chiến trường Afghanistan không yêu cầu khả năng này, cho nên cuối cùng khẩu pháo L/44 vẫn được giữ lại. Vũ khí phụ của nó gồm 2 khẩu súng máy C6 cỡ 7,62 mm, cơ số đạn là 4.750 viên. Nguồn ảnh: Armorama.
Ngoài ra khi cần thiết thì Leopard 2A4M CAN vẫn có thể lắp thêm lưỡi ủi, bộ dụng cụ rà phá mìn… Sự quen thuộc trong việc sử dụng dòng xe tăng Leopard cộng với mức độ bảo vệ cao đã khiến Canada lựa chọn biến thể này chứ không phải M1 Abrams của Mỹ, có lẽ Quân đội Canada đã nhìn nhận ra vấn để của dòng xe tăng này trước người Mỹ và quyết định không gắn bó với nó. Nguồn ảnh: Reddit.
Điều kỳ lạ hơn là lực lượng tăng thiết giáp của Canada đa phần đều do nước này tự trang bị hoặc mua từ châu Âu chứ không sử dụng các dòng xe bọc thép của Mỹ, ngoại trừ xe bọc thép chở quân M113 do nó đã quá phổ biến. Nguồn ảnh: Reddit.