Tháng 3/1968, trong khi đang thực hiện chuyến tuần tra thông thường trên Thái Bình Dương, tàu ngầm K-129 của Hải quân Liên Xô bất ngờ mất liên lạc với sở chỉ huy cùng thủy thủ đoàn 98 người, trong đó có thuyền trưởng V.I. Kobzar.Bộ chỉ huy Hải quân Liên Xô tuyên bố tàu ngầm K-129 mất tích khoảng giữa tháng 3/1968 sau 2 đợt tàu không liên lạc vô tuyến theo quy ước với sở chỉ huy. Mặc dù huy động tổng lực các lực lượng không quân, hải quân rà quét phạm vi rất rộng nhưng Liên Xô không thể nào biết được chính xác K-129 đang ở đâu.Về phía Mỹ, việc Liên Xô triển khai lực lượng hùng hậu như vậy khiến tình báo Mỹ nhanh chóng phán đoán rằng có thể đó là vụ chìm tàu ngầm. Bằng nhiều hệ thống quan trắc, do thám hiện đại lúc bấy giờ, người Mỹ cho rằng chiếc tàu ngầm có lẽ đã chìm vào ngày 8/3/1968 sau một vụ nổ.Xác chiếc tàu ngầm xấu số của Hải quân Liên Xô chính thức bị phát hiện bởi tàu ngầm USS Halibut của Hải quân Mỹ vào ngày 20/8/1968 ở độ sâu khoảng 4.900m, phía tây bắc Oahu. Dĩ nhiên, thông tin này không được chuyển cho Liên Xô, người Mỹ tỉnh bơ coi như không biết vì họ tin rằng, đây là "món quà trời cho", là cơ hội để họ có được bí mật quân sự về tên lửa đạn đạo R-21 (trang bị trên tàu ngầm K-129) của người Nga.Ngay sau đó, Washington bí mật thiết lập "Hội đồng 40" gồm đại diện từ Nhà trắng, Cục Tình báo và Nghiên cứu (INR) và nhiều cơ quan tình báo khác gồm cả CIA lên phương án, xem xét tính khả thi về việc trục vớt K-129. Sau khi được Hội đồng 40 cho phép, CIA đã quyết định triển khai "Dự án Azorian" chế tạo một con tàu khổng lồ để trục vớt K-129.Trong ảnh là tàu trục vớt Glomar Exploer được CIA phối hợp với tỷ phú Hughes thực hiện trong 6 năm với vỏ bọc là dự án khai thác nốt mangan dưới biển.Bề ngoài trông tàu chẳng khác gì tàu công trình, nhưng thực ra bên trong phần đáy của con tàu được thiết kế để kéo được tàu ngầm dài hơn 100 m của Liên Xô lên và đặt vừa trong thân tàu, cùng sự hỗ trợ của một thiết bị ngàm giữ đặc biệt có thể hạ sâu xuống đáy biển, kẹp vào con tàu rồi kéo lên.Ngày 4/7/1974, Glomar Explorer bắt đầu thực hiện việc trục vớt K-129 sau nhiều lần trì hoãn về vấn đề kinh phí. Dự án Azorian đã tiêu tốn tổng cộng 800 triệu USD của Washington thời bấy giờ. Ảnh: Hình ảnh mờ nhạt về xác tàu ngầm K-129 dưới đáy biển Thái Bình Dương.Sau ba tuần, Glomar bắt đầu nâng tàu ngầm K-129 khỏi đáy biển. Giờ phút nó được nâng lên khỏi mặt nước khiến thủy thủ con tàu không khỏi phấn khích. Thế nhưng, có thể do nằm dưới đáy biển lâu ngày, cũng như chịu ảnh hưởng sau tai nạn khiến kết cấu con tàu không còn vững chắc, 2/3 con tàu sau đó bị gãy rơi và rơi trở lại đáy biển.Cú va chạm lần 2 khiến tàu ngầm xấu số vỡ thành nhiều mảnh, sau đó bằng nhiều nỗ lực người Mỹ chỉ lấy được một phần thân tàu ngầm, trong đó có chứa 2 ngư lôi hạt nhân và thi thể 6 thủy thủ. Tất nhiên là người Mỹ cũng không có ý định trao trả thi thể thủy thủ cho Liên Xô, họ tiến hành tang lễ của các thủy thủ anh dũng hi sinh ngay trên biển, với quan tài làm bằng kim loại đặc biệt đề phòng các thi thể nhiễm phóng xạ. Buổi lễ này được quay phim lại và gửi một bản sao cho chính phủ Nga vào năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã.Dự án Azorian được coi là thành công một phần, dù cho người Mỹ không lấy được thứ mà họ muốn – tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-21 (SS-N-5). Tuy nhiên, việc che giấu nỗ lực trục vớt tàu ngầm, cũng như việc đã lấy được thi thể thủy thủ nhưng bí mật thủy táng thực sự khiến thân nhân ở nước Nga không khỏi đau sót.Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến tàu ngầm K-129 gặp nạn tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn mà không có cách gì giải đáp khi mà thân tàu ngầm đã vỡ nát do việc trục vớt của Mỹ, cũng như việc nó nằm ở vị trí quá sâu. Một số giả thuyết được đưa ra ví dụ như đã xảy ra một vụ nổ khí hydro trong khi sạc pin hay do va chạm với tàu ngầm Mỹ... Tuy nhiên các lý do này đều không được công nhận trừ phi người ta phải tiếp cận được con tàu.K-129 là một trong 23 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng chạy động cơ diesel-điện Đề án 629. Tàu ngầm có lượng giãn nước 2.700 tấn khi lặn, dài 100m, rộng 8,5m, tốc độ di chuyển 12-14 hải lý/h.Tàu ngầm được trang bị 3 tên lửa đạn đạo tầm trung R-21 (NATO gọi là SS-N-5) chứa trong hệ thống phóng D-4 đặt trong thượng tầng của tàu ngầm. Thời những năm 1950-1960 thì đây là cách bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm tốt nhất trước khi các tàu ngầm cỡ lớn với các giếng phóng khổng lồ ra đời.Tên lửa R-21 có tầm bắn 1.300-1.650km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Đáng chú ý, không giống như tên lửa phương Tây lúc bấy giờ, R-21 được đẩy ra khỏi bệ phóng với động cơ rocket nhiên liệu rắn, điều này cho phép đạn phóng ở trong trạng thái ngập nước, cách mặt nước 40-60m. Có lẽ đây là một trong những bí mật mà người Mỹ mong muốn tìm hiểu chúng. Video Tổng thống Putin lặn xuống đáy biển xem xác tàu ngầm Thế chiến 2 - Nguồn: Truyền hình Pháp luật
Tháng 3/1968, trong khi đang thực hiện chuyến tuần tra thông thường trên Thái Bình Dương, tàu ngầm K-129 của Hải quân Liên Xô bất ngờ mất liên lạc với sở chỉ huy cùng thủy thủ đoàn 98 người, trong đó có thuyền trưởng V.I. Kobzar.
Bộ chỉ huy Hải quân Liên Xô tuyên bố tàu ngầm K-129 mất tích khoảng giữa tháng 3/1968 sau 2 đợt tàu không liên lạc vô tuyến theo quy ước với sở chỉ huy. Mặc dù huy động tổng lực các lực lượng không quân, hải quân rà quét phạm vi rất rộng nhưng Liên Xô không thể nào biết được chính xác K-129 đang ở đâu.
Về phía Mỹ, việc Liên Xô triển khai lực lượng hùng hậu như vậy khiến tình báo Mỹ nhanh chóng phán đoán rằng có thể đó là vụ chìm tàu ngầm. Bằng nhiều hệ thống quan trắc, do thám hiện đại lúc bấy giờ, người Mỹ cho rằng chiếc tàu ngầm có lẽ đã chìm vào ngày 8/3/1968 sau một vụ nổ.
Xác chiếc tàu ngầm xấu số của Hải quân Liên Xô chính thức bị phát hiện bởi tàu ngầm USS Halibut của Hải quân Mỹ vào ngày 20/8/1968 ở độ sâu khoảng 4.900m, phía tây bắc Oahu. Dĩ nhiên, thông tin này không được chuyển cho Liên Xô, người Mỹ tỉnh bơ coi như không biết vì họ tin rằng, đây là "món quà trời cho", là cơ hội để họ có được bí mật quân sự về tên lửa đạn đạo R-21 (trang bị trên tàu ngầm K-129) của người Nga.
Ngay sau đó, Washington bí mật thiết lập "Hội đồng 40" gồm đại diện từ Nhà trắng, Cục Tình báo và Nghiên cứu (INR) và nhiều cơ quan tình báo khác gồm cả CIA lên phương án, xem xét tính khả thi về việc trục vớt K-129. Sau khi được Hội đồng 40 cho phép, CIA đã quyết định triển khai "Dự án Azorian" chế tạo một con tàu khổng lồ để trục vớt K-129.
