Theo tờ Forbes của Mỹ, vào đầu tháng 5/2014, các lực lượng dân quân ly khai vùng Donbas, thuộc miền Đông Ukraine, đã bắn rơi 3 trực thăng tấn công Mi-24 của quân đội Ukraine.Trong tháng tiếp theo, các lực lượng dân quân ly khai đã bắn hạ một trực thăng vận tải Mi-8 khác, một máy bay trinh sát An-30, hai máy bay vận tải (lần lượt là An-26 và Il-76) và ba máy bay cường kích Su-25.Hơn 60 phi công và binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong các trận chiến phòng không này, sau đó Quân đội Ukraine đã buộc phải rút các máy bay quân sự và trực thăng khỏi khu vực phía đông.Tám năm sau, trực thăng và máy bay quân sự của Ukraine, vẫn chưa dám quay trở lại chiến trường Donbass. Và đừng mong đợi điều đó sẽ thay đổi, nếu một cuộc chiến lớn nổ ra giữa Nga và Ukraine, như nhiều chuyên gia quân sự lo ngại.Donbass là một nơi rất nguy hiểm đối với máy bay Ukraine. Nếu 100.000 binh sĩ, 1.200 xe tăng và hàng trăm phương tiện chiến đấu khác, hiện đang được Nga tập trung tại biên giới Nga-Ukraine, thì khu vực Donbass có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với bất kỳ máy bay Ukraine nào. Các lực lượng dân quân ở hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) có hai tiểu đoàn phòng không với sự giúp đỡ của Nga, họ được trang bị hàng chục hệ thống tên lửa phòng không cá nhân di động 9K38 Igla, cũng như Arrow-10, 9K33 Osa và các phương tiện phóng tên lửa đất đối không di động tầm ngắn khác.Nếu quân đội Nga can thiệp vào Donbass, số lượng lớn tên lửa phòng không di động và bệ phóng tên lửa phòng không di động tại Donbass cũng sẽ gia tăng.Sự kết hợp giữa các hệ thống phòng không tầm ngắn, với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, được triển khai bên phía biên giới Nga như S-400 hay S-350, có thể buộc quân đội Ukraine đóng tại vùng Donbass phải chiến đấu, mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của không quân.Các chuyên gia quốc phòng Lester Groh và Charles Bartels của Mỹ đã nêu chi tiết về nhiều hệ thống phòng không, mà các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của Nga, có thể được trang bị.Hiện Quân đội Nga triển khai nhiều hệ thống phòng không chiến thuật tích hợp trên mặt đất hiện đại nhất thế giới, với mỗi lữ đoàn (tối đa 4 tiểu đoàn tác chiến, một tiểu đoàn quân số 900 người), được biên chế một tiểu đoàn phòng không “chất đống” với nhiều loại tên lửa khác nhau.Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không cá nhân di động, bao gồm tên lửa dẫn đường hồng ngoại 9K38 Igla và Verba (9K333), với tầm bắn khoảng 5 km. Hai phần ba số hệ thống phòng không riêng lẻ, sẽ được biên chế cho lực lượng chiến đấu tuyến trước, thường có tầm bắn trong phạm vi vài km.Một phần ba số tên lửa phòng không trên, sẽ được triển khai tại bảo vệ sở chỉ huy của lữ đoàn. Khi sử dụng các hệ thống phòng không cá nhân, buộc binh sĩ phải ra khỏi phương tiện chiến đấu và mục tiêu thường là UAV, trực thăng, hoặc máy bay cánh bằng bay thấp. Tuy nhiên trong sự khốc liệt của trận chiến, đây không phải là một ý kiến hay.