Hiện nay, sự xuất hiện của các máy bay tiếp nhiên liệu trên không duy nhất xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á thuộc biên chế của Không quân Hoàng gia Malaysia, Lực lượng Không quân Cộng hoà Singapore, và cuối cùng là Không quân Indonesia.Các Airbus A400M, vốn dĩ đây là một loại vận tải cơ quân sự tầm xa, thường được bắt gặp sử dụng chủ yếu cho việc vận chuyển khí tài, quân dụng.Song, Malaysia đã sử dụng nó một cách đa năng hơn trong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu, vì các A400M sở hữu tầm hoạt động xa và trọng tải mang theo tương đối lớn.Các Airbus A400M Atlas được thiết kế để có thể mang tải trọng đợt tới 37 tấn trong khoang, với trọng lượng cất cánh tối đa khổng lồ, đạt 114 tấn tải.Các vận tải cơ tiếp nhiên liệu này có thể đạt tầm bay đến hơn 3.000km khi đầy tải, với tốc độ đạt khoảng 780km/h. Đủ đáp ứng các nhu cầu nhất định khi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu.Còn về các KC-130H của Không quân Hoàng gia Malaysia, ban đầu là các KC-130 Hercules được chế tạo cho Không quân Mỹ nhắm tới là các vận tải cơ chuyên chở quân dụng và binh lính nhảy dù.Song sau này, đã có các sửa đổi nhất định với các biến thể, bao gồm phiên bản KC-130H mà Không quân Hoàng gia Malaysia sở hữu, trở thành các máy bay tiếp dầu (nhiên liệu) chuyên biệt.KC-130H hay kể cả các biến thể khác của nó đều được biết tới là những vận tải cơ hạng nặng, những “gã khổng lồ” Mỹ với vận tải lớn lên tới 79 tấn tải trọng cất cánh tối đa và tầm bay đạt trên 5.000km.Còn với Lực lượng Không quân Cộng hoà Singapore, hiện lực lượng quân sự này của Singapore đang sở hữu 6 chiếc Airbus A330 MRTT và 5 chiếc KC-130B/H trong biên chế của họ.Nhưng cho đến hiện tại, Singapore chỉ sử dụng đến các Airbus A330 MRTT của mình, vì hầu như các chiến đấu cơ của RSAF đều không thể sử dụng tiếp kiểu tiếp liệu của KC-130B/H.Cho nên từ hồi các Northrop F-5 và Douglas A-4 Skyhawk của RSAF “nghỉ hưu”, tất cả các KC-130B/H mà Singapore sở hữu đều chuyển sang đảm đương nhiệm vụ khác, các vận tải cơ chuyên dụng.Và trước đây, RSAF cũng đã từng thử sử dụng cả các Boeing KC-135 Stratotanker để làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu. Nhưng sau quãng thời gian ngắn, cả 4 chiếc Singapore sở hữu đều được bán cho Meta Aerospace.Còn về các Airbus A330 MRTT đang được sử dụng trong RSAF, đây là một loại vận tải cơ tiếp nhiên liệu đa năng được sản xuất và phát triển bởi Airbus Defence and Space.Với đặc thù nhiệm vụ, các máy bay Airbus A330 MRTT này được thiết kế để mang theo tới 111 tấn nhiên liệu, đây là con số kỷ lục trong số tất cả các máy bay chở nhiên liệu khác trên thế giới.Với tổng trọng lượng tải được đạt 45 tấn, kết hợp cả khoang hành khách đạt 300 người, nó có thể thực hiện cả các nhiệm vụ y tế cứu hộ kho có khoang riêng với 40 cáng cứu thương, 20 chỗ ở cho nhân viên ý tế và 100 hành khách.Ngoài ra, dù đã có các hành khách và đội ý tế choán tải, A330 MRTT vẫn tiếp tục mang theo được đến 37 tấn hàng hoá, bao gồm khoảng 27 container LD3 hoặc 8 tấm pallet quân sự.Cuối cùng, với Không quân Indonesia, họ chỉ sở hữu duy nhất một chiếc KC-130B để làm nhiệm vụ này. Song, Bộ Tài chính Indonesia đã chấp thuận cho quốc gia này mua thêm 2 máy bay khác chưa biết đến với khoản vay 700 triệu USD để bổ sung vào Lực lượng Không quân nước này.Thực sự rất hiếm khi xuất hiện loại máy bay tiếp nhiên liệu này tại khu vực Đông Nam Á. Song, lý do mà 3 quốc gia này cần đến nó chính là bởi ảnh hưởng vấn đề địa lý.Đối với Malaysia, đất nước này được chia ra làm 2 phần, 1 ở phía Tây và còn lại ở phía Đông. Với sự chia cách này thì khoảng cách địa lý khi di chuyển lên tới 1.900km (tính từ bang Perlis đến bang Sabah).Còn với Indonesia, đất nước này thì lại được phân chia thành rất rất nhiều vùng, các vùng lại sở hữu khoảng cách rất xa, vì quốc gia này sở hữu diện tích quốc gia là khá lớn.Và cuối cùng, với Singapore, chỉ đơn giản là họ còn có các Căn cứ Quân sự tại nước ngoài và cần máy bay tiếp liệu, để các tiêm kích có thể bay qua bay lại. Hiện tại, Singapore đang có căn cứ quân sự ở Mỹ và Australia. Nguồn ảnh: Topwar.