Trong ảnh là tàu trục vớt Glomar Exploer được CIA phối hợp với tỷ phú Hughes thực hiện trong 6 năm với vỏ bọc là dự án khai thác nốt mangan dưới biển.
Bề ngoài trông tàu chẳng khác gì tàu công trình, nhưng thực ra bên trong phần đáy của con tàu được thiết kế để kéo được tàu ngầm dài hơn 100 m của Liên Xô lên và đặt vừa trong thân tàu, cùng sự hỗ trợ của một thiết bị ngàm giữ đặc biệt có thể hạ sâu xuống đáy biển, kẹp vào con tàu rồi kéo lên.
Ngày 4/7/1974, Glomar Explorer bắt đầu thực hiện việc trục vớt K-129 sau nhiều lần trì hoãn về vấn đề kinh phí. Dự án Azorian đã tiêu tốn tổng cộng 800 triệu USD của Washington thời bấy giờ. Ảnh: Hình ảnh mờ nhạt về xác tàu ngầm K-129 dưới đáy biển Thái Bình Dương.
Sau ba tuần, Glomar bắt đầu nâng tàu ngầm K-129 khỏi đáy biển. Giờ phút nó được nâng lên khỏi mặt nước khiến thủy thủ con tàu không khỏi phấn khích. Thế nhưng, có thể do nằm dưới đáy biển lâu ngày, cũng như chịu ảnh hưởng sau tai nạn khiến kết cấu con tàu không còn vững chắc, 2/3 con tàu sau đó bị gãy rơi và rơi trở lại đáy biển.
Cú va chạm lần 2 khiến tàu ngầm xấu số vỡ thành nhiều mảnh, sau đó bằng nhiều nỗ lực người Mỹ chỉ lấy được một phần thân tàu ngầm, trong đó có chứa 2 ngư lôi hạt nhân và thi thể 6 thủy thủ. Tất nhiên là người Mỹ cũng không có ý định trao trả thi thể thủy thủ cho Liên Xô, họ tiến hành tang lễ của các thủy thủ anh dũng hi sinh ngay trên biển, với quan tài làm bằng kim loại đặc biệt đề phòng các thi thể nhiễm phóng xạ. Buổi lễ này được quay phim lại và gửi một bản sao cho chính phủ Nga vào năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã.
Dự án Azorian được coi là thành công một phần, dù cho người Mỹ không lấy được thứ mà họ muốn – tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-21 (SS-N-5). Tuy nhiên, việc che giấu nỗ lực trục vớt tàu ngầm, cũng như việc đã lấy được thi thể thủy thủ nhưng bí mật thủy táng thực sự khiến thân nhân ở nước Nga không khỏi đau sót.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến tàu ngầm K-129 gặp nạn tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn mà không có cách gì giải đáp khi mà thân tàu ngầm đã vỡ nát do việc trục vớt của Mỹ, cũng như việc nó nằm ở vị trí quá sâu. Một số giả thuyết được đưa ra ví dụ như đã xảy ra một vụ nổ khí hydro trong khi sạc pin hay do va chạm với tàu ngầm Mỹ... Tuy nhiên các lý do này đều không được công nhận trừ phi người ta phải tiếp cận được con tàu.
K-129 là một trong 23 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng chạy động cơ diesel-điện Đề án 629. Tàu ngầm có lượng giãn nước 2.700 tấn khi lặn, dài 100m, rộng 8,5m, tốc độ di chuyển 12-14 hải lý/h.
Tàu ngầm được trang bị 3 tên lửa đạn đạo tầm trung R-21 (NATO gọi là SS-N-5) chứa trong hệ thống phóng D-4 đặt trong thượng tầng của tàu ngầm. Thời những năm 1950-1960 thì đây là cách bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm tốt nhất trước khi các tàu ngầm cỡ lớn với các giếng phóng khổng lồ ra đời.
Tên lửa R-21 có tầm bắn 1.300-1.650km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Đáng chú ý, không giống như tên lửa phương Tây lúc bấy giờ, R-21 được đẩy ra khỏi bệ phóng với động cơ rocket nhiên liệu rắn, điều này cho phép đạn phóng ở trong trạng thái ngập nước, cách mặt nước 40-60m. Có lẽ đây là một trong những bí mật mà người Mỹ mong muốn tìm hiểu chúng.
Video Tổng thống Putin lặn xuống đáy biển xem xác tàu ngầm Thế chiến 2 - Nguồn: Truyền hình Pháp luật