Trong những năm tháng chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, nước Mỹ cũng như châu Âu vẫn còn diễn ra nạn phân biệt chủng tộc rất mạnh mẽ, những người lính da màu thường được huấn luyện trong các doanh trại dành riêng cho người da màu. Tuy nhiên, vượt qua mọi nghịch cảnh những người lính da màu, nhất là lính da màu gốc Phi vẫn vươn lên tìm được chỗ đứng của mình trong hàng triệu người lính tham gia cuộc tàn khốc nhất lịch sử nhân loại này. Nguồn ảnh: archives.gov.Thậm chí nhiều người trong số họ còn nhận được huân chiến đấu của Quân đội Mỹ. Trong ảnh là Tướng George S. Patton trao tặng huân chương "Ngôi sao Bạc" cho binh nhì Ernest A. Jenkins cho những thành tích chiến đấu anh dũng của ông trên chiến trường. Nguồn ảnh: archives.gov.Ở thời điểm đó đa phần người Mỹ đều có định kiến rằng, người da màu gốc phi có học vấn thấp hơn người da trắng, tuy nhiên nhận định trên hoàn toàn sai lầm khi các đơn vị da màu gốc phi xuất hiện trong hầu hết các binh chủng chiến đấu chủ lực của Quân đội Mỹ, từ Không quân, Hải quân cho đến Lục quân. Nguồn ảnh: archives.gov.Hình ảnh một trong những lính xe tăng gốc Phi đầu tiên của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: archives.gov.Những binh lính da màu phục vụ trong Hải quân Mỹ thường là các đầu bếp, thợ máy, các binh lính da màu phục vụ trong không quân thường làm ở vị trí liên quan đến kỹ thuật hoặc hậu cần, do có học vấn thấp. Nguồn ảnh: archives.gov.Những binh sĩ da màu dù nhận được sự đối xử kém công bằng hơn so với lính da trắng như trên chiến trường họ vẫn là những người lính cực kỳ quả cảm. Nguồn ảnh: archives.gov.Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng là cuộc chiến đầu tiên mà lính da màu Mỹ được phong tặng rất nhiều huân chương cao quý, trong đó có cả Huân Chương Danh Dự - huân chương cao quý nhất của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: archives.gov.Doris Miller là người da màu đầu tiên nhận thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân trong lịch sử Quân đội Mỹ. Ông vốn là đầu bếp nhưng đã dũng cảm chiến đấu trong trận Trân Châu Cảng và bắn hạ được máy bay địch. Sau khi nhận huân chương, ông tiếp tục phục vụ hải quân tới năm 1943 thì thiệt mạng khi tàu của ông bị Hải quân Nhật đánh đắm. Nguồn ảnh: archives.gov.Doris Miller chính là tấm gương cho các thanh niên da màu trong xã hội Mỹ thời bấy giờ noi theo, sau tấm huân chương của Miller, những thanh niên da màu khác nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể phục vụ, cống hiến cho quân đội mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt nào. Nguồn ảnh: archives.gov.Nhờ vậy, tỉ lệ những thanh niên da màu ở Mỹ đăng ký nhập ngũ trong giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai đã tăng vọt. Vào cuối chiến tranh, tổng cộng đã có khoảng 125.000 binh lính da màu đang và đã phục vụ quân đội Mỹ trong suốt cuộc chiến. Nguồn ảnh: archives.gov.Chiến tranh thế giới thứ hai cũng mở ra rất nhiều cơ hội để giành các địa vị trong quân đội cho các binh lính da màu, ví dụ như Miller là thủy thủ da màu đầu tiên nhận Huân chương Chữ thập Hải quân vào năm 1942, cùng trong năm này, Alfred Masters là thành viên da màu đầu tiên được phục vụ trong đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ hay như trong năm 1944, 13 binh lính da màu đầu tiên của Hải quân Mỹ được phong hàm sỹ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: archives.gov.Tổng cộng trong suốt CTTG thứ 2, Mỹ có 4 sư đoàn bộ binh da màu, hơn 20 tiểu đoàn pháo binh toàn lính da màu, 11 tiểu đoàn thiết giáp chống tăng với toàn lính da màu và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến là lính da màu. Đây là lực lượng có đóng góp rất lớn cho chiến thắng của Mỹ và của toàn phe Đồng Minh trong CTTG thứ 2. Nguồn ảnh: archives.gov.Mời độc giả xem video: Những thước phim hiếm hoi về lính da màu gốc phi Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trong những năm tháng chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, nước Mỹ cũng như châu Âu vẫn còn diễn ra nạn phân biệt chủng tộc rất mạnh mẽ, những người lính da màu thường được huấn luyện trong các doanh trại dành riêng cho người da màu. Tuy nhiên, vượt qua mọi nghịch cảnh những người lính da màu, nhất là lính da màu gốc Phi vẫn vươn lên tìm được chỗ đứng của mình trong hàng triệu người lính tham gia cuộc tàn khốc nhất lịch sử nhân loại này. Nguồn ảnh: archives.gov.
