Theo xếp hạng của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Rheinmetall của Đức có quy mô lớn thứ 25 thế giới trong lĩnh vực sản xuất vũ khí với doanh thu 3,4 tỷ USD. Đây là tập đoàn chuyên thiết kế và sản xuất các loại phương tiện thiết giáp, bọc thép. Nguồn ảnh: BI.Mitsubishi Heavy Industries đứng ngay ở vị trí tiếp theo với doanh thu 3,5 tỷ USD trong năm 2018. Đây là một nhánh của tập đoàn Mitsubushi khổng lồ, chuyên sản xuất các thiết bị cơ khí, động cơ hoặc máy bay. Nguồn ảnh: BI.Cũng có doanh thu 3,5 tỷ USD đó là Tactical Missiles Corp. tới từ Nga. Tập đoàn này chuyên sản xuất các loại tên lửa, pháo phản lực,... Nguồn ảnh: BI.General Electric - tập đoàn chuyên sản xuất động cơ phản lực đứng ở vị trí thứ 22 với doanh thu 3,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Tập đoàn tư vấn công nghệ Booz Allen Hamilton của Mỹ có quy mô thứ 21 thế giới với doanh thu 4 tỷ USD. Đây là nơi những khó khăn "không lời giải" trong quá trình nghiên cứu, phát triển vũ khí được tháo gỡ, tìm giải pháp. Nguồn ảnh: BI.Textron - tập đoàn sản xuất và cung cấp linh - phụ kiện máy bay của Mỹ đứng ở vị trí thứ 20 với lợi nhuận kinh doanh năm 2018 là 4,1 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Naval Group - tập đoàn đóng tàu biển lớn bậc nhất của Pháp đứng ở vị trí thứ 19 với doanh thu 4,1 tỷ USD. Không chỉ đóng tàu mặt nước, tập đoàn này còn đóng được nhiều loại tàu ngầm hiện đại. Nguồn ảnh: BI.Leidos của Anh đứng ở vị trí thứ 18, khác với những tập đoàn kể trên, Leidos lại chuyên thiết kế, kinh doanh phần mềm quân sự. Các phần mềm của Leidos sẽ được tích hợp vào xe tăng, máy bay, tên lửa,... và được cập nhật liên tục. Nguồn ảnh: BI.Đứng ở vị trí 17 vẫn là một tập đoàn của Anh - đó là Rolls-Royce - cái tên được biết tới với dòng xe hơi đắt đỏ và "sang chảnh" bậc nhất thế giới này thực ra lại rất "có số má" trong thị trường sản xuất động cơ phản lực. Nguồn ảnh: BI.Honeywell International của Mỹ có doanh thu 4,6 tỷ USD xếp ở vị trí thứ 16. Đây là tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng không cũng như sản xuất linh kiện, phụ kiện và thiết bị sửa chữa máy bay. Nguồn ảnh: BI.Tập đoàn đóng tàu ngầm, sửa chữa tàu ngầm và bảo dưỡng tàu ngầm lớn nhất của Nga có tên United Shipbuilding Corp. hiện tại đang có doanh thu trước thuế năm 2018 ước tính khoảng 4,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Có vẻ như ở Nga, sản xuất máy bay... có lãi hơn. Bằng chứng là tập đoàn United Aircraft của quốc gia này có doanh thu tới 6,4 tỷ USD, vượt xa tập đoàn đóng tàu ngầm kể trên. Nguồn ảnh: BI.Tập đoàn đóng tàu Huntington Ingalls Industries của Mỹ chuyên thực hiện các hợp đồng đóng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân cho Lầu Năm Góc có doanh thu 6,8 tỷ USD trong năm 2018. Nguồn ảnh: BI.L3 Technologies - công ty chuyên thiết kế, cải tiến hệ thống truyền tin liên lạc, do thám và thu thập tin tình báo có doanh thu tới 7,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Tập đoàn United Technologies Corp. của Mỹ có mặt trong nhiều ngành nghề nhưng nổi bật nhất là trong lĩnh vực động cơ máy bay và hệ thống không gian có doanh thu lên tới 7,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Almaz-Antey - một "lão già" trong làng sản xuất vũ khí thế giới tới từ Nga có thu nhập trước thuế công ty lên tới 8,5 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Leonardo - một cung ty tới từ Italia với kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, cung cấp thêm cả dịch vụ an ninh, phòng không có lợi nhuận 8,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Thales tới từ Pháp chuyên sản xuất các loại tên lửa đối không, tên lửa phòng không, máy bay không người lái có doanh thu 9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Đứng ở vị trí thứ 7 là Airbus group - tập đoàn chuyên sản xuất máy bay các loại cũng được coi là "có số má" trong lĩnh vực sản xuất máy bay quân sự. Nguồn ảnh: BI.General Dynamics Corp. của Mỹ cũng hoạt động trong lĩnh vực tương tự như Airbus nhưng có doanh thu lên tới 19,4 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Northrop Grumman Corp. - một trong những tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, cha đẻ của nhiều dòng máy bay huyền thoại trong lịch sử có doanh thu công ty lên tới 22,3 tỷ USD và 85.000 lao động. Nguồn ảnh: BI.BAE Systems - tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất của Anh có doanh thu năm 2018 tổng cộng lên tới... 22,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Tập đoàn Raytheon của Mỹ - nhà sản xuất tên lửa dẫn đường lớn nhất thế giới, nay đã lấn sân sang lĩnh vực... thương mại điện tử có tổng doanh thu lên tới 23,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Đứng ở vị trí thứ hai là Boeing - tập đoàn hàng không sản xuất máy bay quân sự còn tốt hơn máy bay dân sự này có lợi nhuận kinh doanh trong năm 2018 lên tới 26,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Với việc chiến đấu cơ F-35 được sản xuất và bán chạy như tôm tươi trên khắp thế giới, Lockheed Martin đã trở thành tập đoàn vũ khí có doanh thu cao nhất thế giới, tổng cộng lên tới 44,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Scopene - sản phẩm bán chạy bậc nhất hiện nay của tập đoàn Naval Group.
Theo xếp hạng của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Rheinmetall của Đức có quy mô lớn thứ 25 thế giới trong lĩnh vực sản xuất vũ khí với doanh thu 3,4 tỷ USD. Đây là tập đoàn chuyên thiết kế và sản xuất các loại phương tiện thiết giáp, bọc thép. Nguồn ảnh: BI.
Mitsubishi Heavy Industries đứng ngay ở vị trí tiếp theo với doanh thu 3,5 tỷ USD trong năm 2018. Đây là một nhánh của tập đoàn Mitsubushi khổng lồ, chuyên sản xuất các thiết bị cơ khí, động cơ hoặc máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Cũng có doanh thu 3,5 tỷ USD đó là Tactical Missiles Corp. tới từ Nga. Tập đoàn này chuyên sản xuất các loại tên lửa, pháo phản lực,... Nguồn ảnh: BI.
General Electric - tập đoàn chuyên sản xuất động cơ phản lực đứng ở vị trí thứ 22 với doanh thu 3,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Tập đoàn tư vấn công nghệ Booz Allen Hamilton của Mỹ có quy mô thứ 21 thế giới với doanh thu 4 tỷ USD. Đây là nơi những khó khăn "không lời giải" trong quá trình nghiên cứu, phát triển vũ khí được tháo gỡ, tìm giải pháp. Nguồn ảnh: BI.
Textron - tập đoàn sản xuất và cung cấp linh - phụ kiện máy bay của Mỹ đứng ở vị trí thứ 20 với lợi nhuận kinh doanh năm 2018 là 4,1 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Naval Group - tập đoàn đóng tàu biển lớn bậc nhất của Pháp đứng ở vị trí thứ 19 với doanh thu 4,1 tỷ USD. Không chỉ đóng tàu mặt nước, tập đoàn này còn đóng được nhiều loại tàu ngầm hiện đại. Nguồn ảnh: BI.