Hiện nay, sự xuất hiện của các máy bay tiếp nhiên liệu trên không duy nhất xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á thuộc biên chế của Không quân Hoàng gia Malaysia, Lực lượng Không quân Cộng hoà Singapore, và cuối cùng là Không quân Indonesia.
Các Airbus A400M, vốn dĩ đây là một loại vận tải cơ quân sự tầm xa, thường được bắt gặp sử dụng chủ yếu cho việc vận chuyển khí tài, quân dụng.
Song, Malaysia đã sử dụng nó một cách đa năng hơn trong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu, vì các A400M sở hữu tầm hoạt động xa và trọng tải mang theo tương đối lớn.
Các Airbus A400M Atlas được thiết kế để có thể mang tải trọng đợt tới 37 tấn trong khoang, với trọng lượng cất cánh tối đa khổng lồ, đạt 114 tấn tải.
Các vận tải cơ tiếp nhiên liệu này có thể đạt tầm bay đến hơn 3.000km khi đầy tải, với tốc độ đạt khoảng 780km/h. Đủ đáp ứng các nhu cầu nhất định khi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu.
Còn về các KC-130H của Không quân Hoàng gia Malaysia, ban đầu là các KC-130 Hercules được chế tạo cho Không quân Mỹ nhắm tới là các vận tải cơ chuyên chở quân dụng và binh lính nhảy dù.
Song sau này, đã có các sửa đổi nhất định với các biến thể, bao gồm phiên bản KC-130H mà Không quân Hoàng gia Malaysia sở hữu, trở thành các máy bay tiếp dầu (nhiên liệu) chuyên biệt.
KC-130H hay kể cả các biến thể khác của nó đều được biết tới là những vận tải cơ hạng nặng, những “gã khổng lồ” Mỹ với vận tải lớn lên tới 79 tấn tải trọng cất cánh tối đa và tầm bay đạt trên 5.000km.
Còn với Lực lượng Không quân Cộng hoà Singapore, hiện lực lượng quân sự này của Singapore đang sở hữu 6 chiếc Airbus A330 MRTT và 5 chiếc KC-130B/H trong biên chế của họ.
Nhưng cho đến hiện tại, Singapore chỉ sử dụng đến các Airbus A330 MRTT của mình, vì hầu như các chiến đấu cơ của RSAF đều không thể sử dụng tiếp kiểu tiếp liệu của KC-130B/H.
Cho nên từ hồi các Northrop F-5 và Douglas A-4 Skyhawk của RSAF “nghỉ hưu”, tất cả các KC-130B/H mà Singapore sở hữu đều chuyển sang đảm đương nhiệm vụ khác, các vận tải cơ chuyên dụng.
Và trước đây, RSAF cũng đã từng thử sử dụng cả các Boeing KC-135 Stratotanker để làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu. Nhưng sau quãng thời gian ngắn, cả 4 chiếc Singapore sở hữu đều được bán cho Meta Aerospace.
Còn về các Airbus A330 MRTT đang được sử dụng trong RSAF, đây là một loại vận tải cơ tiếp nhiên liệu đa năng được sản xuất và phát triển bởi Airbus Defence and Space.
Với đặc thù nhiệm vụ, các máy bay Airbus A330 MRTT này được thiết kế để mang theo tới 111 tấn nhiên liệu, đây là con số kỷ lục trong số tất cả các máy bay chở nhiên liệu khác trên thế giới.
Với tổng trọng lượng tải được đạt 45 tấn, kết hợp cả khoang hành khách đạt 300 người, nó có thể thực hiện cả các nhiệm vụ y tế cứu hộ kho có khoang riêng với 40 cáng cứu thương, 20 chỗ ở cho nhân viên ý tế và 100 hành khách.
Ngoài ra, dù đã có các hành khách và đội ý tế choán tải, A330 MRTT vẫn tiếp tục mang theo được đến 37 tấn hàng hoá, bao gồm khoảng 27 container LD3 hoặc 8 tấm pallet quân sự.
Cuối cùng, với Không quân Indonesia, họ chỉ sở hữu duy nhất một chiếc KC-130B để làm nhiệm vụ này. Song, Bộ Tài chính Indonesia đã chấp thuận cho quốc gia này mua thêm 2 máy bay khác chưa biết đến với khoản vay 700 triệu USD để bổ sung vào Lực lượng Không quân nước này.
Thực sự rất hiếm khi xuất hiện loại máy bay tiếp nhiên liệu này tại khu vực Đông Nam Á. Song, lý do mà 3 quốc gia này cần đến nó chính là bởi ảnh hưởng vấn đề địa lý.
Đối với Malaysia, đất nước này được chia ra làm 2 phần, 1 ở phía Tây và còn lại ở phía Đông. Với sự chia cách này thì khoảng cách địa lý khi di chuyển lên tới 1.900km (tính từ bang Perlis đến bang Sabah).
Còn với Indonesia, đất nước này thì lại được phân chia thành rất rất nhiều vùng, các vùng lại sở hữu khoảng cách rất xa, vì quốc gia này sở hữu diện tích quốc gia là khá lớn.
Và cuối cùng, với Singapore, chỉ đơn giản là họ còn có các Căn cứ Quân sự tại nước ngoài và cần máy bay tiếp liệu, để các tiêm kích có thể bay qua bay lại. Hiện tại, Singapore đang có căn cứ quân sự ở Mỹ và Australia. Nguồn ảnh: Topwar.