Theo thông tin từ báo chí Nga, mới đây, chiếc oanh tạc cơ chiến lược Tu-160M2 đầu tiên do Tập đoàn sản xuất hàng không thống nhất (UAC) của Nga sản xuất, đã cất cánh từ nhà máy sản xuất máy bay Gorbunov ở thành phố Kazan và bay đến Học viện Không quân Gagarin ở Wowski, ngoại ô Moscow.Theo kế hoạch, chiếc máy bay ném bom Tu-160M2 sẽ sử dụng sân bay của Học viện Không quân Gagarin cho các chuyến bay nghiệm thu cấp nhà nước; nếu mọi việc suôn sẻ sẻ, vào cuối năm 2021, sẽ chính thức chuyển giao cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.Khách quan đánh giá, nỗ lực để chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 cất cánh được, là quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị Nga; cho dù nó được sản xuất từ khung máy bay, hay số phụ tùng còn lại từ thời Liên Xô.Mọi người đều biết rằng, máy bay Tu-160 do ngành hàng không Liên Xô sản xuất, về cơ bản là kết quả của sự hợp tác sản xuất của Liên minh toàn Liên Xô. Do vậy quá trình khôi phục năng lực sản xuất loại máy bay ném bom chiến lược là không hề dễ dàng.Ví dụ các tấm vách thân máy bay Tu-160 được đúc và hàn từ một tổng thể mảnh kim loại hợp kim titan. Thiết bị hàn chùm tia điện tử quy mô lớn là một thiết bị chế tạo đặc biệt, do Viện nghiên cứu công nghệ hàn Barton Ukraina phát triển. Trong khi đó, Nga hiện là kẻ thù của Ukraina.Thậm chí có những bộ phận của máy bay Tu-160 phải hàn thủ công và công cụ cần thiết để sản xuất toàn bộ thân máy bay là cực kỳ phức tạp; thậm chí có yêu cầu rất cao về công nghệ.Do đó để có thể khôi phục năng lực sản xuất loạt của máy bay Tu-160 tại nhà máy Gorbunov ở Kazan, Cục Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Nga đã phải nỗ lực rất nhiều; thậm chí nhiều thứ là không tưởng với điều kiện của Nga hiện nay.Họ phải nỗ lực khôi phục các thiết bị ban đầu của nhà máy, cung cấp điện và sưởi ấm, sản xuất dụng cụ, v.v. Ngoài ra, vài trăm triệu rúp đã được cung cấp để nâng cấp lại toàn bộ nhà máy và các thiết bị phụ trợ, bao gồm nhà chứa máy bay, trạm thử nghiệm và nhà chứa máy bay.Ngoài ra, các thiết bị chuyên dụng quy mô lớn cần thiết để sản xuất Tu-160 như mạ điện, hàn, máy tiện ... cũng do Cục công nghiệp hàng không Nga và các ngành công nghiệp khác nhau nỗ lực hết sức, để giải quyết vấn đề.Ví dụ, quá trình phục hồi thiết bị hàn chùm tia điện tử ЭЛУ-24 cực kỳ quan trọng được tiến hành thành công; trong khi một công ty khác chịu trách nhiệm sửa chữa và nâng cấp thiết bị ủ hợp kim titan УВН-45.Ngoài ra, nhà máy Gorbunov thậm chí còn sử dụng một thân máy bay ném bom chiến lược Tu-160 (số 0804) còn sót lại từ thời Liên Xô, để “cứu” một chiếc Tu-160 “đã qua sử dụng” vào tháng 11/2017.Thân chiếc máy bay 0804, được cho là “phương tiện thực hành” trước, để khôi phục năng lực sản xuất của Tu-160; và nó có thể coi là đặt nền tảng kỹ thuật vững chắc để thực sự bắt tay vào chế tạo một loại máy bay mới.Theo quan điểm của Liên Xô những năm 1980, hệ thống điện tử hàng không của Tu-160 đã đạt đến trình độ cực kỳ tiên tiến, đặc biệt là hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường trên không, thiết bị đối phó điện tử… có thể được mô tả là “mạnh nhất ở Liên Xô” hơn 30 năm trước.Nhưng 30 năm đã trôi qua, các nhà sản xuất phụ trợ ban đầu đã biến mất từ lâu, hoặc được bán cho nước ngoài, và các hệ thống điện tử hàng không ban đầu hầu như đã lạc hậu. Trong số những thứ khác, chỉ cần nhìn vào “Cửa hàng đồng hồ Liên Xô” trong buồng lái của máy bay Tu-160, có thể thấy tình trạng hiện tại của Tu-160 là như thế nào.Do đó, ngành hàng không Nga được cho là đã sử dụng hệ thống điện tử hàng không tích hợp