Cuộc phong tỏa Leningrad bắt đầu từ ngày 8/9/1941 đến tận 27/1/1944, kéo dài 872 ngày tương đương với 2 năm 4 tháng 2 tuần 5 ngày đã khiến hơn một triệu người Liên Xô bao gồm cả binh sĩ cùng dân thường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Latimes.Phần lớn người dân Leningrad thiệt mạng chủ yếu do đói và rét trong khi đó số người chết do bom đạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguồn ảnh: Latimes.Trong thời gian bị quân Đức bao vây, thành phố này không có đủ lương thực cho tất cả mọi người. Một loại bánh mỳ trộn kèm mùn cưa đã được ra đời để giải quyết vấn đề khẩu phần lương thực cho cư dân mắc kẹt bên trong thành phố Leningrad. Nguồn ảnh: Latimes.Tới tận ngày nay, công thức làm món bánh mỳ trộn mùn cưa ra đời trong cuộc phong toả này vẫn được Nga giữ bí mật tuyệt đối. Nguồn ảnh: Latimes.Một câu chuyện ít ai biết tới đó là trong những ngày đầu tiên của cuộc bao vây, do lương thực rất thiếu thốn nên người dân ở Leningrad đã giết sạch mèo của mình để ăn thịt. Nguồn ảnh: Latimes.Điều này khiến cho chuột sinh sôi quá nhanh vì không còn thiên địch. Trong những chuyến hàng viện trợ đầu tiên đưa lương thực tới Leningrad, người ta đếm được có tới 4 xe tải mang đầy mèo. Những chú mèo này sau đó đã được thả đi hoang để kiềm chế sự sinh sản của chuột trong thành phố. Nguồn ảnh: Latimes.Nghe có vẻ phi lý tuy nhiên những chú mèo này đã được tôn vinh làm anh hùng của Leningrad vì chúng giúp diệt chuột, bảo vệ lượng lương thực ít ỏi và quý hơn vàng ở Leningrad lúc bấy giờ.
Nguồn ảnh: Tube.Có tổng cộng ba đợt sơ tán từng được tổ chức, tuy nhiên ngần đó cũng chỉ đủ để sơ tán 1/2 dân số của Leningrad tương đương với 1,5 triệu người. Trong đó có cuộc di tản mang tên "Con đường Sự sống" có quy mô cực lớn với tổng cộng 600 nghìn người được đưa ra khỏi thành phố chết này. Nguồn ảnh: Latimes.Bắt đầu từ năm 1942, tình trạng thiếu lương thực đã khiến khẩu phần ăn của mọi công dân bên trong Leningrad giảm xuống còn 500 gram bánh mỳ mỗi ngày. Vào thời kỳ đỉnh điểm nhất của cuộc phong toả, binh lính và người dân Leningrad chỉ được ăn 125 gram bánh mỳ mỗi ngày. Nguồn ảnh: Latimes.Theo thống kê, con số thương vong của Liên Xô có thể lên tới 1,5 triệu người và trong đó chỉ có 3% chết do bom đạn, toàn bộ số còn lại là chết do đói khát và cái lạnh kinh khủng ở thành phố này. Nguồn ảnh: Latimes.Mùa đông đầu tiên trong cuộc phong toả Leningrad chính là mùa đông lạnh nhất trong lịch sử từng được ghi nhận lại với nhiệt độ xuống tới -31 độ C và tuyết rơi dày 50 cm. Đây cũng chính là cơ hội để Liên Xô mở một con đường xuyên băng, đưa lương thực, đạn dược vào trong thành phố và sơ tán bớt người già, trẻ em và phụ nữ ra ngoài thành phố. Nguồn ảnh: Latimes.Do lương thực quá khan hiếm, mọi hành vi trộm cắp lương thực xảy ra bên trong thành phố này đều bị xử tử. Đây là cách duy nhất người ta có thể giữ được trật tự bên trong Leningrad đang hỗn loạn với hàng triệu cái dạ dày đói meo và lời dụ dỗ đầu hàng ngọt ngào được phía Đức tuyên truyền mỗi ngày. Nguồn ảnh: Latimes. Mời độc giả xem Video: Leningrad và 872 ngày người dân thành phố này sống trong đói khát cùng bom đạn.
