Tính đến năm 2018, trên thế giới hiện có 9 quốc gia được công nhận là sở hữu vũ khí hạt nhân, kèm theo đó là 31 quốc gia dù không có vũ khí hạt nhân nhưng cũng được bảo hộ hạt nhân bởi một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: BI.Ví dụ như với Nga, nước này bảo hộ hạt nhân cho hai quốc gia đó là Belarus và Armenia. Hiểu một cách ngắn gọn thì trong trường hợp Belarus và Armenia bị tấn công hạt nhân, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để "phản công hộ" hai nước này. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng kho vũ khí hạt nhân của Nga đang là 6850 đầu đạn - lớn nhất thế giới. Nga cũng là một trong ba quốc gia trên thế giới sở hữu "Bộ ba Hạt nhân" - Nuclear Triad. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một quốc gia có khả năng triển khai hạt nhân bằng ba đường bao gồm qua tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ biển và vũ khí hạt nhân triển khai từ máy bay ném bom. Nguồn ảnh: BI.Trong khi đó, Mỹ là quốc gia duy nhất đã từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong thực chiến. Hiện tại Mỹ có 6450 đơn vị vũ khí hạt nhân, Anh có 215 và Pháp có 300. Các nước thuộc NATO nghiễm nhiên sẽ được bảo vệ hạt nhân bởi các cường quốc trong khối. Ngoài ra có Nhật và Australia cũng được bảo hộ hạt nhân bởi Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Khoảng 180 đơn vị vũ khí hạt nhân của Mỹ được đặt ở nước ngoài, biến Mỹ thành quốc gia duy nhất trên thế giới hiện tại đặt vũ khí hạt nhân ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình. Nguồn ảnh: BI.Dù là quốc gia sở hữu hơn 200 đơn vị vũ khí hạt nhân, Anh chỉ có thể triển khai được vũ khí hạt nhân của mình từ bốn tàu ngầm lớp Vanguard. Trong trường hợp cả bốn tàu ngầm này của Anh bị sự cố hoặc bị tiêu diệt, năng lực hạt nhân của Anh coi như hết. Nguồn ảnh: BI.Rafale - chiến đấu cơ đắt đỏ của Pháp hoàn toàn có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân. Loại chiến đấu cơ này có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân có sức nổ tối đa lên tới hơn 20 lần quả bom đã được Mỹ thả xuống Hiroshima. Nguồn ảnh: BI.Toàn bộ các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới với tổng cộng 14485 đơn vị vũ khí hạt nhân đều khẳng định sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị tấn công hạt nhân trước. Duy chỉ có Israel vẫn bỏ ngỏ khả năng sẽ... phủ đầu hạt nhân các quốc gia hàng xóm của mình. Nguồn ảnh: BI.Tình báo Mỹ cho rằng hiện tại ở Triều Tiên đang có tổng cộng khoảng 13 cơ sở hạt nhân chưa được nước này khai báo - có nghĩa là Bình Nhưỡng vẫn có thể còn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân dù đã tự phá huỷ nhiều nhà máy của mình. Nguồn ảnh: CSIS.Sức mạnh hạt nhân của Israel vẫn còn khá mơ hồ khi nước này khai báo số lượng đầu đạn hạt nhân sở hữu là rất ít (khoảng 80), trong khi đó nhà máy phản ứng hạt nhân Negev của Israel lại có khả năng sản xuất đủ Plutonium cho từ 100 tới tối đa 200 đầu đạn. Nguồn ảnh: BI.Cuối cùng, hai quốc gia có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân nhất trong thời điểm hiện tại không phải Nga và Mỹ mà lại là Ấn Độ và Pakistan. Cả hai quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân và đang có quan hệ rất căng thẳng, có thể khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang kiểu chiến tranh lạnh bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh hạt nhân của Nga khi triển khai từ tàu ngầm.
Tính đến năm 2018, trên thế giới hiện có 9 quốc gia được công nhận là sở hữu vũ khí hạt nhân, kèm theo đó là 31 quốc gia dù không có vũ khí hạt nhân nhưng cũng được bảo hộ hạt nhân bởi một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: BI.
Ví dụ như với Nga, nước này bảo hộ hạt nhân cho hai quốc gia đó là Belarus và Armenia. Hiểu một cách ngắn gọn thì trong trường hợp Belarus và Armenia bị tấn công hạt nhân, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để "phản công hộ" hai nước này. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng kho vũ khí hạt nhân của Nga đang là 6850 đầu đạn - lớn nhất thế giới. Nga cũng là một trong ba quốc gia trên thế giới sở hữu "Bộ ba Hạt nhân" - Nuclear Triad. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một quốc gia có khả năng triển khai hạt nhân bằng ba đường bao gồm qua tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ biển và vũ khí hạt nhân triển khai từ máy bay ném bom. Nguồn ảnh: BI.
Trong khi đó, Mỹ là quốc gia duy nhất đã từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong thực chiến. Hiện tại Mỹ có 6450 đơn vị vũ khí hạt nhân, Anh có 215 và Pháp có 300. Các nước thuộc NATO nghiễm nhiên sẽ được bảo vệ hạt nhân bởi các cường quốc trong khối. Ngoài ra có Nhật và Australia cũng được bảo hộ hạt nhân bởi Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Khoảng 180 đơn vị vũ khí hạt nhân của Mỹ được đặt ở nước ngoài, biến Mỹ thành quốc gia duy nhất trên thế giới hiện tại đặt vũ khí hạt nhân ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình. Nguồn ảnh: BI.
Dù là quốc gia sở hữu hơn 200 đơn vị vũ khí hạt nhân, Anh chỉ có thể triển khai được vũ khí hạt nhân của mình từ bốn tàu ngầm lớp Vanguard. Trong trường hợp cả bốn tàu ngầm này của Anh bị sự cố hoặc bị tiêu diệt, năng lực hạt nhân của Anh coi như hết. Nguồn ảnh: BI.
Rafale - chiến đấu cơ đắt đỏ của Pháp hoàn toàn có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân. Loại chiến đấu cơ này có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân có sức nổ tối đa lên tới hơn 20 lần quả bom đã được Mỹ thả xuống Hiroshima. Nguồn ảnh: BI.
Toàn bộ các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới với tổng cộng 14485 đơn vị vũ khí hạt nhân đều khẳng định sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị tấn công hạt nhân trước. Duy chỉ có Israel vẫn bỏ ngỏ khả năng sẽ... phủ đầu hạt nhân các quốc gia hàng xóm của mình. Nguồn ảnh: BI.
Tình báo Mỹ cho rằng hiện tại ở Triều Tiên đang có tổng cộng khoảng 13 cơ sở hạt nhân chưa được nước này khai báo - có nghĩa là Bình Nhưỡng vẫn có thể còn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân dù đã tự phá huỷ nhiều nhà máy của mình. Nguồn ảnh: CSIS.
Sức mạnh hạt nhân của Israel vẫn còn khá mơ hồ khi nước này khai báo số lượng đầu đạn hạt nhân sở hữu là rất ít (khoảng 80), trong khi đó nhà máy phản ứng hạt nhân Negev của Israel lại có khả năng sản xuất đủ Plutonium cho từ 100 tới tối đa 200 đầu đạn. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng, hai quốc gia có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân nhất trong thời điểm hiện tại không phải Nga và Mỹ mà lại là Ấn Độ và Pakistan. Cả hai quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân và đang có quan hệ rất căng thẳng, có thể khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang kiểu chiến tranh lạnh bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh hạt nhân của Nga khi triển khai từ tàu ngầm.