Để đảm bảo an toàn cho các lực lượng chiến đấu mặt đất trong “làn mưa đạn”, mỗi lữ đoàn của quân đội Nga cũng được trang bị 6 hệ thống phòng không tích hợp pháo là Tunguska, 6 xe phóng tên lửa phòng không Arrow-10 và nhiều hệ thống phòng không Tor-M1.Hệ thống Tunguska được trang bị hai pháo phòng không 30mm và tám tên lửa phòng không, dẫn đường bằng tia hồng ngoại với tầm bắn lần lượt là 2 km và hơn 6 km.Hệ thống phòng không Arrow-10, sử dụng phương tiện bọc thép hạng nhẹ, được trang bị tên lửa tương tự như Tunguska. Các phương tiện phóng này chủ yếu được bố trí gần đơn vị pháo binh, để bảo vệ lực lượng pháo binh. Hệ thống Tor-M1 được trang bị tên lửa phòng không có tầm bắn 16 km và có khả năng bao phủ khu vực nhất định. Các đơn vị phòng không tiền phương này của quân đội Nga có thể hoạt động độc lập, radar của tiểu đoàn phòng không, có thể cảnh báo sự tiếp cận của máy bay địch và cảnh báo đủ để các hệ thống này chuyển vào trạng thái sẵn sàng phóng đạn. Còn tên lửa đều là loại dẫn đường bằng tia hồng ngoại, không cần dẫn đường của radar.Những phương tiện phòng không dày đặc này, được thiết kế để chống lại máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương, và những hệ thống phòng không này sẽ không phải là “để làm cảnh”. Hiện có hàng trăm nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn được quân đội Nga tập hợp gần biên giới Ukraine, và lực lượng này có thể được bảo vệ với khoảng 15 tiểu đoàn phòng không, cùng hàng trăm bệ phóng tên lửa các loại.Năm 2014, lực lượng không quân Ukraine đã “biến mất” khỏi Donbass bởi lực lượng dân quân với số lượng tên lửa phòng không ít hơn nhiều. Nếu các máy bay quân sự Ukraine cố gắng quay trở lại vào năm 2022, chúng sẽ phải đối mặt với một đòn kinh hoàng lớn hơn nhiều.Thậm chí theo phân tích của các chuyên gia, kể cả có lực lượng không quân của NATO tham chiến, thì với lực lượng phòng không hùng hậu như vậy, không quân NATO cũng sẽ chung số phận với Không quân Ukraine mà thôi. Nguồn ảnh: Foxt.
Theo tờ Forbes của Mỹ, vào đầu tháng 5/2014, các lực lượng dân quân ly khai vùng Donbas, thuộc miền Đông Ukraine, đã bắn rơi 3 trực thăng tấn công Mi-24 của quân đội Ukraine.
Trong tháng tiếp theo, các lực lượng dân quân ly khai đã bắn hạ một trực thăng vận tải Mi-8 khác, một máy bay trinh sát An-30, hai máy bay vận tải (lần lượt là An-26 và Il-76) và ba máy bay cường kích Su-25.
Hơn 60 phi công và binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong các trận chiến phòng không này, sau đó Quân đội Ukraine đã buộc phải rút các máy bay quân sự và trực thăng khỏi khu vực phía đông.
Tám năm sau, trực thăng và máy bay quân sự của Ukraine, vẫn chưa dám quay trở lại chiến trường Donbass. Và đừng mong đợi điều đó sẽ thay đổi, nếu một cuộc chiến lớn nổ ra giữa Nga và Ukraine, như nhiều chuyên gia quân sự lo ngại.
Donbass là một nơi rất nguy hiểm đối với máy bay Ukraine. Nếu 100.000 binh sĩ, 1.200 xe tăng và hàng trăm phương tiện chiến đấu khác, hiện đang được Nga tập trung tại biên giới Nga-Ukraine, thì khu vực Donbass có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với bất kỳ máy bay Ukraine nào.
Các lực lượng dân quân ở hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) có hai tiểu đoàn phòng không với sự giúp đỡ của Nga, họ được trang bị hàng chục hệ thống tên lửa phòng không cá nhân di động 9K38 Igla, cũng như Arrow-10, 9K33 Osa và các phương tiện phóng tên lửa đất đối không di động tầm ngắn khác.
Nếu quân đội Nga can thiệp vào Donbass, số lượng lớn tên lửa phòng không di động và bệ phóng tên lửa phòng không di động tại Donbass cũng sẽ gia tăng.