Thậm chí nhiều người trong số họ còn nhận được huân chiến đấu của Quân đội Mỹ. Trong ảnh là Tướng George S. Patton trao tặng huân chương "Ngôi sao Bạc" cho binh nhì Ernest A. Jenkins cho những thành tích chiến đấu anh dũng của ông trên chiến trường. Nguồn ảnh: archives.gov.
Ở thời điểm đó đa phần người Mỹ đều có định kiến rằng, người da màu gốc phi có học vấn thấp hơn người da trắng, tuy nhiên nhận định trên hoàn toàn sai lầm khi các đơn vị da màu gốc phi xuất hiện trong hầu hết các binh chủng chiến đấu chủ lực của Quân đội Mỹ, từ Không quân, Hải quân cho đến Lục quân. Nguồn ảnh: archives.gov.
Hình ảnh một trong những lính xe tăng gốc Phi đầu tiên của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: archives.gov.
Những binh lính da màu phục vụ trong Hải quân Mỹ thường là các đầu bếp, thợ máy, các binh lính da màu phục vụ trong không quân thường làm ở vị trí liên quan đến kỹ thuật hoặc hậu cần, do có học vấn thấp. Nguồn ảnh: archives.gov.
Những binh sĩ da màu dù nhận được sự đối xử kém công bằng hơn so với lính da trắng như trên chiến trường họ vẫn là những người lính cực kỳ quả cảm. Nguồn ảnh: archives.gov.
Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng là cuộc chiến đầu tiên mà lính da màu Mỹ được phong tặng rất nhiều huân chương cao quý, trong đó có cả Huân Chương Danh Dự - huân chương cao quý nhất của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: archives.gov.
Doris Miller là người da màu đầu tiên nhận thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân trong lịch sử Quân đội Mỹ. Ông vốn là đầu bếp nhưng đã dũng cảm chiến đấu trong trận Trân Châu Cảng và bắn hạ được máy bay địch. Sau khi nhận huân chương, ông tiếp tục phục vụ hải quân tới năm 1943 thì thiệt mạng khi tàu của ông bị Hải quân Nhật đánh đắm. Nguồn ảnh: archives.gov.
Doris Miller chính là tấm gương cho các thanh niên da màu trong xã hội Mỹ thời bấy giờ noi theo, sau tấm huân chương của Miller, những thanh niên da màu khác nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể phục vụ, cống hiến cho quân đội mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt nào. Nguồn ảnh: archives.gov.
Nhờ vậy, tỉ lệ những thanh niên da màu ở Mỹ đăng ký nhập ngũ trong giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai đã tăng vọt. Vào cuối chiến tranh, tổng cộng đã có khoảng 125.000 binh lính da màu đang và đã phục vụ quân đội Mỹ trong suốt cuộc chiến. Nguồn ảnh: archives.gov.
Chiến tranh thế giới thứ hai cũng mở ra rất nhiều cơ hội để giành các địa vị trong quân đội cho các binh lính da màu, ví dụ như Miller là thủy thủ da màu đầu tiên nhận Huân chương Chữ thập Hải quân vào năm 1942, cùng trong năm này, Alfred Masters là thành viên da màu đầu tiên được phục vụ trong đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ hay như trong năm 1944, 13 binh lính da màu đầu tiên của Hải quân Mỹ được phong hàm sỹ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: archives.gov.
Tổng cộng trong suốt CTTG thứ 2, Mỹ có 4 sư đoàn bộ binh da màu, hơn 20 tiểu đoàn pháo binh toàn lính da màu, 11 tiểu đoàn thiết giáp chống tăng với toàn lính da màu và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến là lính da màu. Đây là lực lượng có đóng góp rất lớn cho chiến thắng của Mỹ và của toàn phe Đồng Minh trong CTTG thứ 2. Nguồn ảnh: archives.gov.
Mời độc giả xem video: Những thước phim hiếm hoi về lính da màu gốc phi Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.