Căn cứ không quân lớn bậc nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam chính là sân bay quân sự Biên Hòa, gần thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai ngày nay. Nguồn ảnh: Vietnamex.Được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1961 tới năm 1973, đây là một trong các sân bay chính của lực lượng không quân thuộc Không quân Mỹ, Không quân Hải quân và Không quân Thủy quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Memoir.Trong suốt thời gian Kháng chiến chống Mỹ, quân ta từng nhiều lần tấn công sân bay Biên Hòa nhằm vô hiệu hóa khả năng sử dụng không quân của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Hình ảnh sân bay Biên Hòa bị quân ta tấn công vào năm 1965. Nguồn ảnh: Wiki.Được xây dựng từ những năm 1930 bởi Pháp, sân bay Đà Nẵng cũng là một trong những căn cứ không quân chính của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Sân bay Đà Nẵng cũng là một trong những nơi Mỹ phát động các chiến dịch không kích miền Bắc. Nguồn ảnh: USAF.Trong năm 1965, các phi cơ A-1 của Mỹ đã mở màn cuộc tấn công Rolling Thunder (chiến dịch Sấm Rền) từ sân bay này, tấn công căn cứ Hải quân của ta ở Quảng Khê. Nguồn ảnh: Vietnamposst.Tháng 4/1972, một pháo đài bay B-52 của Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng sau khi bị tên lửa SA-2 của phòng không Việt Nam bắn trúng, gây hư hỏng nghiêm trọng làm 3 động cơ dừng hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.Một trong những căn cứ không quân của Mỹ ít được nhắc tới nhưng cũng có quy mô lớn bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ chính là sân bay Phan Rang - nay đổi tên thành Sân bay Thành Sơn, nằm cách Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Bắc. Nguồn ảnh: Wiki.Điều đặc biệt của sân bay Phan Rang đó là nó được xây dựng bởi Quân đội Đế Quốc Nhật Bản, được sử dụng trong cuộc chiến tranh Đông Dương và bỏ hoang từ năm 1954. Tới năm 1965, Mỹ sửa sang lại sân bay này và sau đó cùng được sử dụng bởi Không quân Mỹ và quân đội ngụy Sài gòn. Nguồn ảnh: STS.Ban đầu khi được xây dựng bởi quân đội Nhật, sân bay này chỉ có một đường băng với chiều dài tiêu chuẩn 3500 ft (1066 mét). Sau khi được Mỹ sửa lại vào năm 1965, sân bay đã được mở rộng lên hai đường băng và chiều dài mỗi đường băng lên tới 10.000 ft (3048 mét). Nguồn ảnh: Urban.Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất cũng là một trong những sân bay chủ chốt của Mỹ được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1959 tới năm 1975, Tân Sơn Nhất là sân bay chính của các lực lượng Không quân Lục quân, Không quân Hải quân, Không quân Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Fallof.Sân bay này có hai đường băng tiêu chuẩn với một đường băng có chiều dài 10.000 ft (3048 mét) và một đường băng có chiều dài 12.468 ft (3.800 mét). Các máy bay cất cánh từ sân bay này chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tấn công ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Nguồn ảnh: QSL.Trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những cầu hàng không quan trọng nhất của Mỹ ở Sài Gòn để sơ tán các nhân viên, cố vấn Mỹ cùng tay sai từ Sài Gòn rời khỏi miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Healey. Mời độc giả xem Video: Sân bay Đà Nẵng biến thành biển lửa sau khi bị quân giải phóng tấn công năm 1967. Nguồn: Criticalpast.
Căn cứ không quân lớn bậc nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam chính là sân bay quân sự Biên Hòa, gần thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai ngày nay. Nguồn ảnh: Vietnamex.
Được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1961 tới năm 1973, đây là một trong các sân bay chính của lực lượng không quân thuộc Không quân Mỹ, Không quân Hải quân và Không quân Thủy quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Memoir.
Trong suốt thời gian Kháng chiến chống Mỹ, quân ta từng nhiều lần tấn công sân bay Biên Hòa nhằm vô hiệu hóa khả năng sử dụng không quân của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Hình ảnh sân bay Biên Hòa bị quân ta tấn công vào năm 1965. Nguồn ảnh: Wiki.
Được xây dựng từ những năm 1930 bởi Pháp, sân bay Đà Nẵng cũng là một trong những căn cứ không quân chính của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Sân bay Đà Nẵng cũng là một trong những nơi Mỹ phát động các chiến dịch không kích miền Bắc. Nguồn ảnh: USAF.
Trong năm 1965, các phi cơ A-1 của Mỹ đã mở màn cuộc tấn công Rolling Thunder (chiến dịch Sấm Rền) từ sân bay này, tấn công căn cứ Hải quân của ta ở Quảng Khê. Nguồn ảnh: Vietnamposst.
Tháng 4/1972, một pháo đài bay B-52 của Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng sau khi bị tên lửa SA-2 của phòng không Việt Nam bắn trúng, gây hư hỏng nghiêm trọng làm 3 động cơ dừng hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một trong những căn cứ không quân của Mỹ ít được nhắc tới nhưng cũng có quy mô lớn bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ chính là sân bay Phan Rang - nay đổi tên thành Sân bay Thành Sơn, nằm cách Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Bắc. Nguồn ảnh: Wiki.
Điều đặc biệt của sân bay Phan Rang đó là nó được xây dựng bởi Quân đội Đế Quốc Nhật Bản, được sử dụng trong cuộc chiến tranh Đông Dương và bỏ hoang từ năm 1954. Tới năm 1965, Mỹ sửa sang lại sân bay này và sau đó cùng được sử dụng bởi Không quân Mỹ và quân đội ngụy Sài gòn. Nguồn ảnh: STS.
Ban đầu khi được xây dựng bởi quân đội Nhật, sân bay này chỉ có một đường băng với chiều dài tiêu chuẩn 3500 ft (1066 mét). Sau khi được Mỹ sửa lại vào năm 1965, sân bay đã được mở rộng lên hai đường băng và chiều dài mỗi đường băng lên tới 10.000 ft (3048 mét). Nguồn ảnh: Urban.
Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất cũng là một trong những sân bay chủ chốt của Mỹ được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1959 tới năm 1975, Tân Sơn Nhất là sân bay chính của các lực lượng Không quân Lục quân, Không quân Hải quân, Không quân Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Fallof.
Sân bay này có hai đường băng tiêu chuẩn với một đường băng có chiều dài 10.000 ft (3048 mét) và một đường băng có chiều dài 12.468 ft (3.800 mét). Các máy bay cất cánh từ sân bay này chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tấn công ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Nguồn ảnh: QSL.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những cầu hàng không quan trọng nhất của Mỹ ở Sài Gòn để sơ tán các nhân viên, cố vấn Mỹ cùng tay sai từ Sài Gòn rời khỏi miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Healey.
Mời độc giả xem Video: Sân bay Đà Nẵng biến thành biển lửa sau khi bị quân giải phóng tấn công năm 1967. Nguồn: Criticalpast.