Sau Thế chiến hai kết thúc, Mỹ và Liên Xô từ Đồng minh chống phát xít, trở thành địch thủ của nhau; hai quốc gia liên tục chạy đua vũ trang. Các cơ quan tình báo của cả hai nước, luôn bằng mọi cách để đánh chiếm những bí mật quân sự của nhau.Lực lượng tình báo của Mỹ luôn tích cực đi đầu trong những hoạt động như vậy. Điển hình là vào năm 1951, tình báo của Không quân Mỹ, đã cố gắng đánh cắp một chiếc tiêm kích MiG-15 - loại chiến đấu cơ phản lực từng làm Không quân Mỹ kinh ngạc trên bầu trời Triều Tiên khi đó.Sau một trận không chiến ở phía tây bắc Bình Nhưỡng vào ngày 9/7/1951, một chiếc MiG-15 của Triều Tiên bị rơi ở vùng nước nông ngoài khơi bờ biển phía tây Triều Tiên. Máy bay trinh sát của Anh đã tìm thấy chiếc MiG-15, nhưng một đội thu hồi của Không quân Mỹ đã không thể lấy nó.Vào cuối tháng 7/1951, một lực lượng đặc nhiệm hải quân và không quân kết hợp giữa Mỹ và Anh đã thử một lần nữa. Bất chấp hỏa lực từ Quân đội Trung - Triều, lực lượng Anh-Mỹ vẫn thu hồi gần như toàn bộ chiếc MiG-15, sau đó được chuyển đến Mỹ để phân tích; những gì thu được đã chứng minh là một mỏ vàng.Có lẽ trường hợp nổi tiếng nhất về ăn cắp công nghệ của Liên Xô là vào đầu những năm 1960, khi tình báo CIA "mượn" và chụp ảnh một vệ tinh Luna của Liên Xô, được trưng bày ở Mexico.Năm 1965, CIA đã sắp xếp để "có được" một trực thăng vận tải Mi-8 "mới cứng" của Liên Xô, và cũng chi đậm 100.000 USD, để có được một máy tính kỹ thuật số Minsk-2 của Liên Xô (ở đây không đề cập đến việc máy có hoạt động hay không).Vào tháng 7/1966, sau khi Israel đánh úp được hệ thống phòng không SAM-2 của Ai Cập; đây là loại phòng không tiên tiến khi đó, được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và bán cho Ai Cập; không chỉ đánh cắp "nguyên bộ", Israel còn lấy được cả các tài liệu hướng dẫn, và CIA nhanh chóng tiếp cận, thuyết phục Israel cho Mỹ "mượn", để "cùng nghiên cứu".Và kết quả sau đó, Không quân Mỹ đã chế tạo ra các bộ gây nhiễu điện tử để vô hiệu hóa tín hiệu điểu khiển của tên lửa SAM-2 trên bầu trời Việt Nam, khiến cho các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam phải vất vả tìm cách khắc phục.Mỏ vàng tốt nhất của Mỹ để nghiên cứu vũ khí Liên Xô chính là Israel, nước đã thu thập một kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô cung cấp cho quân đội khối Arab, trong các cuộc chiến tranh năm 1967, 1973 và 1982. Nhưng mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ.Ví dụ, trong một báo cáo của Không quân Mỹ vào tháng 9/1967 phàn nàn rằng, mặc dù cho phép Mỹ tiếp cận với nhiều thiết bị, nhưng Israel đã thể hiện "sự lưỡng lự rõ rệt" trong việc cho Mỹ tiếp cận vũ khí công nghệ cao, đặc biệt là tên lửa SA-2 (Mục đích khi đó người Israel đang muốn dùng thương mại để đổi lấy vũ khí của Mỹ).Tuy nhiên, cuối cùng Mỹ đã có được toàn quyền "nghiên cứu" các vũ khí, khí tài mà Israel chiếm được của khối Arab, bao gồm tên lửa SA-2 và radar Fan Song (người Mỹ rất muốn nghiên cứu để với mục đích gây nhiễu); ngoài ra còn có pháo phòng không, máy thông tin và xe tăng.Không quân Mỹ đánh giá: “Nỗ lực khai thác bí mật vũ khí của Liên Xô, nhằm lấp đầy nhiều lỗ hổng về tình báo và nghiên cứu của Mỹ, trong số đó, có liên quan trực tiếp đến Chiến tranh Việt Nam”. Những bí mật này, bao trùm cả "tiêu chí thiết kế, kiểm soát chất lượng sản xuất, triết lý nghiên cứu và phát triển vũ khí" của Liên Xô.Trong cuộc Chiến tranh Liban năm 1982, Israel lại là "mỏ vàng", tiếp tục cung cấp cho Mỹ những bí mật về vũ khí, khi Israel chiếm được lượng lớn vũ khí, thiết bị của Liên Xô được trang bị trong khối Arab.Mặc dù cuộc Chiến tranh Liban năm 1982 đã gây ra mối căng thẳng giữa Mỹ và Israel; nhưng nó cũng cung cấp cho Lầu Năm Góc những thông tin vô giá, về những vũ khí tiên tiến của Liên Xô, như máy bay chiến đấu MiG-23 và xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.Đánh cắp những thông tin bí mật về vũ khí của Liên Xô, không chỉ giúp Mỹ có những biện pháp đối phó hiệu quả với vũ khí của Liên Xô, mà còn cung cấp thông tin cho các nhóm chiến đấu với Liên Xô và các đồng minh của họ, đặc biệt là các phiến quân Afghanistan, khi đó chiến đấu với Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: BI. Huyền thoại một thời - tiêm kích MiG-15 tới nay vẫn có thể tung cánh trong các buổi triển lãm. Nguồn: RBTH.