Leidos của Anh đứng ở vị trí thứ 18, khác với những tập đoàn kể trên, Leidos lại chuyên thiết kế, kinh doanh phần mềm quân sự. Các phần mềm của Leidos sẽ được tích hợp vào xe tăng, máy bay, tên lửa,... và được cập nhật liên tục. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí 17 vẫn là một tập đoàn của Anh - đó là Rolls-Royce - cái tên được biết tới với dòng xe hơi đắt đỏ và "sang chảnh" bậc nhất thế giới này thực ra lại rất "có số má" trong thị trường sản xuất động cơ phản lực. Nguồn ảnh: BI.
Honeywell International của Mỹ có doanh thu 4,6 tỷ USD xếp ở vị trí thứ 16. Đây là tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng không cũng như sản xuất linh kiện, phụ kiện và thiết bị sửa chữa máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Tập đoàn đóng tàu ngầm, sửa chữa tàu ngầm và bảo dưỡng tàu ngầm lớn nhất của Nga có tên United Shipbuilding Corp. hiện tại đang có doanh thu trước thuế năm 2018 ước tính khoảng 4,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Có vẻ như ở Nga, sản xuất máy bay... có lãi hơn. Bằng chứng là tập đoàn United Aircraft của quốc gia này có doanh thu tới 6,4 tỷ USD, vượt xa tập đoàn đóng tàu ngầm kể trên. Nguồn ảnh: BI.
Tập đoàn đóng tàu Huntington Ingalls Industries của Mỹ chuyên thực hiện các hợp đồng đóng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân cho Lầu Năm Góc có doanh thu 6,8 tỷ USD trong năm 2018. Nguồn ảnh: BI.
L3 Technologies - công ty chuyên thiết kế, cải tiến hệ thống truyền tin liên lạc, do thám và thu thập tin tình báo có doanh thu tới 7,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Tập đoàn United Technologies Corp. của Mỹ có mặt trong nhiều ngành nghề nhưng nổi bật nhất là trong lĩnh vực động cơ máy bay và hệ thống không gian có doanh thu lên tới 7,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Almaz-Antey - một "lão già" trong làng sản xuất vũ khí thế giới tới từ Nga có thu nhập trước thuế công ty lên tới 8,5 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Leonardo - một cung ty tới từ Italia với kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, cung cấp thêm cả dịch vụ an ninh, phòng không có lợi nhuận 8,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Thales tới từ Pháp chuyên sản xuất các loại tên lửa đối không, tên lửa phòng không, máy bay không người lái có doanh thu 9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ 7 là Airbus group - tập đoàn chuyên sản xuất máy bay các loại cũng được coi là "có số má" trong lĩnh vực sản xuất máy bay quân sự. Nguồn ảnh: BI.
General Dynamics Corp. của Mỹ cũng hoạt động trong lĩnh vực tương tự như Airbus nhưng có doanh thu lên tới 19,4 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Northrop Grumman Corp. - một trong những tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, cha đẻ của nhiều dòng máy bay huyền thoại trong lịch sử có doanh thu công ty lên tới 22,3 tỷ USD và 85.000 lao động. Nguồn ảnh: BI.
BAE Systems - tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất của Anh có doanh thu năm 2018 tổng cộng lên tới... 22,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Tập đoàn Raytheon của Mỹ - nhà sản xuất tên lửa dẫn đường lớn nhất thế giới, nay đã lấn sân sang lĩnh vực... thương mại điện tử có tổng doanh thu lên tới 23,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ hai là Boeing - tập đoàn hàng không sản xuất máy bay quân sự còn tốt hơn máy bay dân sự này có lợi nhuận kinh doanh trong năm 2018 lên tới 26,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Với việc chiến đấu cơ F-35 được sản xuất và bán chạy như tôm tươi trên khắp thế giới, Lockheed Martin đã trở thành tập đoàn vũ khí có doanh thu cao nhất thế giới, tổng cộng lên tới 44,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Scopene - sản phẩm bán chạy bậc nhất hiện nay của tập đoàn Naval Group.