tương tự như máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 trên Tu-160M2, chủ yếu để thay thế kiểu điều khiển hỏa lực mới cho Tu-160; các thiết bị như radar, thiết bị dẫn đường quán tính và vệ tinh, hệ thống đối phó điện tử mới được lắp đặt.Vì lý do này, Bộ Công nghiệp hàng không Nga cũng phân bổ kinh phí đặc biệt cho việc chuyển đổi một máy bay chở khách Tu-214 vào năm 2013, để thử nghiệm các thiết bị điện tử hàng không được trang bị trên Tu-160M2.Chỉ có thể nói rằng, ngành hàng không quân sự Nga đã “tốn máu”; nhưng điều này ít nhất đảm bảo rằng hệ thống điện tử hàng không của máy bay Tu-160M2 đạt trình độ công nghệ cao.Cuối cùng, “vật cản” lớn nhất của Tu-160M2 chính là động cơ phản lực Kuznetsov НК-32-2. May mắn là công ty Samara Kuz, chịu trách nhiệm sản xuất hàng loạt động cơ này, nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga.Do sự tan rã của Liên Xô, Tập đoàn sản xuất hàng không Samara Kuz cũng không thể chế tạo động cơ lớn do các vấn đề hợp tác kỹ thuật. Để đảm bảo Tu-160M2 có thể bay vào bầu trời, thì Samara Kuz phải khôi phục được năng lực sản xuất động cơ.Công việc khôi phục năng lực sản xuất động cơ được bắt đầu vào khoảng năm 2014. Ngoài việc đảm bảo rằng loạt động cơ НК-32 có thể tiếp tục được sản xuất, một loạt thiết bị kiểm tra động cơ cũng đã được bổ sung. Cuối cùng, bằng việc đầu tư nghiêm túc, nhà máy Kuznetsov đã hoàn thành việc nối lại sản xuất động cơ НК-32 vào khoảng năm 2019, đồng thời chế tạo lô НК-32-2 đầu tiên, với nhiều công nghệ mới được áp dụng.Những động cơ phản lực cánh quạt НК-32-2 đã rời khỏi dây chuyền lắp ráp, chắc chắn đã trở thành động lực lớn nhất để nối lại sản xuất hàng loạt oanh tạc cơ chiến lược Tu-160. Nguồn ảnh: Pinterest. Oanh tạc cơ Tu-160 của Nga tới nay vẫn giữ một loạt các kỷ lục hàng không thế giới. Nguồn: QPVN.
Theo thông tin từ báo chí Nga, mới đây, chiếc oanh tạc cơ chiến lược Tu-160M2 đầu tiên do Tập đoàn sản xuất hàng không thống nhất (UAC) của Nga sản xuất, đã cất cánh từ nhà máy sản xuất máy bay Gorbunov ở thành phố Kazan và bay đến Học viện Không quân Gagarin ở Wowski, ngoại ô Moscow.
Theo kế hoạch, chiếc máy bay ném bom Tu-160M2 sẽ sử dụng sân bay của Học viện Không quân Gagarin cho các chuyến bay nghiệm thu cấp nhà nước; nếu mọi việc suôn sẻ sẻ, vào cuối năm 2021, sẽ chính thức chuyển giao cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Khách quan đánh giá, nỗ lực để chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 cất cánh được, là quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị Nga; cho dù nó được sản xuất từ khung máy bay, hay số phụ tùng còn lại từ thời Liên Xô.
Mọi người đều biết rằng, máy bay Tu-160 do ngành hàng không Liên Xô sản xuất, về cơ bản là kết quả của sự hợp tác sản xuất của Liên minh toàn Liên Xô. Do vậy quá trình khôi phục năng lực sản xuất loại máy bay ném bom chiến lược là không hề dễ dàng.
Ví dụ các tấm vách thân máy bay Tu-160 được đúc và hàn từ một tổng thể mảnh kim loại hợp kim titan. Thiết bị hàn chùm tia điện tử quy mô lớn là một thiết bị chế tạo đặc biệt, do Viện nghiên cứu công nghệ hàn Barton Ukraina phát triển. Trong khi đó, Nga hiện là kẻ thù của Ukraina.
Thậm chí có những bộ phận của máy bay Tu-160 phải hàn thủ công và công cụ cần thiết để sản xuất toàn bộ thân máy bay là cực kỳ phức tạp; thậm chí có yêu cầu rất cao về công nghệ.
Do đó để có thể khôi phục năng lực sản xuất loạt của máy bay Tu-160 tại nhà máy Gorbunov ở Kazan, Cục Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Nga đã phải nỗ lực rất nhiều; thậm chí nhiều thứ là không tưởng với điều kiện của Nga hiện nay.