Sau Thế chiến hai kết thúc, Mỹ và Liên Xô từ Đồng minh chống phát xít, trở thành địch thủ của nhau; hai quốc gia liên tục chạy đua vũ trang. Các cơ quan tình báo của cả hai nước, luôn bằng mọi cách để đánh chiếm những bí mật quân sự của nhau.
Lực lượng tình báo của Mỹ luôn tích cực đi đầu trong những hoạt động như vậy. Điển hình là vào năm 1951, tình báo của Không quân Mỹ, đã cố gắng đánh cắp một chiếc tiêm kích MiG-15 - loại chiến đấu cơ phản lực từng làm Không quân Mỹ kinh ngạc trên bầu trời Triều Tiên khi đó.
Sau một trận không chiến ở phía tây bắc Bình Nhưỡng vào ngày 9/7/1951, một chiếc MiG-15 của Triều Tiên bị rơi ở vùng nước nông ngoài khơi bờ biển phía tây Triều Tiên. Máy bay trinh sát của Anh đã tìm thấy chiếc MiG-15, nhưng một đội thu hồi của Không quân Mỹ đã không thể lấy nó.
Vào cuối tháng 7/1951, một lực lượng đặc nhiệm hải quân và không quân kết hợp giữa Mỹ và Anh đã thử một lần nữa. Bất chấp hỏa lực từ Quân đội Trung - Triều, lực lượng Anh-Mỹ vẫn thu hồi gần như toàn bộ chiếc MiG-15, sau đó được chuyển đến Mỹ để phân tích; những gì thu được đã chứng minh là một mỏ vàng.
Có lẽ trường hợp nổi tiếng nhất về ăn cắp công nghệ của Liên Xô là vào đầu những năm 1960, khi tình báo CIA "mượn" và chụp ảnh một vệ tinh Luna của Liên Xô, được trưng bày ở Mexico.
Năm 1965, CIA đã sắp xếp để "có được" một trực thăng vận tải Mi-8 "mới cứng" của Liên Xô, và cũng chi đậm 100.000 USD, để có được một máy tính kỹ thuật số Minsk-2 của Liên Xô (ở đây không đề cập đến việc máy có hoạt động hay không).
Vào tháng 7/1966, sau khi Israel đánh úp được hệ thống phòng không SAM-2 của Ai Cập; đây là loại phòng không tiên tiến khi đó, được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và bán cho Ai Cập; không chỉ đánh cắp "nguyên bộ", Israel còn lấy được cả các tài liệu hướng dẫn, và CIA nhanh chóng tiếp cận, thuyết phục Israel cho Mỹ "mượn", để "cùng nghiên cứu".
Và kết quả sau đó, Không quân Mỹ đã chế tạo ra các bộ gây nhiễu điện tử để vô hiệu hóa tín hiệu điểu khiển của tên lửa SAM-2 trên bầu trời Việt Nam, khiến cho các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam phải vất vả tìm cách khắc phục.
Mỏ vàng tốt nhất của Mỹ để nghiên cứu vũ khí Liên Xô chính là Israel, nước đã thu thập một kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô cung cấp cho quân đội khối Arab, trong các cuộc chiến tranh năm 1967, 1973 và 1982. Nhưng mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Ví dụ, trong một báo cáo của Không quân Mỹ vào tháng 9/1967 phàn nàn rằng, mặc dù cho phép Mỹ tiếp cận với nhiều thiết bị, nhưng Israel đã thể hiện "sự lưỡng lự rõ rệt" trong việc cho Mỹ tiếp cận vũ khí công nghệ cao, đặc biệt là tên lửa SA-2 (Mục đích khi đó người Israel đang muốn dùng thương mại để đổi lấy vũ khí của Mỹ).
Tuy nhiên, cuối cùng Mỹ đã có được toàn quyền "nghiên cứu" các vũ khí, khí tài mà Israel chiếm được của khối Arab, bao gồm tên lửa SA-2 và radar Fan Song (người Mỹ rất muốn nghiên cứu để với mục đích gây nhiễu); ngoài ra còn có pháo phòng không, máy thông tin và xe tăng.
Không quân Mỹ đánh giá: “Nỗ lực khai thác bí mật vũ khí của Liên Xô, nhằm lấp đầy nhiều lỗ hổng về tình báo và nghiên cứu của Mỹ, trong số đó, có liên quan trực tiếp đến Chiến tranh Việt Nam”. Những bí mật này, bao trùm cả "tiêu chí thiết kế, kiểm soát chất lượng sản xuất, triết lý nghiên cứu và phát triển vũ khí" của Liên Xô.
Trong cuộc Chiến tranh Liban năm 1982, Israel lại là "mỏ vàng", tiếp tục cung cấp cho Mỹ những bí mật về vũ khí, khi Israel chiếm được lượng lớn vũ khí, thiết bị của Liên Xô được trang bị trong khối Arab.
Mặc dù cuộc Chiến tranh Liban năm 1982 đã gây ra mối căng thẳng giữa Mỹ và Israel; nhưng nó cũng cung cấp cho Lầu Năm Góc những thông tin vô giá, về những vũ khí tiên tiến của Liên Xô, như máy bay chiến đấu MiG-23 và xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Đánh cắp những thông tin bí mật về vũ khí của Liên Xô, không chỉ giúp Mỹ có những biện pháp đối phó hiệu quả với vũ khí của Liên Xô, mà còn cung cấp thông tin cho các nhóm chiến đấu với Liên Xô và các đồng minh của họ, đặc biệt là các phiến quân Afghanistan, khi đó chiến đấu với Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Huyền thoại một thời - tiêm kích MiG-15 tới nay vẫn có thể tung cánh trong các buổi triển lãm. Nguồn: RBTH.