Cuộc phong tỏa Leningrad bắt đầu từ ngày 8/9/1941 đến tận 27/1/1944, kéo dài 872 ngày tương đương với 2 năm 4 tháng 2 tuần 5 ngày đã khiến hơn một triệu người Liên Xô bao gồm cả binh sĩ cùng dân thường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Latimes.
Phần lớn người dân Leningrad thiệt mạng chủ yếu do đói và rét trong khi đó số người chết do bom đạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguồn ảnh: Latimes.
Trong thời gian bị quân Đức bao vây, thành phố này không có đủ lương thực cho tất cả mọi người. Một loại bánh mỳ trộn kèm mùn cưa đã được ra đời để giải quyết vấn đề khẩu phần lương thực cho cư dân mắc kẹt bên trong thành phố Leningrad. Nguồn ảnh: Latimes.
Tới tận ngày nay, công thức làm món bánh mỳ trộn mùn cưa ra đời trong cuộc phong toả này vẫn được Nga giữ bí mật tuyệt đối. Nguồn ảnh: Latimes.
Một câu chuyện ít ai biết tới đó là trong những ngày đầu tiên của cuộc bao vây, do lương thực rất thiếu thốn nên người dân ở Leningrad đã giết sạch mèo của mình để ăn thịt. Nguồn ảnh: Latimes.
Điều này khiến cho chuột sinh sôi quá nhanh vì không còn thiên địch. Trong những chuyến hàng viện trợ đầu tiên đưa lương thực tới Leningrad, người ta đếm được có tới 4 xe tải mang đầy mèo. Những chú mèo này sau đó đã được thả đi hoang để kiềm chế sự sinh sản của chuột trong thành phố. Nguồn ảnh: Latimes.
Nghe có vẻ phi lý tuy nhiên những chú mèo này đã được tôn vinh làm anh hùng của Leningrad vì chúng giúp diệt chuột, bảo vệ lượng lương thực ít ỏi và quý hơn vàng ở Leningrad lúc bấy giờ.
Nguồn ảnh: Tube.
Có tổng cộng ba đợt sơ tán từng được tổ chức, tuy nhiên ngần đó cũng chỉ đủ để sơ tán 1/2 dân số của Leningrad tương đương với 1,5 triệu người. Trong đó có cuộc di tản mang tên "Con đường Sự sống" có quy mô cực lớn với tổng cộng 600 nghìn người được đưa ra khỏi thành phố chết này. Nguồn ảnh: Latimes.
Bắt đầu từ năm 1942, tình trạng thiếu lương thực đã khiến khẩu phần ăn của mọi công dân bên trong Leningrad giảm xuống còn 500 gram bánh mỳ mỗi ngày. Vào thời kỳ đỉnh điểm nhất của cuộc phong toả, binh lính và người dân Leningrad chỉ được ăn 125 gram bánh mỳ mỗi ngày. Nguồn ảnh: Latimes.
Theo thống kê, con số thương vong của Liên Xô có thể lên tới 1,5 triệu người và trong đó chỉ có 3% chết do bom đạn, toàn bộ số còn lại là chết do đói khát và cái lạnh kinh khủng ở thành phố này. Nguồn ảnh: Latimes.
Mùa đông đầu tiên trong cuộc phong toả Leningrad chính là mùa đông lạnh nhất trong lịch sử từng được ghi nhận lại với nhiệt độ xuống tới -31 độ C và tuyết rơi dày 50 cm. Đây cũng chính là cơ hội để Liên Xô mở một con đường xuyên băng, đưa lương thực, đạn dược vào trong thành phố và sơ tán bớt người già, trẻ em và phụ nữ ra ngoài thành phố. Nguồn ảnh: Latimes.
Do lương thực quá khan hiếm, mọi hành vi trộm cắp lương thực xảy ra bên trong thành phố này đều bị xử tử. Đây là cách duy nhất người ta có thể giữ được trật tự bên trong Leningrad đang hỗn loạn với hàng triệu cái dạ dày đói meo và lời dụ dỗ đầu hàng ngọt ngào được phía Đức tuyên truyền mỗi ngày. Nguồn ảnh: Latimes.
Mời độc giả xem Video: Leningrad và 872 ngày người dân thành phố này sống trong đói khát cùng bom đạn.