Sự kết hợp giữa các hệ thống phòng không tầm ngắn, với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, được triển khai bên phía biên giới Nga như S-400 hay S-350, có thể buộc quân đội Ukraine đóng tại vùng Donbass phải chiến đấu, mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của không quân.
Các chuyên gia quốc phòng Lester Groh và Charles Bartels của Mỹ đã nêu chi tiết về nhiều hệ thống phòng không, mà các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của Nga, có thể được trang bị.
Hiện Quân đội Nga triển khai nhiều hệ thống phòng không chiến thuật tích hợp trên mặt đất hiện đại nhất thế giới, với mỗi lữ đoàn (tối đa 4 tiểu đoàn tác chiến, một tiểu đoàn quân số 900 người), được biên chế một tiểu đoàn phòng không “chất đống” với nhiều loại tên lửa khác nhau.
Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không cá nhân di động, bao gồm tên lửa dẫn đường hồng ngoại 9K38 Igla và Verba (9K333), với tầm bắn khoảng 5 km. Hai phần ba số hệ thống phòng không riêng lẻ, sẽ được biên chế cho lực lượng chiến đấu tuyến trước, thường có tầm bắn trong phạm vi vài km.
Một phần ba số tên lửa phòng không trên, sẽ được triển khai tại bảo vệ sở chỉ huy của lữ đoàn. Khi sử dụng các hệ thống phòng không cá nhân, buộc binh sĩ phải ra khỏi phương tiện chiến đấu và mục tiêu thường là UAV, trực thăng, hoặc máy bay cánh bằng bay thấp. Tuy nhiên trong sự khốc liệt của trận chiến, đây không phải là một ý kiến hay.
Để đảm bảo an toàn cho các lực lượng chiến đấu mặt đất trong “làn mưa đạn”, mỗi lữ đoàn của quân đội Nga cũng được trang bị 6 hệ thống phòng không tích hợp pháo là Tunguska, 6 xe phóng tên lửa phòng không Arrow-10 và nhiều hệ thống phòng không Tor-M1.
Hệ thống Tunguska được trang bị hai pháo phòng không 30mm và tám tên lửa phòng không, dẫn đường bằng tia hồng ngoại với tầm bắn lần lượt là 2 km và hơn 6 km.
Hệ thống phòng không Arrow-10, sử dụng phương tiện bọc thép hạng nhẹ, được trang bị tên lửa tương tự như Tunguska. Các phương tiện phóng này chủ yếu được bố trí gần đơn vị pháo binh, để bảo vệ lực lượng pháo binh. Hệ thống Tor-M1 được trang bị tên lửa phòng không có tầm bắn 16 km và có khả năng bao phủ khu vực nhất định.
Các đơn vị phòng không tiền phương này của quân đội Nga có thể hoạt động độc lập, radar của tiểu đoàn phòng không, có thể cảnh báo sự tiếp cận của máy bay địch và cảnh báo đủ để các hệ thống này chuyển vào trạng thái sẵn sàng phóng đạn. Còn tên lửa đều là loại dẫn đường bằng tia hồng ngoại, không cần dẫn đường của radar.
Những phương tiện phòng không dày đặc này, được thiết kế để chống lại máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương, và những hệ thống phòng không này sẽ không phải là “để làm cảnh”.
Hiện có hàng trăm nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn được quân đội Nga tập hợp gần biên giới Ukraine, và lực lượng này có thể được bảo vệ với khoảng 15 tiểu đoàn phòng không, cùng hàng trăm bệ phóng tên lửa các loại.
Năm 2014, lực lượng không quân Ukraine đã “biến mất” khỏi Donbass bởi lực lượng dân quân với số lượng tên lửa phòng không ít hơn nhiều. Nếu các máy bay quân sự Ukraine cố gắng quay trở lại vào năm 2022, chúng sẽ phải đối mặt với một đòn kinh hoàng lớn hơn nhiều.
Thậm chí theo phân tích của các chuyên gia, kể cả có lực lượng không quân của NATO tham chiến, thì với lực lượng phòng không hùng hậu như vậy, không quân NATO cũng sẽ chung số phận với Không quân Ukraine mà thôi. Nguồn ảnh: Foxt.