Hình ảnh tàu sân bay USS Forrestal của hải quân Mỹ, hoạt động ở vùng biển Việt Nam vào năm 1967. Mỹ đã đưa lượng lớn binh sĩ và vũ khí sang miền Nam Việt Nam để tham chiến, hậu thuẫn cho chính quyền ngụy Sài Gòn khi ấy. Ảnh: Hải quân Mỹ.Một binh nhì trẻ măng trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang đợi chờ trên bãi biển sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng, Việt Nam, vào ngày 3/8/1965. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.Phi cơ F-100D Super Sabre của không quân Mỹ hung hăng bắn một loạt rocket cỡ nhỏ vào vị trí của quân cách mạng ở miền Nam Việt Nam, vào tháng 1/1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Trực thăng của quân đội Mỹ rải chất độc khai quang lên khu vực rừng rậm ở đồng bằng Sông Cửu Long với mưu đồ triệt phá nơi trú ẩn của lực lượng cách mạng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Bộ binh Mỹ trực tiếp càn quét căn cứ của quân giải phóng ở Mỹ Tho, phóng hỏa thiêu đốt nhà cửa ở đây. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Trực thăng được sử dụng nhiều trong tác chiến của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, nhằm tạo ưu thế cơ động và yếu tố bất ngờ trước quân giải phóng. Ảnh: Không quân Mỹ.Tuy nhiên quân viễn chinh Mỹ đã bị sa lầy ở chiến trường miền Nam Việt Nam và rơi vào thế trận liên hoàn của quân và dân ta. Trong ảnh, một lính Mỹ phải cởi trần để lùng sục trong một địa đạo của quân cách mạng, vào năm 1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Yếu tố thời tiết và địa hình là trở ngại lớn đối với lính Mỹ. Trong ảnh, lính dù Mỹ vác súng lội sông trong lúc trời mưa tầm tã để tìm diệt các vị trí của quân cách mạng, vào năm 1965. Ảnh: AP.Quân viễn chinh Mỹ cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt ở vùng đô thị. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Một quả đạn pháo 122mm của quân giải phóng rơi trúng boong-ke đạn 175mm của Mỹ ở Gio Linh (gần khu phi quân sự giữa 2 miền Việt Nam khi đó) và phát nổ. Ảnh: AP.Một trực thăng tiếp tế của Mỹ chuẩn bị hạ cánh trên đỉnh đồi ở Đắc Tô (Kon Tum) vào đầu tháng 6/1968. Cây cối ở khu vực này đã bị thiêu rụi do hỏa lực trong các cuộc giao tranh khốc liệt giữa quân Mỹ và quân giải phóng Việt Nam. Ảnh: AP.Một lính thủy đánh bộ Mỹ dìu đồng đội bị thương tới nơi ẩn nấp trước hỏa lực của quân giải phóng Việt Nam ở vùng tây nam khu phi quân sự giữa 2 miền. Ảnh: AP.Quân y Mỹ đang điều trị vết thương cho các binh sĩ Mỹ trong trận đánh ở thành phố Huế, vào ngày 6/2/1968 (chiến dịch Tết Mậu Thân). Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Người lính dù Mỹ này đang đau quặn trong lúc đợi được tải thương. Anh ta đang ngồi tại căn cứ ở thung lũng A Sầu (Thừa Thiên Huế) gần biên giới với Lào. Ảnh AP chụp ngày 19/5/1969.Một lính bộ binh Mỹ ngồi thẫn thờ trước khi tham gia tấn công một vị trí của quân giải phóng vào tháng 8/1971. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Quân nhân Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 4 cố treo cờ Mỹ trên đồi số 927 ở chiến trường Đắc Tô, Kon Tum, miền Nam Việt Nam vào đầu tháng 12/1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hình ảnh tàu sân bay USS Forrestal của hải quân Mỹ, hoạt động ở vùng biển Việt Nam vào năm 1967. Mỹ đã đưa lượng lớn binh sĩ và vũ khí sang miền Nam Việt Nam để tham chiến, hậu thuẫn cho chính quyền ngụy Sài Gòn khi ấy. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Một binh nhì trẻ măng trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang đợi chờ trên bãi biển sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng, Việt Nam, vào ngày 3/8/1965. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Phi cơ F-100D Super Sabre của không quân Mỹ hung hăng bắn một loạt rocket cỡ nhỏ vào vị trí của quân cách mạng ở miền Nam Việt Nam, vào tháng 1/1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trực thăng của quân đội Mỹ rải chất độc khai quang lên khu vực rừng rậm ở đồng bằng Sông Cửu Long với mưu đồ triệt phá nơi trú ẩn của lực lượng cách mạng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ binh Mỹ trực tiếp càn quét căn cứ của quân giải phóng ở Mỹ Tho, phóng hỏa thiêu đốt nhà cửa ở đây. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trực thăng được sử dụng nhiều trong tác chiến của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, nhằm tạo ưu thế cơ động và yếu tố bất ngờ trước quân giải phóng. Ảnh: Không quân Mỹ.
Tuy nhiên quân viễn chinh Mỹ đã bị sa lầy ở chiến trường miền Nam Việt Nam và rơi vào thế trận liên hoàn của quân và dân ta. Trong ảnh, một lính Mỹ phải cởi trần để lùng sục trong một địa đạo của quân cách mạng, vào năm 1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Yếu tố thời tiết và địa hình là trở ngại lớn đối với lính Mỹ. Trong ảnh, lính dù Mỹ vác súng lội sông trong lúc trời mưa tầm tã để tìm diệt các vị trí của quân cách mạng, vào năm 1965. Ảnh: AP.
Quân viễn chinh Mỹ cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt ở vùng đô thị. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một quả đạn pháo 122mm của quân giải phóng rơi trúng boong-ke đạn 175mm của Mỹ ở Gio Linh (gần khu phi quân sự giữa 2 miền Việt Nam khi đó) và phát nổ. Ảnh: AP.
Một trực thăng tiếp tế của Mỹ chuẩn bị hạ cánh trên đỉnh đồi ở Đắc Tô (Kon Tum) vào đầu tháng 6/1968. Cây cối ở khu vực này đã bị thiêu rụi do hỏa lực trong các cuộc giao tranh khốc liệt giữa quân Mỹ và quân giải phóng Việt Nam. Ảnh: AP.
Một lính thủy đánh bộ Mỹ dìu đồng đội bị thương tới nơi ẩn nấp trước hỏa lực của quân giải phóng Việt Nam ở vùng tây nam khu phi quân sự giữa 2 miền. Ảnh: AP.
Quân y Mỹ đang điều trị vết thương cho các binh sĩ Mỹ trong trận đánh ở thành phố Huế, vào ngày 6/2/1968 (chiến dịch Tết Mậu Thân). Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Người lính dù Mỹ này đang đau quặn trong lúc đợi được tải thương. Anh ta đang ngồi tại căn cứ ở thung lũng A Sầu (Thừa Thiên Huế) gần biên giới với Lào. Ảnh AP chụp ngày 19/5/1969.
Một lính bộ binh Mỹ ngồi thẫn thờ trước khi tham gia tấn công một vị trí của quân giải phóng vào tháng 8/1971. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Quân nhân Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 4 cố treo cờ Mỹ trên đồi số 927 ở chiến trường Đắc Tô, Kon Tum, miền Nam Việt Nam vào đầu tháng 12/1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.