Họ phải nỗ lực khôi phục các thiết bị ban đầu của nhà máy, cung cấp điện và sưởi ấm, sản xuất dụng cụ, v.v. Ngoài ra, vài trăm triệu rúp đã được cung cấp để nâng cấp lại toàn bộ nhà máy và các thiết bị phụ trợ, bao gồm nhà chứa máy bay, trạm thử nghiệm và nhà chứa máy bay.
Ngoài ra, các thiết bị chuyên dụng quy mô lớn cần thiết để sản xuất Tu-160 như mạ điện, hàn, máy tiện ... cũng do Cục công nghiệp hàng không Nga và các ngành công nghiệp khác nhau nỗ lực hết sức, để giải quyết vấn đề.
Ví dụ, quá trình phục hồi thiết bị hàn chùm tia điện tử ЭЛУ-24 cực kỳ quan trọng được tiến hành thành công; trong khi một công ty khác chịu trách nhiệm sửa chữa và nâng cấp thiết bị ủ hợp kim titan УВН-45.
Ngoài ra, nhà máy Gorbunov thậm chí còn sử dụng một thân máy bay ném bom chiến lược Tu-160 (số 0804) còn sót lại từ thời Liên Xô, để “cứu” một chiếc Tu-160 “đã qua sử dụng” vào tháng 11/2017.
Thân chiếc máy bay 0804, được cho là “phương tiện thực hành” trước, để khôi phục năng lực sản xuất của Tu-160; và nó có thể coi là đặt nền tảng kỹ thuật vững chắc để thực sự bắt tay vào chế tạo một loại máy bay mới.
Theo quan điểm của Liên Xô những năm 1980, hệ thống điện tử hàng không của Tu-160 đã đạt đến trình độ cực kỳ tiên tiến, đặc biệt là hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường trên không, thiết bị đối phó điện tử… có thể được mô tả là “mạnh nhất ở Liên Xô” hơn 30 năm trước.
Nhưng 30 năm đã trôi qua, các nhà sản xuất phụ trợ ban đầu đã biến mất từ lâu, hoặc được bán cho nước ngoài, và các hệ thống điện tử hàng không ban đầu hầu như đã lạc hậu. Trong số những thứ khác, chỉ cần nhìn vào “Cửa hàng đồng hồ Liên Xô” trong buồng lái của máy bay Tu-160, có thể thấy tình trạng hiện tại của Tu-160 là như thế nào.
Do đó, ngành hàng không Nga được cho là đã sử dụng hệ thống điện tử hàng không tích hợp tương tự như máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 trên Tu-160M2, chủ yếu để thay thế kiểu điều khiển hỏa lực mới cho Tu-160; các thiết bị như radar, thiết bị dẫn đường quán tính và vệ tinh, hệ thống đối phó điện tử mới được lắp đặt.
Vì lý do này, Bộ Công nghiệp hàng không Nga cũng phân bổ kinh phí đặc biệt cho việc chuyển đổi một máy bay chở khách Tu-214 vào năm 2013, để thử nghiệm các thiết bị điện tử hàng không được trang bị trên Tu-160M2.
Chỉ có thể nói rằng, ngành hàng không quân sự Nga đã “tốn máu”; nhưng điều này ít nhất đảm bảo rằng hệ thống điện tử hàng không của máy bay Tu-160M2 đạt trình độ công nghệ cao.
Cuối cùng, “vật cản” lớn nhất của Tu-160M2 chính là động cơ phản lực Kuznetsov НК-32-2. May mắn là công ty Samara Kuz, chịu trách nhiệm sản xuất hàng loạt động cơ này, nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga.
Do sự tan rã của Liên Xô, Tập đoàn sản xuất hàng không Samara Kuz cũng không thể chế tạo động cơ lớn do các vấn đề hợp tác kỹ thuật. Để đảm bảo Tu-160M2 có thể bay vào bầu trời, thì Samara Kuz phải khôi phục được năng lực sản xuất động cơ.
Công việc khôi phục năng lực sản xuất động cơ được bắt đầu vào khoảng năm 2014. Ngoài việc đảm bảo rằng loạt động cơ НК-32 có thể tiếp tục được sản xuất, một loạt thiết bị kiểm tra động cơ cũng đã được bổ sung.
Cuối cùng, bằng việc đầu tư nghiêm túc, nhà máy Kuznetsov đã hoàn thành việc nối lại sản xuất động cơ НК-32 vào khoảng năm 2019, đồng thời chế tạo lô НК-32-2 đầu tiên, với nhiều công nghệ mới được áp dụng.
Những động cơ phản lực cánh quạt НК-32-2 đã rời khỏi dây chuyền lắp ráp, chắc chắn đã trở thành động lực lớn nhất để nối lại sản xuất hàng loạt oanh tạc cơ chiến lược Tu-160. Nguồn ảnh: Pinterest.
Oanh tạc cơ Tu-160 của Nga tới nay vẫn giữ một loạt các kỷ lục hàng không thế giới. Nguồn: QPVN.